Chắc hẳn trong quá trình bạn tìm hiểu về tính năng an toàn trên một chiếc xe ô tô, bạn từng nghe hoặc thấy cụm từ “Hệ thống cân bằng điện tử ESC“. Tuy nghe có vẻ “xịn sò” đấy, nhưng liệu bạn hiểu tính năng này là gì? công dụng của nó như thế nào? tầm quan trọng của nó đối với ô tô?. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây. Theo dõi để biết chi tiết về hệ thống này nhé!
Hệ thống cân bằng điện tử ESC là gì?
Hệ thống cân bằng điện tử là hệ thống an toàn chủ động, ngăn tình trạng xe bị mất lái, chệch khỏi quỹ đạo mong muốn.
Chức năng chính của hệ thống này là đảm bảo cho xe di chuyển ổn định, chắc chắn trong mọi tình huống và giúp tài xế kiểm soát tay lái tốt hơn.
Xem thêm: Nước làm mát ô tô
Hệ thống này rất hữu ích cho ô tô khi xe vận hành trong điều kiện thời tiết xấu như đường có độ bám thấp vì ướt mưa, cát đất, băng tuyết hay trong những tình huống bạn cần đánh lái gấp để tránh chướng ngại vật.
ESP, ESC hay VSC đều là cách gọi cho hệ thống cân bằng điện tử mà mỗi hãng xe có cách định danh khác nhau. Tất cả đều được xem là bùa hộ mệnh giúp giảm đáng kể những tai nạn.
Lịch sử ra đời hệ thống cân bằng điện tử ESC:
Công nghệ đằng sau ESC xuất hiện lần đầu tiên trên xe Mercedes-Benz vào năm 1987 với nguyên bản là hệ thống kiểm soát độ bám đường. Từ đầu những năm 1990 đến nay, công nghệ này đã được nhiều nhà sản xuất ô tô khác chú trọng phát triển và ứng dụng trên hầu hết các mẫu xe.
ESP là một trong những hệ thống an toàn tiêu chuẩn trên những chiếc xe cao cấp và đang dần trở nên phổ biến đối với hầu hết các mẫu xe trên thị trường. Hoạt động dựa trên sự liên kết và tích hợp giữa các hệ thống như hệ thống phanh chống bó cứng (ABS) hệ thống chống trượt (TCS hay ASR)… giúp chiếc xe chủ động cải thiện tính ổn định trong mọi tình huống và điều kiện chuyển động.
Các tên gọi hệ thống cân bằng điện tử riêng của từng hãng xe:
Hãng xe Tên gọi Viết tắt Tên tiếng Việt Toyota Vehicle Stability Control VSC Hệ thống điều khiển độ ổn định Honda, Acura Vehicle Stability Assist VSA Hệ thống hỗ trợ ổn định Ford Electronic Stability Control ESC Hệ thống điều khiển ổn định điện tử Mercedes-Benz, Audi, Volkswagen, Hyundai Electronic Stability Program ESP Chương trình ổn định điện tử Infiniti, Nissan, Alfa Romeo Vehicle Dynamic Control VDC Kiểm soát động lực học BMW, Mazda, Jaguar, Land Rover Dynamic Stability Control DSC Hệ thống điều khiển ổn định động học Porsche Porsche Stability Management PSM Hệ thống kiểm soát ổn định Porsche
Cấu tạo hệ thống cân bằng điện tử ESC:
Hệ thống cân bằng điện tử ESC được cấu thành từ 5 bộ phận chính đó là:
- Bộ điều khiển thủy lực
- Cảm biến tốc độ bánh xe
- Cảm biến góc lái
- Hệ thống trượt và cảm biến gia tốc ngang
- Bộ xử lý điều khiển động cơ.
5 bộ phận này được thu thập để xác định trạng thái chuyển động thực tế. Khi truyền tới bộ vi xử lý điều khiển trung tâm, máy tính sẽ so sánh kết quả với góc quay vô lăng, từ đó đưa ra các lệnh điều khiển phanh hoặc giảm công suất giúp xe nhanh chóng trở về trạng thái theo đúng ý muốn của người lái.
Xem thêm: Hướng dẫn làm thủ tục sang tên đổi chủ
Nguyên lý làm việc của hệ thống cân bằng điện tử ESC:
Khi người điều khiển ô tô ở tốc độ cao nếu đánh lái thiếu sẽ gặp tình trạng bị trượt bánh trước làm cho xe có xu hướng bị văng ngang ra khỏi cung đường dự kiến, có thể gây lật xe hoặc tai nạn. Trong trường hợp xe được trang bị hệ thống an toàn ESC, khi gặp tinh hường này, cảm biến trượt ngang và góc đánh lái sẽ gửi tín hiệu về hộp điều khiển, dựa vào đó ESC sẽ tính toán và điều khiển thực hiện việc chủ động tạo một lực phanh ở bánh xe phía đối diện với hướng xe bị trượt, có tác dụng như một tâm quay tạo ra mô men bù lại lực trượt ngang, nhờ đó giữ xe ở trạng thái ổn định và di chuyển theo đúng hướng dự kiến.
Trong trường hợp xe vào cua ở tốc độ cao và đánh lái quá nhiều khiến đuôi xe trượt khỏi hướng lái dự kiến (Oversteer). Khi nhận được thông tin, hộp điều khiển ESC cũng gửi đi tín hiệu điều khiển thực hiện phanh bánh trước theo phía đối diện hướng đuôi xe bị văng, lực phanh tạo thành tâm quay sinh ra mô men bù giữ cho xe ở trạng thái cân bằng và di chuyển ổn định về phía trước theo đúng như mong muốn.
Công dụng của hệ thống cân bằng điện tử ESC:
Giúp xe ô tô của bạn giữ vững lộ trình:
- Kiểm soát các hoạt động của xe bạn, tính toán góc đánh lái, gia tốc và cảm biến góc quay, và tự động tác động lực phanh lên các bánh xe riêng biệt giúp xe không bị mất lái.
- Hệ thống Cân bằng Điện tử là sự kết hợp giữa một số hoặc tất cả các tính năng an toàn, tuỳ theo từng dòng xe.
Kiểm soát độ bám đường & ABS:
- Hệ thống này điều chỉnh công suất của động cơ (mô-men xoắn) đến các bánh xe dẫn động để tối ưu hoá độ bám đường trên bề mặt trơn trượt hoặc không bằng phẳng ở bất kì tốc độ nào. Phanh cũng được áp dụng ở một số trường hợp.
- Ngăn ngừa khả năng bánh xe bị bó cứng khi bạn phải đạp phanh đột ngột.
- ABS tự động “nhấp nhả” phanh nhiều lần trong một giây khi cảm biến phát hiện bánh xe bị bó cứng để thay đổi áp lực phanh.
Phân phối lực phanh điện tử (EBD):
- Tự động cân bằng lực phanh giữa bánh trước và bánh sau trước khi ABS kích hoạt, nếu bánh sau bị bó cứng.
- Nó còn tối ưu hóa tính năng phanh bằng cách điều chỉnh lực phanh phù hợp với trọng tải, dù là thêm hành khách hay là có nhiều đồ đạc mang theo hoặc thậm chí là cả hai trường hợp.
Hỗ trợ phanh khẩn cấp:
- Phát hiện kịp thời khi bạn đạp phanh bất ngờ nhưng không đủ lực để xe dừng lại nhanh chóng.
- Hệ thống sẽ bổ sung thêm lực phanh cần thiết để giảm tốc độ nhanh nhất và giảm quãng đường phanh.
- Khi bạn nhả bàn đạp phanh, chế độ phanh thông thường lại được khôi phục.
Xem thêm: 1 Lít xăng ô tô đi được bao nhiêu km?
Cách nhận biết xe có cân bằng điện tử hay không?
Để biết xe của bạn có hệ thống cân bằng điện tử hay không? bạn bật chìa khóa, chưa đề nổ nó sẽ sáng hết những cảnh báo, nếu có ESP thì nó sẽ sáng đèn, nếu không có tín hiệu đèn báo hệ thống này thì xe của bạn không có hệ thống cân bằng điện tử.
Hoặc kiểm tra bằng cách tìm nút tắt hệ thống: Hầu hết những chiếc xe được trang bị hệ thống cân bằng điện tử đều có nút tắt, do đó ta có thể nhận biết một chiếc xe có được trang bị hệ thống ESP hay không thì chúng ta dùng cách này hiệu quả nhất.