Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết đồng là một kim loại rất phổ biến và có giá trị kinh tế cao. Hôm nay trong bài viết này, bạn hãy cùng với công ty thu mua phế liệu đồng giá cao Bảo Minh tìm hiểu rõ hơn về đồng là gì? tính chất, phân loại và ứng dụng của đồng như thế nào!
Đồng là gì?
Đồng là nguyên tố hóa học nằm trong bảng tuần hoàn nguyên tố (kí hiệu là Cu). Đồng là một kim loại có tính dẻo, độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao, bề mặt của đồng có màu cam đỏ rất đặc trưng. Kim loại Đồng và các hợp kim của đồng đã được con người phát hiện và sử dụng cách đây hàng ngàn năm.
Số hiệu nguyên tử là 29,
Khối lượng : 63,546(3)
Thuộc chu kỳ 4
Phân nhóm : 11, d
Hợp chất của kim loại đồng hay tồn tại ở dạng muối đồng II và nó tồn tại 2 màu là: màu xanh lam và xanh lục.
Hợp chất của đồng thì thường có màu xạnh lục và xanh lam dưới sự tồn tại của muối đồng II
Đồng là một thành phần kim loại dẻo có tính chất dẫn nhiệt, dẫn điện rất tốt. Ở dạng nguyên chất kim loại đồng mềm và dễ uốn nắn, các loại đồng tươi thường có màu cam đỏ. Đồng là thành phần của rất nhiều hợp kim quan trọng và có ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Ban đầu thì kim loại này có tên gọi là cyprium ( kim loại Síp ). bởi nó được khai thác chủ yếu ở Síp. Sau này thì chúng được gọi tắt là cuprim ( tên latin của Đồng ). Bạn có thể tin tưởng rằng Đồng 1 trong những kim loại đã được sử dụng sớm nhất vào khoảng 8000 trước công nguyên. Vì nó có trong tự nhiên ở dạng kim loại mà chúng ta thường có thể sử dụng trực tiếp. Đồng chính là kim loại được biết đến với khá nhiều tên gọi đầu tiên như là 1 loại kim loại đầu tiên được chúng nung chảy từ quặng của nó; các kim loại đầu tiên được đúc thành khối; kim loại đầu tiên này tạo hợp kim với thiếc để có được kim loại đồng đỏ. Hợp chất của đồng thường tồn tại ở dạng muối đồng ( II ), và chúng thường được sử dụng làm các chất nhuộm rộng rãi trong lịch sử. Các loại ion đồng (Cu2+ ) với nồng độ thấp, thì chúng là vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho các cơ thể động vật bậc cao. Trong cuộc sống hiện nay chúng ta có thể dùng ion đồng hòa tan trong nước để làm các chất diệt khuẩn, diệt nấm và là 1 chất tốt để bảo quản các loại gỗ. Trong 1 số trường hợp chúng cũng có thể trở thành chất độc đối với 1 số sinh vật khi nồng độ ion đủ lớn.
>>> xem thêm : bạch kim là gì
Tính chất của đồng và hợp chất của đồng kim loại
Tính chất vật lí
Đồng là một kim loại có màu đỏ, dẻo, và dễ kéo sợi, dễ dát mỏng, là kim loại dẻo nhất, kim loại đồng thường dẫn điện và dẫn nhiệt cao (sau bạc). đồng có khối lượng riêng là 8,98 g/cm3 và nhiệt độ nóng chảy 10830C.
Khi có tạp chất thì độ giảm điện của đồng sẽ giảm dần, Các loại hợp kim của đồng khá ổn
Khi đồng tiếp xúc với không khi thì đồng nguyên chất có màu đỏ cam và có màu lam ngọc. Màu sắc đặc trưng của kim loại đồng có được là nhờ có sự chuyển tiếp của các electron giữa phân lớp 3d và 4s
Lưu huỳnh, đồng và vàng là một trong 3 nguyên tố hóa học có màu sắc tự nhiên, khác với màu xám hoặc bạc nên được ứng dụng hóa học trong đời sống rộng rãi.
Tính chất hóa học của đồng
Đồng là loại kim loại có tính khử yếu hơn so với các kim loại khác. Đồng có thể tác dụng được với phi kim, tác dụng với các axit và tác dụng với các dung dịch muối
a. Tác dụng với phi kim
– Khi (Cu) phản ứng với Oxi đun nóng sẽ tạo thành CuO bảo vệ do đó (Cu) sẽ không bị oxi hoá.
2Cu + O2 → CuO
– Khi ta đun nóng đến nhiệt độ từ (800-1000oC)
CuO + Cu → Cu2O (đỏ)
– Khi tác dụng trực tiếp với khí Cl2, Br2, S…
Cu + Cl2 → CuCl2
Cu + S → CuS
b. Tác dụng với các axit
– (Cu) không thể tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng.
– Khi có oxi, (Cu) có thể tác dụng với dung dịch HCl, có tiếp xúc giữa axit và không khí.
2 Cu + 4HCl + O2 → 2 CuCl2 + 2 H2O
– Đối với HNO3, H2SO4 đặc thì:
Cu + 2 H2SO4 đ → CuSO4 + SO2 + H2O
Cu + 4HNO3(đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
c. Tác dụng với các dung dịch muối
Đồng có thể khử được các ion kim loại đứng sau nó trong dung dịch muối.
Cu + 2 AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2 Ag
Trạng thái tự nhiên của đồng
Đồng có 29 đồng vị; 63Cu và 65Cu là đồng vị bền; với 63Cu thì chiếm khoảng 69% đồng trong tự nhiên.
Các loại đồng tự nhiên hoặc đồng trong dạng khoáng chất là các loại có thể tìm thấy trong tự nhiên
Các dạng khoáng có chứa đồng như: cacbonat azurit (2CuCO3Cu(OH)2) và malachit (Cu3 Cu(OH)2). Đây là 2 nguồn dùng để sản xuất đồng, và các sulfua như: chalcopyrit (CuFeS2); bornit (Cu5FeS4); covellit (CuS); chalcocit (Cu2S);và ôxít cuprit (Cu2O).
Điều chế
Ta có thể điều chế đồng bằng cách nung các vật liệu chalcocit (Cu2S) và chalcopyrit (CuFeS2) với silica trong flash smelting để cho loại sắt nay ở dạng xỉ,
Quá trình nung nóng này sẽ chuyển sulfua thành dạng oxit, sau đó oxit sẽ tác dụng với silic tạo thành silicat.
2 Cu2S + 3 O2 → 2 Cu2O + 2 SO2
– Oxit đồng sẽ được chuyển thành đồng blister
2 Cu2O → 4 Cu + O2
Phân loại đồng
Cúng như các kim loại khác thì đồng được phân chia thành đồng đỏ và hợp kim đồng
- Đồng đỏ: là loại đồng có màu đỏ đặc trưng, người ta dùng phương pháp nhiệt phân để luyện đồng, đạt gần như 100% chất lượng đồng, có độ bền trung bình, chống lại sự ăn mòn của kim loại và nó có tính thẩm mỹ cao
- Hợp kim đồng: được chia thành 2 loại đó là hợp kim latông và hợp kim brong. Chúng cấu thành từ các loại kim loại khác như: Zn, Al, Pb…được sử dụng rất rộng rãi và cũng có tính thẩm mỹ trong công nghệ, độ bền cao.
Dựa theo công nghệ chế tạo thì đồng được phân thành nhóm đúc và nhóm biến dạng.
Dựa theo quá trình nhiệt luyện hóa bền thì chia đồng thành 2 nhóm: nhóm nhiệt luyện hóa bền, nhóm nhiệt luyện không hóa bền
Cách phân chia đồng theo thành phần hóa học là cách phân chia thông dụng nhất
CÁCH NHẬN BIẾT ĐỒNG VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỒNG
Khi đã nắm bắt được những kiến thức cơ bản về tính chất hóa học và tính chất vật lý của đồng, chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt, nhận biết đồng như sau:
Sử dụng các vật kim loại
Dùng máy mài kim loại hoặc dùi sắt mài lên trên bề mặt của kim loại đồng. Sau vài phút nếu thấy có màu bóng loáng ngã màu sau đó tối xỉn lại thì đó là đồng giả hoặc nguyên liệu có chứa nguyên tố Chì. Nếu màu sắc không đổi, việc mài càng lâu càng sáng bóng thì đó là đồng thật. Nhưng đây là cách khó thử nghiệm đối với các kim loại đồng mới.
Một số kim loại đồng được sử dụng phổ biến trong đời sống như: đồng dây, đồng cục, đồng cáp, đồng trục.
Nhận biết kim loại đồng dưới sự tác dụng của lửa
Đây là cách phân biệt đồng phổ biến nhất. Đồng có tính chịu nhiệt, tính mềm, dẻo nung lên 10000C. Khi trực tiếp hơ kim loại đồng dưới tác dụng của ngọn lửa, nếu không bị biến dạng hình dạng và màu sắc vẫn tươi nguyên như ban đầu. Nếu trên bề mặt đồng bị chuyển màu hoặc không sáng thì đó là đã bị pha lẫn trộn với kim loại khác.
Cách nhận biết đồng bằng phương pháp từ tính
Đồng có từ tính nhẹ, vì vậy khi sử dụng nam châm lại gần đồng mà thấy không có bị hút hay bị đẩy xảy ra. Đưa nam châm rớt xuống trong ống đồng, nếu nó rơi chậm chậm hơn so với bình thường, đây có thể giải thích cho hiện tượng dòng điện xoáy trong ống đồng dưới sự tác động của tuwg trường
Nhận biết đồng qua cách đo mật độ
Mật độ của đồng là 8,92 gr/ml, chúng ta có thể cân vật thể sau đó chia trọng lượng với khối lượng của đồng. Khi cho kết quả có mật độ khác biệt thì đó không phải là đồng nguyên chất.
Ứng dụng của đồng và hợp kim đồng trong cuộc sống
- Kim loại đồng là loại có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, nó có tính chất dẻo, mềm, dể uốn và dể dát mỏng, do đó đồng được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống chúng ta.
- Trong ngành sản xuất điện: chuyên dùng để sản xuất các loại dây điện, que hàn, bo mạch điện tử; châm điện, ống chân không; tản nhiệt, các chất bán dẫn, các kết nối điện tử hay điện cực…Rơ le điện, dây dẫn điện, các nguồn nam châm điện
- Trong ngành xây dựng: dùng đồng để làm các ống thủy lợi, động cơ hơi nước wall…
- Trong ngành giao thông vận tải: dùng để sản xuất tàu thuyền
- Trong các ngành công nghệ thẩm mỹ, trang trí: dùng để đúc tượng như: tượng Nữ thần Tự Do có chứa 81,3 tấn179.200 (pao) đồng hợp kim và dùng để làm các đồ vật trang trí nhà cửa như: tay cầm cửa, tay nắm…
- Trong nội thất gia đình: đồng dùng để ống chân không và bộ dẫn sóng cho bức xạ trong lò vi-ba, làm chảo nấu, dao, nĩa
- Đối với các loại nhạc khí thì đa số được làm bằng đồng( chủ yếu là đồng thau).
Với đặc tính chất mềm dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng, khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện tốt. Đồng hiện nay đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các quá trình sản xuất, thi công, và tạo nên các sản phẩm xung quanh cuộc sống của chúng ta. Sau khi không còn dùng nữa, kim loại đồng được các công ty mua đồng phế liệu mua với mức giá khá cao tận nơi để tái chế.
25% TỔNG SẢN LƯỢNG TOÀN CẦU ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG
Các loại Ống đồng là loại vật liệu tiêu chuẩn cho tất các công trình xây dựng vì chúng có tính mềm dẻo, dễ tạo hình, dễ lắp ráp. Kim loại Đồng cũng có khả năng chống ăn mòn rất cao, khá lý tưởng cho vận chuyển nước uống hoặc các hóa chất cao cấp. Chúng luôn được ưu ái sử dụng do đồng luôn có tính chất ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, các loại virus trong nước. Một số ứng dụng này trong việc này như làm ống thủy lợi và làm hệ thống phun nước trong ngành nông nghiệp; làm ống dẫn dầu khí tự nhiên và dùng hóa lỏng; làm ống dẫn nước biển, ống dẫn các loại khí nhiên liệu. Đồng cũng là loại phổ biến được sử dụng dùng trong kiến trúc, dùng để trang trí thẩm mỹ như làm các cửa, mái vòm, mái lợp nhà, ngọn tháp. Việc sử dụng đồng trong tất cả các vật dụng trang trí nội thất đjep cũng là 1 phần quan trọng của kiến trúc như sản xuất tay nắm cửa, các ly đồng để bàn thờ, khóa, kệ, bảng hiệu, tượng phật, đèn, bản lề…
65% SẢN LƯỢNG ĐỒNG SỬ DỤNG TRÊN TOÀN CẦU ĐƯỚC ỨNG DỤNG TRONG NGÀNH ĐIỆN
Đồng chính là kim loại lý tưởng được dùng để làm dây điện, dây cáp điện, dây mạng, dây tivi.. vì tính chất dẫn điện tốt nhất của nó tương tự như bạc, và đặc biệt nó lại rẻ hơn bạc. Các loại dây điện bằng đồng cũng tiết kiệm điện hơn so với dây làm từ nhôm. Các loại dây dẫn điện giúp phân phối điện, các loại máy biến áp đồng có thể có hiệu quả lên tới trên 99,75%. Ứng dụng của kim loại đồng trong ngành điện trong nhiều thập kỷ qua luôn được dùng để sản xuất trong nhiều ngành: các vật tư thiết bị điện tử, bo mạch điện tử, sản xuất nam châm điện, tản nhiệt, Chip, IC, ống chân không, kết nối điện tử, chất bán dẫn, điện cực…. ứng dụng rộng rãi ngành công nghiệp viễn thông, tạo ra các loại máy tuabin điện…
7% TỔNG SẢN LƯỢNG ĐỒNG TOÀN CẦU ỨNG DỤNG TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Không những thế, chúng còn là thành phần quan trọng trong tất cả các thiết bị cốt lõi của ngành hàng không, vận tải biển như: máy bay, tàu hỏa, thuyền, ô tô.. dựa vào tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt của nó. Các thành phần có chứa đồng trên xe như là dây chuyền thủy lực, đinh vít, ốc vít, phụ kiện trên xe; các dây của hệ thống kính rã đông. Tất cả Các hệ thống định vị trên tàu, ghế ngồi, chống bẻ khóa… Hệ thống dây điện bằng đồng hiện đang chiếm khoảng 2% trọng lượng của một chiếc máy bay. Tất cả các chân vịt, linh kiện của tàu biển cũng được làm từ các hợp kim đồng nhằm mục đích chống sự ăn mòn của nước muối.
CHIẾM 3% TỔNG SẢN LƯỢNG TRONG CÁC NGÀNH KHÁC
Trong tất cả các dụng cụ nồi chảo trong bếp, điều hòa không khí cho điện lạnh, các đơn vị cấu tạo tản nhiệt…đều có mặt đồng. Chúng còn có trong các tác phẩm nghệ thuật như: tượng nữ thần tự do, tượng đồng đen Quán Thánh. Đồng cũng chính là thành phần của tiền đúc ( đại diện tiền tệ ) ở một số nước. Trong âm nhạc đồng thau được dùng làm các nhạc cụ còi, saxophone, kèn …
Sản lượng sản xuất đồng và trữ lượng đồng trong tự nhiên
Khoa học đã chứng minh đồng được phát hiện cách đây ít nhất là 10.000 năm. Ước tính rằng tổng lượng đồng trên Trái Đất hiện nay lên tới khoảng 1014 tấn, trong vòng khoảng vài km của lớp vỏ Trái Đất. Tuy tổng trữ lượng đồng lớn như vậy nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ trong số chúng là có giá trị kinh tế và được ứng dụng trong điều kiện công nghệ như hiện nay.
Hầu hết đồng được khai thác hoặc chiết tách dưới dạng đồng sunfua khai thác lộ thiên được từ các “mỏ đồng porphyr” chứa 0,4 đến 1 % đồng. Với tình hình kinh tế thế giới hiện nay, nhu cầu sử dụng kim loại đồng đang tăng nhanh, và tất nhiên, tỷ lệ thuận với nó là giảm lượng đồng sẵn có, vậy nên chúng không đủ để đáp ứng mức độ sử dụng hao tốn sự phát triển trên thế giới. Vì vậy, đồng tái chế hiện đnag là nguồn snar xuất chính của các kim loại bằng đồng.
Quy trình tái chế đồng
Bất kể đồng dù ở dạng thô hay là từ các sản phẩm khác thì chúng là kim loại có thể tái chế 100% mà vẫn không bị giảm chất lượng. Đồng là kim loại được tái chế nhiều thứ 3 xếp sau: sắt và nhôm về khối lượng. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, có khoảng 80% đồng đã được khai thác xong hiện vẫn còn sử dụng. Chúng ta cũng biết: Quy trình tái chế đồng cũng tương tự như việc tách chiết đồng tuy nhiên những có ít công đoạn hơn.
- Những loại đồng phế liệu có độ tinh khiết cao sẽ được đem đi nung trong lò cao, khử và được đúc thành billet hay ingot.
- Những loại đồng phế liệu có độ tinh khiết thấp hơn sẽ được tinh chế bằng cách đem mạ điện trong bể axit sulfuric.
Quy trình tái chế đồng bao gồm các bước sau:
- Thu gom đồng: Đầu tiên, người ta thu gom các vật liệu đồng không còn sử dụng được, bao gồm các món đồ gia dụng, ống đồng, dây điện, vật dụng điện tử và các thiết bị điện tử khác.
- Tách các vật liệu khác: Sau khi thu gom được vật liệu đồng, chúng ta phải tách nó khỏi các vật liệu khác như nhựa, cao su, kim loại, vv. Các vật liệu khác này được loại bỏ để đảm bảo chất lượng đồng tái chế.
- Nghiền và nghiền nát: Vật liệu đồng được đưa vào máy nghiền để nghiền nát. Quá trình này giúp giảm kích thước vật liệu đồng, làm cho nó dễ dàng hơn khi đưa vào quy trình tiếp theo.
- Phân loại và tách: Sau khi nghiền nát, vật liệu đồng được đưa qua các bộ phân loại để tách khỏi các hạt kim loại như sắt, nhôm và thép. Các hạt kim loại này được đưa vào các quy trình tái chế riêng biệt.
- Luyện lại: Vật liệu đồng được đưa vào lò luyện, nơi chúng được đun nóng và chảy. Quá trình này giúp loại bỏ bất kỳ tạp chất nào còn lại và đảm bảo rằng vật liệu đồng được làm mới hoàn toàn.
- Đúc lại: Sau khi được luyện lại, vật liệu đồng được đưa vào khuôn đúc và làm nguội để tạo thành các hình dạng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.
- Hoàn thiện sản phẩm: Các sản phẩm được tạo ra từ đồng tái chế có thể được cắt, hàn, đánh bóng, hoặc phủ một lớp mỏng để bảo vệ chúng khỏi sự oxy hóa và sự mài mòn.
Quy trình tái chế đồng là một quy trình đơn giản và hiệu quả để tái sử dụng các vật liệu đồng không còn sử dụng được và giúp giảm thiểu lượng rác thải tái chế.
Giá kim loại đồng thế giới hôm nay 16/02/2023
Giá kim loại đồng không ổn định, hiện chúng đã thay đổi qua mốc thời gian ngắn và các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Theo thời gian, mức giá đồng phế liệu hôm nay cũng sẽ biến động theo thị trường qua các năm tùy vào nhà cung cấp, vị trí bán hàng, chất lượng hàng, hiện nay đồng phế liệu đang được thu mua tận nơi trên thị trường với giá giao động từ 361.38UScents / lb .
Công ty thu mua phế liệu đồng giá cao – uy tín – mua đồng phế liệu tận nơi
Qua những thông tin công ty thu mua phế liệu Bảo Minh cung cấp trên chắc chắn rằng ít nhiều các bạn đã hiểu sơ lược về kim loại đồng, Đồng là gì? Phân loại đồng ra sao? Ứng dụng của đồng như thế nào? Giá đồng nguyên liệu và phế liệu đồng hiện nay là bao nhiêu? rồi đúng không?…
Bởi Đồng là kim loại có giá trị cao về mặt kinh tế, do đó kéo theo mức giá phế liệu đồng cũng được thu mua tận nơi với giá cao nhất.
Là đơn vị đi đầu nhiều năm trong lĩnh vực thu mua đồng giá cao tại TPHCM và các tỉnh lân cận như: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ…và các vùng miền trên cả nước.
Khi quý khách có nhu cầu bán phế liệu đồng, thanh lý đồng phế liệu giá cao thì hãy liên hệ đến công ty, chúng tôi sẽ đến tận nơi để thu gom và bốc xếp
Công ty chuyên thu mua các loại đồng phế liệu:
1. Thu mua dây điện đồng, dây điện cũ
2. Thu mua dây điện đồng cháy
3. Thu mua đồng vụn
4. Thu mua các loại đồng thau, đồng đỏ, đồng vàng, đồng cục, mạt đồng vàng..
Ngoài ra chúng tôi còn nhận thanh lý nhà xưởng, xí nghiệp, thu mua phế liệu sắt, phế liệu nhôm, phế liệu, kẽm, phế liệu niken-bạc…
Với tiêu chí “khách hàng là thượng đế” chúng tôi sẽ đảm bảo sự uy tín và mức giá phế liệu luôn cao nhất cho quý khách
Chúng tôi sẽ đến tận nơi của khách hàng để thực hiện quá trình mua bán
CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU BẢO MINH
Hotline: – 0979.637.678 (Mr. Dương)-0949.193.567 (Mr. Minh)
Email: phelieubaominh@gmail.com
Website: https://thumuaphelieugiacao.com.vn
Địa chỉ HCM: 589 Đường số 18, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Tp. HCM
Địa chỉ Hà Nội: Số 10, Đường Bùi Huy Bích, Quận Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Nội