Nói đến sa mạc Sahara, người ta hình dung ra ngay cảnh mặt trời chói chang, cát bụi khô nóng, những cây xương rồng gai góc vươn mình trong bão cát, hay những chú lạc đà lững thững bước đi trong sa mạc. Nhưng đó không phải là tất cả những gì Sahara có. Vậy bạn biết gì về sa mạc rộng lớn này? Nó có phải là sa mạc lớn nhất thế giới không? Và sau đây, Migola Travel sẽ bật mí 10 sự thật thú vị về sa mạc huyền thoại này.
1. Trải dài 12 quốc gia và tiếp tục mở rộng lãnh thổ
Từ Sahara được lấy từ ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là Đại sa mạc, có rất nhiều đặc điểm nổi bật đem lại cái tên có 1-0-2 cho nơi đây. Như là những đụn cát khổng lồ, sông, suối, cao nguyên đá, các thung lũng khô cằn, ốc đảo tươi xanh và cuối cùng là hệ động thực vật và bò sát đa dạng. Với diện tích hơn 9 triệu km2 xấp xỉ diện tích của Hoa Kỳ và Trung Quốc, sa mạc Sahara bao trùm hầu hết Bắc Phi, phủ lên những vùng rộng lớn của 12 quốc gia là Algerie, Chad, Ai Cập, Libya, Ma Rốc, Mali, Eritrea, Mauritanie, Niger, Sudan, Tunisia, Tây Sahara.
Sa mạc Sahara được bao bọc bởi Đại Tây Dương ở rìa phía Tây, núi Atlas và biển Địa Trung Hải ở phía Bắc, biển Đỏ ở phía Tây, Sudan và thung lũng sông Niger ở phía Nam. Sa mạc được chia thành các vùng Tây Sahara, trung tâm dãy núi Tibesti, một vùng núi hoang mạc và cao nguyên. Ở phía Bắc, Sahara vươn đến biển Địa Trung Hải của Libya.
Các nhà khoa học phát hiện sa mạc Sahara ngày càng mở rộng. Từ năm 1962 tới nay, sa mạc này đã rộng thêm gần 650.000 km2.
Tuy địa hình rộng lớn và được nhiều người ví vón là “sa mạc của những sa mạc”, song, Sahara không phải là sa mạc lớn nhất thế giới. Nếu xếp cùng Nam Cực và Bắc Cực thì Sahara chỉ xếp thứ …3 thôi nhé !
2. Từng là vùng đất màu mỡ
Vào thời điểm cuối cùng của Kỉ Băng Hà, sa mạc Sahara từng là khu vực ẩm ướt với nhiều cây xanh và nhiều loài động vật sinh sống. Các hóa thạch khủng long cũng đã được tìm thấy trong lòng sa mạc Sahara.
Khoảng 4.000 năm trước, đây vẫn là một vùng trù phú với nhiều loài động thực vật. Tuy nhiên, Trái Đất thay đổi góc nghiêng từ 22,1 độ sang 24,5 độ theo chu kỳ 41.000 năm (hiện tại đang là 23,44 độ và giảm dần). Và chính sự dao động quỹ đạo hành tinh nghìn năm trước đã tác động và chấm dứt sự màu mỡ này, thay vào đó là vùng sa mạc khô hạn, cằn cỗi.
Các nhà khoa học tin rằng, sâu trong lớp cát Sahara là dấu tích của các dòng sông cũ, các lớp động vật, thực vật.
3. Nơi khô hạn nhất Trái Đất
Sa mạc Sahara nằm gần đường Bắc hồi quy, cách đường xích đạo của Trái Đất 23 độ 27’ Bắc, 23 độ 17’ Nam. Nơi đây cả năm chịu sự khống chế của khí hậu áp nhiệt đới cao và vùng gió mùa Đông Bắc. Gió Đông Bắc làm giảm khí lưu và gió từ lục địa đến. Hơi nước ngưng tụ nên khí hậu ở đây cực kì khô hạn, lượng mưa trung bình của khu vực này dưới 100 mm/ năm. Có nơi thậm chí không có giọt mưa nào trong nhiều năm.
Diện tích khô hạn của Sahara đứng đầu toàn cầu do việc mưa ít và ảnh hưởng của việc chăn thả và khai khẩn quá độ khiến sa mạc Sahara không ngừng mở rộng về phía Nam.
Khu vực sa mạc khô hạn, ít mây, ánh sáng mặt trời chói chang, quanh năm sóng nhiệt cuồn cuộn, hơi nóng khô người. Nơi đây có nhiệt độ trung bình từ 25 độ C trở lên. Nhiệt độ bình quân trong tháng nóng nhất là tháng 7 từ 35 -37 độ C và thời gian duy trì mức nhiệt này rất dài. Ban ngày, ngoài trời nóng như thiêu đốt, nếu để quả trứng trong cát, nó sẽ…chín ngay. Nhiệt độ cao kỷ lục của Sahara được ghi nhận ở Azizia, Libya, vào năm 1922, lên tới 57,7 độ C. Nhưng đến đêm, gió lạnh cắt da cắt thịt. Sự thay đổi nhiệt độ trong ngày của Sahara càng khiến điều kiện sống nơi đây thêm khắc nghiệt.
4. “Kho báu sách” nằm giữa sa mạc
Một sa mạc khô cằn không ai nghĩ đến việc sẽ tìm thấy sách với một số lượng khổng lồ lên đến hơn 6000 cuốn sách cùng những bản chép tay quý hiểm.
Thành phố Chinguetti nằm ở Tây Phi Mauritania chính là kho sách khổng lồ giữa sa mạc Sahara rộng lớn. Thành phố này đã từng là một trong những trung tâm giao thông nhộn nhịp và giàu có của các thương lái đến từ Châu Âu và Bắc Phi.
Nhiều thi sĩ, nhà khoa học, bác sĩ, luật sư… đã ra đời. Nơi đây ẩn chứa những bản kinh Koran cổ xưa nhất từ thế kỉ thứ 9. Đây là kho báu đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới cần phải bảo tồn.
5. Sahara chỉ có 30%…là cát
Sa mạc Sahara được biết đến với những đồi cát khổng lồ. Tuy nhiên, Sahara sở hữu địa hình đa dạng. Bề mặt sa mạc giãn nở nhiều địa hình khác nhau như cao nguyên đá tảng, những vùng đồng bằng rộng lớn bao phủ bởi sỏi, thung lũng khô cằn và cả những vùng đất mặn. Các khối núi lớn ở đây có thể kể tên như Ahaggar, Tibesti.
Sa mạc nổi tiếng này còn có các đồng bằng muối, núi, sông, suối… nhưng chỉ có 30% là cát. Các nhà khoa học đã mất rất nhiều năm để lí giải cho các dạng địa hình này.
6. Động vật ở Sahara rất phong phú
Động vật ở Sahara phong phú hơn mọi người từng nghĩ rất nhiều. Có khoảng 70 loài động vật có vú sinh sống tại đây, 20 loài trong số chúng là những loài có kích thước lớn. Ngoài ra còn có 90 loài chim, 100 loài bò sát. Trong đó lạt đà là loài động vật rất thích hợp sống ở sa mạc Sahara, nó có thể thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt nơi đây và là phương tiện chủ yếu để di chuyển qua sa mạc rộng lớn này.
Sa mạc Sahara còn là quê hương của bọ cạp Deathstellker. Đây là loài độc nhất trong các loại bọ cạp.
7. Có khoảng 500 loài thực vật
Đó là những loài cây sinh trưởng nhanh và có khả năng chịu hạn tốt như xương rồng, cỏ giấy. Một vài loài có thể mọc mầm sau 10 phút và ra rễ sau đó 10 tiếng. Ở khu vực tiếp giáp của Địa Trung Hải, oliu là loài cây phổ biến.
Phần trung tâm của sa mạc Sahara có thảm thực vật vô cùng hạn chế. Cực Bắc và Nam của sa mạc cùng với vùng cao nguyên là các đồng cỏ thưa thớt và sa mạc cây bụi.
8. Ốc đảo chiếm 2% diện tích
Tuy nhiệt độ vô cùng khắc nghiệt, phía dưới sa mạc lại có mạch nước ngầm. Những dòng sông ngầm chảy ra từ dãy Atlas (như Siwa, Kufra, Timimoun và Bahariva) trồi lên mặt đất, tạo ra các ốc đảo xanh tươi. Trong sa mạc Sahara có khoảng 200 000 km2 diện tích là các ốc đảo, chiếm hơn 2% tổng diện tích. Trong ốc đảo, những hàng cây chà là cao vút, vừa ngăn chặn sự xâm nhập của cát, vừa tạo ra nguồn thực phẩm cho cư dân.
Ốc đảo đóng vai trò trung tâm cho các hoạt động kinh tế trong sa mạc. Những người định cư tại ốc đảo làm nghề nông, gọi là cư dân chà là. Riêng các dân tộc du mục như người Ả Rập, người Berber ở phía Bắc Sahara phải sống trong lều bạt, tìm những nơi có cỏ, có nước, nên được gọi là cư dân lạc đà.
9. Sa mạc Sahara cũng là nơi sinh sống của nhiều bộ tộc
Sa mạc Sahara có diện tích tương đương với Hoa Kì nhưng chỉ có 2,5 triệu người sinh sống. Họ chủ yếu tập trung ở Ai Cập, Mauritanie, Ma Rốc và Algeri. Các dân tộc chính bao gồm chủng Tuareg, Ả Rập, và nhóm người da đen như Tubu, Nubians, Zaghawa, Kanuri, Peul hay Fulani, Hausa và Songhai. Thành phố lớn nhất nằm trên sa mạc Sahara là Cairo – thủ đô của Ai Cập, nằm ở thung lung sông Nile.
Thậm chí có những thành phố lớn được mọc lên ngay trong lòng sa mạc. Nằm trên các giếng dầu hoặc các tuyến đường giao thông huyết mạch giúp nhiều thành phố ở giữa sa mạc có nhiều điều kiện phát triển.
10. Sa mạc Sahara cũng có …tuyết !
Mùa đông thứ hai liên tiếp, tuyết rơi bất thường trên sa mạc Sahara tạo nên cảnh tượng kỳ vĩ. Tuyết rơi phủ trắng những đụn cát trên khu vực Sahara thuộc Ain Sefra, Algeria. Tuyết trắng đan xen với cát tạo nên một cảnh tượng vô cùng hiếm gặp Đây là mùa đông thứ hai liên tiếp hiện tượng tuyết rơi xảy ra trên sa mạc Sahara. Mùa đông năm ngoái là lần đầu tiên sau gần 40 năm sa mạc này lại đón tuyết.
Tháng 2/1979, tuyết rơi ở khu vực Ain Sefra, nơi được mệnh danh là “Cửa ngõ vào sa mạc”. Khi đó một cơn bão tuyết xuất hiện và kéo dài khoảng nửa tiếng. Sự việc đã gây nên sự hỗn loạn ở những khu vực quanh đó. Nhiều xe bị mắc kẹt trên đường, cản trở giao thông.
Tuyết rơi ở sa mạc Sahara, nơi được biết đến là khu vực khô cằn nhất thế giới đã thu hút sự chú ý, đặc biệt là du khách và các nhà khoa học. Dù là hiện tượng “hiếm có khó tìm”, song nó đã đem đến những khung cảnh tuyệt đẹp, một lớp áp choàng mềm mại từ các bông tuyết bao phủ lên bề mặt khô cằn, rám nắng cúa vùng sa mạc hoang du.
Sa mạc Sahara với niên sử hình thành 2,5 triệu năm trước với cuộc sống khô cằn và cảnh quan cát đá cằn cỗi. Tuy nhiên, việc được trải nghiệm bản thân trên các chuyến hành trình băng xuyên sa mạc, cùng những chú lạc đà và người dân du mục là điều bạn nên thử một lần trong đời. Các tour khám phá sa mạc Sahara ngày càng được nhiều du khách yêu thích. Hãy đến với sa mạc lớn nhất thế giới này và tìm kiếm cho mình những cảm giác tuyệt với nhất nhé !
Migola Travel Sưa tầm và Tổng hợp