Tính từ là một loại từ quan trọng trong ngôn ngữ Việt Nam, cùng với động từ và danh từ, tính từ đóng vai trò quan trọng trong việc diễn đạt và bổ sung thông tin cho người diễn đạt. Không chỉ giúp bổ sung ý nghĩa và thông tin, tính từ còn giúp làm màu sắc và làm giàu ngôn ngữ. Trẻ em đã được tiếp xúc với tính từ khi học lớp 4 tiểu học. Vậy tính từ là gì? Cách nhận biết và chức năng của tính từ là gì?
I. Tính từ là gì?
Tính từ là những từ được sử dụng để miêu tả các đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc, hoạt động hay trạng thái. Thông qua tính từ, người đọc hoặc người nghe có thêm thông tin liên quan đến đối tượng được đề cập và dễ dàng hình dung ra các đặc điểm của đối tượng trong câu.
Sử dụng tính từ trong câu văn giúp làm cho câu trở nên sinh động, gợi lên hình ảnh và giúp người đọc dễ dàng hình dung ra đối tượng được đề cập. Tương tự như tiếng Anh, tính từ cũng đóng vai trò quan trọng và giống với tính từ trong tiếng Việt.
Dưới đây là một số ví dụ về tính từ trong tiếng Việt lớp 4:
- Các tính từ chỉ phẩm chất: tốt, hèn hạ, tốt bụng, xởi lởi,…
- Các tính từ chỉ màu sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím,…
- Các tính từ chỉ kích thước: ngắn, dài, cao, thấp, rộng, hẹp,…
- Các tính từ chỉ hình dáng: chữ nhật, vuông, tròn, elip,…
- Các tính từ chỉ mức độ âm thanh: lí nhí, ồn ã, ồn ào,…
- Các tính từ chỉ hương vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng,…
- Các tính từ chỉ cách thức, mức độ: nhanh, chậm, xa, gần, kề.
II. Các loại tính từ
Để hiểu cách sử dụng và vị trí của tính từ trong câu, trẻ em cần nắm được các loại tính từ và cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh phù hợp.
1. Tính từ chỉ đặc điểm:
Tính từ chỉ đặc điểm là các từ biểu thị đặc điểm của sự vật. Đặc điểm là những nét riêng biệt của một sự vật, sự việc như người, con vật, đồ vật, cây cối… Nhờ đặc điểm này mà người đọc có thể phân biệt các sự vật và đối tượng khác nhau. Các đặc điểm nhận dạng bao gồm đặc điểm bên ngoài và đặc điểm bên trong.
-
Đặc điểm bên ngoài là những nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng được nhận biết và phân biệt thông qua các giác quan như thị giác, xúc giác, vị giác… về hình dáng, âm thanh, kích thước. Ví dụ: dài, rộng, cao, thấp, bé, vàng, xanh,…
-
Đặc điểm bên trong là những nét riêng biệt thông qua các giác quan khó thấy mà phải dựa vào quan sát, khái quát, suy luận… để nhận biết. Thông thường, đặc điểm bên trong là các đặc điểm về tâm lý, tính cách hoặc nói về độ bền, tuổi thọ, chất lượng của sự vật. Ví dụ: ngoan ngoãn, chăm chỉ, kiên định,…
2. Tính từ chỉ tính chất:
Tính từ chỉ tính chất là từ được sử dụng để biểu thị đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng, bao gồm cả hiện tượng xã hội hoặc trong cuộc sống, nhưng thiên về đặc điểm bên trong. Tính chất chỉ được nhận biết thông qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích và tổng hợp. Ví dụ: tốt, xấu, ngoan, hư, nặng, nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,…
3. Tính từ chỉ trạng thái:
Tính từ chỉ trạng thái là từ chỉ tình trạng của hiện tượng hoặc sự vật, hoặc trạng thái tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó.
Ví dụ: Trong bài thơ “Sóng – Xuân Quỳnh”, tác giả đã sử dụng rất linh hoạt các tính từ chỉ trạng thái để tạo ra sự ấn tượng trong câu văn.
- “Dữ dội và dịu êm”
- “Ồn ào và lặng lẽ”
- “Sông không hiểu nổi mình”
- “Sóng tìm ra tận bể.”
III. Chức năng của tính từ trong câu
Trong một câu hoàn chỉnh, tính từ có một số chức năng sau:
– Tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ (thường là vị ngữ)
Ví dụ: “Cái bàn này rất đẹp.” Tính từ “đẹp” bổ sung ý nghĩa cho danh từ “cái bàn” và đứng ở vị ngữ trong câu.
Chức năng bổ nghĩa cho danh từ của tính từ là một trong những chức năng quan trọng và cơ bản nhất, giúp người đọc hiểu được toàn cảnh và chính xác nhất về sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.
– Tính từ đứng ở vị trí chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu
Ví dụ: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư là phẩm chất quan trọng của đạo đức cách mạng trong tử tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.” Tính từ “cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư” đứng ở vị trí chủ ngữ trong câu.
IV. Sau tính từ là gì?
Thông qua các nội dung đã đề cập ở trên, ta có thể thấy rằng trong tiếng Việt, tính từ thường đứng sau danh từ. Tuy nhiên, khi tính từ đóng vai trò là chủ ngữ, sau tính từ sẽ là vị ngữ.
Bên cạnh đó, vị ngữ có thể được cấu tạo từ một động từ hoặc cụm động từ. Trong một số trường hợp, vị ngữ cũng có thể là một danh từ hoặc cụm danh từ.
Vì vậy, đằng sau tính từ có thể là một động từ, cụm động từ hoặc danh từ, cụm danh từ.
V. Bài tập về tính từ
- Hãy sắp xếp các tính từ sau vào ô thích hợp:
- Tính từ chỉ màu sắc
- Tính từ chỉ hình dáng
- Tính từ chỉ tính chất phẩm chất
- Dựa vào từ chỉ đồ vật, hãy thêm các tính từ thích hợp vào 2 cột:
- Từ chỉ sự vật
- Tính từ chỉ màu sắc của sự vật
- Tính từ chỉ hình dáng của sự vật
-
Hãy tìm những tính từ chỉ tính chất của sự vật trong đoạn văn và gạch chân các tính từ đó.
-
Đánh dấu x vào các ô thích hợp để chỉ ra cách thể hiện mức độ tính chất của mỗi tính từ ở cột trái. Sau đó, hãy lựa chọn một từ bất kỳ để đặt câu.
-
Hãy tìm các tính từ trong đoạn thơ:
-
a. Hãy tìm tính từ (nếu có) trong đoạn trích sau:
- “Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.”
-
b. Hãy đặt một câu có thành phần chủ ngữ là một tính từ.
-
Tìm hai tính từ gần nghĩa, cùng nghĩa và hai tính từ trái nghĩa với từ “chăm chỉ”. Sau đó, hãy đặt câu với các tính từ đã tìm được.
-
Hãy tìm các tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ.
-
Hãy chọn hình ảnh đặc sắc góp phần tạo nên sự nổi bật của đoạn thơ trên.
Hy vọng qua bài viết này, các em học sinh sẽ có được kiến thức cần thiết để học và thực hành tiếng Việt một cách hiệu quả.
Tham khảo: LADEC