Trong lĩnh vực ô tô, hằng ngày chúng ta vẫn thường hay tiếp xúc với những thuật ngữ tiếng Anh trong giới công nghệ ô tô như Hatchback, Minivan, SUV, Van, Coupe, Crossover, CUV,.. hay một thuật ngữ mang tính khái niệm Facelift.
- Những ưu điểm vượt trội của dòng xe sedan
- Quy định về bình cứu hỏa trên xe ô tô
- Loại dầu nhớt nào phù hợp cho xe ô tô
Ô tô phiên bản Facelift là nâng cấp hay mới hoàn toàn?
Vẫn có nhiều lý do để bạn chọn mua một chiếc xe ô tô được nâng cấp giữa dòng đời ít rủi ro, và từ chối một phiên bản “all new” hấp dẫn với những công nghệ đỉnh cao lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Đã bao giờ bạn bắt gặp cụm từ “Facelift”? Đây là một cụm từ thường được xuất hiện khá phổ biến hiện nay, được gắn với những thông tin về xe ô tô hay những đời xe hơi.
Vậy Facelift là gì?
Facelift (bản nâng cấp nhẹ từ model sẵn có) về cơ bản là một bản cập nhật về ngoại hình, nội thất và thường là một số thành phần cơ khí. Trọng tâm chính cho hầu hết là ngoại thất có thể làm mới một chiếc xe và mang lại cho nó một diện mạo hiện đại hơn. Nói cách khác, facelift là bản nâng cấp của 1 phiên bản xe ô tô. Thường là giữa chu kỳ, thời điểm mà chuẩn bị ra mắt các phiên bản mới, các hãng hay tung ra các bản facelift nâng cấp, một số hãng xe cũng bổ sung nâng cấp động cơ, công nghệ, nhưng không tạo ra khoảng cách quá lớn với mẫu xe hiện hành.
Các hãng xe có thể có một phiên bản facelift bất kỳ lúc nào trong vòng đời của xe hơi, việc đó nhằm để đổi mới tăng sự cạnh tranh. Còn việc thiết kế lại hoàn toàn để bắt đầu vòng đời mới cho phiên bản xe đó một lần nữa hay còn gọi là “tái sinh”.
Một chiếc ô tô thế nào thì được gọi là Facelift?
Đối với những đời xe lần đầu hãng mới đưa ra những mẫu xe với thông số kỹ thuật vượt trội song chưa có sự đa dạng về màu sắc thì bản Facelift tới hãng bổ sung thêm nhiều màu đáp ứng thêm sở thích, mong muốn của khách hàng.
Hay đối với nhiều loại xe ô tô Hatchback, đây là một sự kết hợp giữa của dòng xe sedan với dòng coupe, tuy nhiên khác biệt ở chỗ nó được bổ sung thêm 1 cửa có thể mở ra từ phía sau giúp người sử dụng có thể thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng xe.
Hay khi một phiên bản Facelift của một dòng xe đã ra đời, đồng nghĩa với việc chúng đã được tinh chỉnh kỹ càng và tăng cường độ tin cậy. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, bạn còn có thể nhận được nhiều hơn thế nữa từ bản facelift. Ví dụ như Nissan đã tăng dung tích của chiếc Juke lên gần 50% cho model dẫn động 4 bánh, nhờ bỏ hẳn lốp dự phòng cỡ lớn.
Vì sao xe ô tô cần phiên bản Facelift?
Thông thường thời gian là kẻ thù lớn nhất của bất kỳ phiên bản xe hơi nào. Nếu bạn cho rằng iPhone của Apple trải qua một bản cập nhật đáng kể mỗi năm, thì có vẻ lạ khi một sản phẩm đắt như xe hơi chỉ được đại tu và thiết kế lại đúng cách cứ sau 5 đến 7 năm.
Trong thời gian đó, chúng mang lại sự đổi mới cho một chiếc xe mà không phải trả chi phí thiết kế lại hoàn toàn. Điều này có thể là do thiết kế ban đầu không được thực hiện tốt như mong đợi, hoặc đôi khi những thay đổi được thực hiện để mang một thiết kế phù hợp với các mẫu mới trong dòng sản phẩm của nhà sản xuất – ví dụ như chiếc Mercedes E-class hiện tại đã được đại tu rất nhiều trở lại vào năm 2013 để đưa nó phù hợp hơn.
Hơn nữa các hãng xe muốn đảm bảo rằng các giá trị của thiết kế ban đầu vẫn mạnh mẽ và lo sợ nếu có quá nhiều thay đổi quá thường xuyên sẽ chỉ khiến khách hàng bối rối. Mặc dù việc cập nhập lại tốn rất nhiều tiền, nhưng xe hơi cần facelift lại để tái tạo sự quan tâm của khách hàng đến hãng, để tăng doanh số. Các hãng xe có thể tạo ra phiên bản facelift bất kỳ lúc nào trong vòng đời của một mẫu xe ô tô, việc đó nhằm để đổi mới tăng sự cạnh tranh.
Thường mỗi năm cùng một xe đó, thường các nhà sản xuất sẽ cập nhật xe với những thay đổi về mặt thẩm mỹ thay đổi nhỏ về ngoại thất: thiết kế lại bánh xe, lưới tản nhiệt, đèn pha, đèn hậu, cản trước, bảng điều khiển,… hoặc thay đổi màu sơn, gói tùy chọn và các phụ kiện trang trí nội thất khác nhau.Thay đổi cơ học có thể hoặc không thể xảy ra đồng thời với facelift ( ví dụ: thay đổi động cơ, hệ thống treo và truyền động ).
Một phiên bản facelift vẫn có thể giữ kiểu dáng và nền tảng cơ bản của xe, nâng cấp có thể bao gồm thay đổi tên của chiếc xe, đó là trường hợp khi Ford đổi tên Five Hundred của họ thành Ford Taurus của họ vào năm 2008.
Vì sao nên chọn xe ô tô facelift, thay vì mới hoàn toàn?
Giá của những bản Facelift thường thấp hơn
Nói một cách chính xác những xe ô tô bản Facelift có giá thấp hơn khi mua các dòng xe “all-new” (mới hoàn toàn) là do giá xe không phải chịu một khoản chi phí khổng lồ cho quảng cáo khủng. Bằng việc tận dụng những thành quả đạt được từ hoạt động quảng cáo từ đời xe trước, giá thành cho những bản Facelift có giá thấp hơn song hiệu quả quảng cáo vẫn có thể được đảm bảo tới phía khách hàng.
Dịch vụ tốt, độ tin cậy cao
Thông thường các hãng ô tô thường đưa ra nhiều ưu đãi để khuyến khích khách hàng mua xe ô tô bản facelift, chẳng hạn như thay nhớt miễn phí, tặng bánh xe mùa đông hay giảm phí bảo trì… nhằm kích thích lượng xe bán ra. Có thể nói đây là cơ hội tốt cho khách hàng có thể mua được những chiếc xe với đúng cái mình thích với giá cực hời. Không chỉ có vậy, các kỹ sư của hãng cũng đã quen thuộc với những lỗi nhỏ trên model cũ. Khi bản facelift ra đời, đồng nghĩa chúng đã được tinh chỉnh kỹ càng và tăng cường độ tin cậy.
Sự đa dạng về nhiều nâng cấp đáng tiền
Dù không phải là model mới hoàn toàn, tuy nhiên bản facelift vẫn được các hãng sản xuất chú trọng trang bị nhiều thay đổi và nâng cấp đáng kể. Có thể kể đến như bổ sung thêm màu sơn ngoại thất để khách hàng có thêm sự lựa chọn, tăng dung tích động cơ, trang bị thêm nhiều tiện nghi cho khoang nội thất, ví dụ màn hình trên kính lái, camera hành trình, công nghệ định vị hiện đại…
Ngoài những nâng cấp đáng tiền, bản nâng cấp facelift còn ghi điểm lớn khi những nhược điểm, hạn chế trên các phiên bản trước đó đã được hãng sản xuất khắc phục. Đây chính là ưu điểm vượt trội mà các khách hàng có thể yên tâm hơn khi lựa chọn xe ô tô bản facelift.
Năm sản xuất, thế hệ xe hay phiên bản xe quan trọng hơn?
Để bàn về phiên bản xe và năm sản xuất xe, có lẽ cần bàn thêm về cả thế hệ xe. Đây sẽ là điểm cốt lõi giúp người tiêu dùng không bị đánh tráo khái niệm khi mua một chiếc xe mới. Đây là lý do chính mà những mẫu xe được gọi là phiên bản 2017 vẫn có thể có năm sản xuất 2016.
Thế hệ xe ô tô (Generation)
Chiếc xe mà bạn mong muốn được đánh giá rất cao ở thế hệ trước, nhưng không có nghĩa ở thế hệ này vẫn còn phù hợp với nhu cầu. Thế hệ ô tô là chỉ vòng đời của một thiết kế cho nhãn hiệu và kiểu loại xe ô tô cụ thể đó.
Khái niệm được sử dụng để đề cập tới một phiên bản hoàn toàn mới của một mẫu xe nào đó. Cụm từ “hoàn toàn mới” đôi khi cũng bị các hãng xe hoặc đại lý xe lạm dụng để nhắc tới một phiên bản nâng cấp ngoại hình (facelift).
Hoàn toàn mới ở đây có thể hiểu là sự thay đổi về mặt nền tảng (khung gầm), động cơ, ngoại hình và công nghệ. Chu kỳ thay đổi thế hệ xe thông thường hiện nay của các hãng xe là khoảng 6 năm.
Ở giữa chu kỳ này, các hãng xe thường ra mắt một bản facelift với chủ yếu là nâng cấp về ngoại hình. Một số hãng xe cũng bổ sung nâng cấp động cơ, công nghệ, nhưng không tạo ra khoảng cách quá lớn với mẫu xe hiện hành.
Một vài thế hệ ô tô sẽ không giống với phần còn lại xét về độ tin cậy. Bởi một nhãn hiệu và kiểu loại nào đó có tiếng xấu về độ bền vào năm 2007 không có nghĩa rằng cùng một nhãn hiệu hay kiểu loại đó chế tạo năm 2017 sẽ có chung các trục trặc về máy móc. Dĩ nhiên, việc phân biệt các thế hệ khó hơn so với phân biệt sự thay đổi các tính năng, do vậy trao đổi, tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chủ xe khác sẽ giúp bạn tìm ra thế hệ nào được tạo ra để trường tồn và thế hệ nào cần được duy tu, bảo dưỡng thêm.
Phiên bản xe ô tô (Trim Level)
Đây là một khái niệm đã được sử dụng rộng rãi khắp thế giới, đây là các ký hiệu mô tả những đặc điểm và tính năng của một model xe cụ thể. Phiên bản xe xác định những đặc điểm, tính năng nổi trội nào đó của chiếc xe. Phiên bản cao hơn sẽ có thêm hoặc thay thế một số đặc điểm của phiên bản “cơ sở”.
Thông thường, để mô tả cụ thể một chiếc xe, người ta hay nói về hãng xe, model, năm sản xuất và phiên bản. Lấy ví dụ cụ thể:
Toyota (hãng) – Vios (model) – 2012 (đời xe) – E (phiên bản)
Những thông số đầu thì khá phổ biến và đơn giản, vấn đề là những chữ cái thể hiện phiên bản xe mới khó hiểu. Mỗi hãng xe có cách ghi của riêng mình để thể hiện phiên bản. Không có quy định thống nhất chung hay bắt buộc, thế nên có lẽ chỉ nhà sản xuất mới hiểu hết những ký hiệu viết tắt mà họ đưa ra.
Ví như Mercedes quy định các kiểu xe là SLR (Sport Light Race), SLK (Sport Light Compact), CLS (Classic Light Sport), SL (Sport Light). Với Ford ở Việt Nam, các phiên bản thường thấy nhất ở mỗi dòng xe là Trend và Titanium. Trend (xu hướng) là phiên bản dành cho số đông với trang bị tiêu chuẩn. Titanium (titan) là phiên bản cao cấp với trang bị đầy đủ nhất.
Năm sản xuất xe ô tô (production date hoặc build date)
Đây mới là con số xác định chính xác thời điểm mẫu xe bạn định mua rời khỏi nhà máy. Năm sản xuất là thông tin thường có thể “trích xuất” từ số VIN (Vehicle Identification Numbers – số định danh phương tiện), đặc biệt là với các mẫu xe có xuất xứ châu Âu hoặc Bắc Mỹ.
Từ năm 1981, cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA đặt ra công thức tiêu chuẩn nhằm tránh nhầm lẫn, xung đột sô VIN. Số VIN tiêu chuẩn của NHTSA gồm một dãy 17 chữ số và không có các chữ cái O, Q và I. Những chữ có thể bị đọc thành số 0 và 1.
Số VIN cũng giống như dấu vân tay hay còn gọi là giấy khai sinh của ô tô, là thứ duy nhất để định dạng một chiếc xe, có thể “kể” lại rất nhiều điều liên quan thuộc về lịch sử của chiếc xe. Hiện khách hàng trên khắp thế giới có thể tra cứu số VIN qua internet một cách nhanh chóng.
Vậy năm sản xuất, thế hệ xe hay phiên bản xe, cái nào quan trọng hơn?
Rõ ràng, thế hệ xe là yếu tố đầu tiên cần quan tâm khi mua một mẫu xe mới. Thế hệ xe mới đồng nghĩa với việc chiếc xe sở hữu hàng loạt yếu tố “đáng tiền” hơn.
Phiên bản xe sẽ là yếu tố đáng quan tâm tiếp theo. Khác phiên bản xe có thể dẫn tới những khác biệt nhỏ về mặt trang bị hay ngoại hình mà nhà sản xuất nâng cấp cho chiếc xe ở phiên bản mới hơn. Đặc biệt khi phiên bản mới hơn này là một bản facelift.
Năm sản xuất thực tế chỉ đáng quan ngại khi quá khác biệt với ngày giao xe. Một chiếc xe có thời gian tồn kho quá lâu cũng dễ gặp phải các vấn đề về mặt bản quản cũng như độ bền của nhiều thiết bị trên xe.
Bởi thế, rất nhiều người thích mua bản xe ô tô bản facelift, mẫu xe sở hữu những ưu điểm khá nổi bật so với các dòng xe mới, cũng bởi vì thế, nên mua xe ô tô phiên bản xe facelift hay không là tùy sở thích mỗi người.