Cây thông, tượng trưng cho mùa Noel, đã trở nên quen thuộc với mỗi người trong mỗi mùa Giáng Sinh. Đây là loại cây có thể sinh sống trong những vùng khí hậu khắc nghiệt nhất và được coi là biểu tượng của sự sống trong thời cổ đại. Hãy cùng khám phá nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây thông qua bài viết dưới đây.
I. Nguồn gốc và xuất xứ của cây thông
- Danh pháp: Pinaceae
- Thuộc bộ: Thông Pinales
- Thuộc chi: Pinus
- Tuổi thọ: từ 100 – 1000 năm
- Nguồn gốc: Vùng Bắc bán cầu.
II. Đặc điểm của cây thông
1. Đặc điểm hình thái
1.1. Thân
-
Cây thông thuộc loại cây thân gỗ, cao trung bình từ 30 – 35m, những cây già có thể cao đến 100m. Thân cây thẳng, có nhiều nhựa. Vỏ thân dày, màu nâu đỏ, có những vết nứt dọc và sâu.
-
Các cành thường mọc đối xứng hoặc theo vòng xoắn, tạo thành các tán lá cao và rộng. Cành cây không có lông nhưng lại có phấn trắng. Khi cây được một năm tuổi, cành có màu nâu hoặc màu vàng đất.
1.2. Lá
- Lá thông có dạng lá kim, màu xanh thẫm, cứng. Một chiếc lá dài khoảng từ 15 – 25cm, mỗi cành có 2 hàng lá mọc đối xứng. Gốc lá có hình vảy, dài 1- 2cm. Đầu lá sắc nhọn giống như cây kim.
1.3. Nón
-
Cây thông có cả nón đực và nón cái trên cùng một cây. Các nón đực nhỏ, dài từ 1 – 5cm và chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn (thường vào mùa xuân), rụng ngay sau khi chúng rụng phấn.
-
Các nón cái mất từ 1 – 3 năm (tùy thuộc vào loài) để trưởng thành sau khi thụ phấn. Khi trưởng thành, nón cái dài từ 3 – 60cm. Mỗi nón có nhiều vảy xếp xoắn ốc, trên mỗi vảy có 2 hạt.
1.4. Quả thông
- Quả thông có hình trái xoan, vỏ bên ngoài cứng. Quả thông được hình thành bởi các cánh mỏng dài 1,5 – 2cm, các cánh mọc đối xứng xung quanh rất bắt mắt. Thông thường quả phát triển trong 1 – 2 năm, sau đó chuyển thành gỗ.
2. Đặc điểm sinh trưởng
-
Cây thông có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất, môi trường và khí hậu khác nhau, thậm chí trong những điều kiện khắc nghiệt.
-
Đây là loài cây ưa sáng hoàn toàn, khi còn nhỏ có thể chịu được ánh sáng yếu. Để cây phát triển tốt, nên trồng ở những nơi có diện tích rộng như rừng, đồi, núi, vv…
-
Nhiệt độ thích hợp nhất từ 20 – 25 độ C. Thông thích ứng với các loại đất chua.
III. Các loại cây thông phổ biến tại Việt Nam
Hiện nay, trên toàn cầu có khoảng 125 loài thông. Tuy nhiên, chúng ta sẽ giới thiệu đến bạn top 5 loại thông phổ biến nhất tại Việt Nam.
1. Thông Đà Lạt
-
Cây thông Đà Lạt hay còn gọi là thông 5 lá, là loài cây được trồng phổ biến ở Đà Lạt và Lâm Đồng. Mỗi cây đạt chiều cao khoảng 35m, và có đặc điểm là cành cây có 5 lá kim.
-
Cây thông Đà Lạt được trồng để lấy gỗ làm đồ nội thất, không có giá trị lấy nhựa như loại thông khác. Đây là loài cây hiếm và được nằm trong danh mục cần được bảo tồn của nước ta.
2. Thông đỏ
-
Cây thông đỏ được mệnh danh là “thảo dược vàng” bởi có một số hoạt chất hỗ trợ đẩy lùi các tế bào ung thư. Thông đỏ được trồng ở huyện Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đây là một trong những loại cây sống lâu và phát triển chậm nhất thế giới, với chiều cao có thể lên tới 35m.
-
Thông đỏ hiện nằm trong sách đỏ tại Việt Nam. Tác dụng kéo dài thời gian sống cho người mắc ung thư của cây đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên toàn cầu. Hầu như toàn bộ các phần của cây đều có độc, nhưng vỏ và lá chứa chất điều trị ung thư. Đây là loại dược liệu quý hiếm và nguồn cung hiện chỉ còn rất ít.
3. Thông đất
-
Cây thông đất được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Thanh Hóa, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Giang,… Thông đất là một trong những loại thảo dược quý có tính hàn và vị đắng. Thông đất có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa teo não và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, đặc biệt là bệnh Alzheimer ở người già.
-
Khác với các loài thông cao lớn khác, thông đất là loại cây thân thảo, chỉ cao từ 30 – 50cm. Lá nhỏ, màu xanh như những chiếc gai sắc nhọn. Người ta chủ yếu trồng loại cây này để làm thuốc.
4. Thông đuôi ngựa
-
Thông đuôi ngựa, hay còn gọi là thông mã vĩ, có nguồn gốc từ Hải Nam, Trung Quốc. Ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang,… Đây là loài cây thân gỗ lớn, có thể cao tới 10m, lá kim dài.
-
Thông đuôi ngựa thường được trồng để lấy gỗ làm vật liệu xây dựng và đồ gia dụng cho gia đình. Lá thông đuôi ngựa cũng có tác dụng trị cảm cúm và huyết áp cao. Nhựa cây được sử dụng trong một số sản phẩm y dược, giúp trị viêm mủ da.
5. Thông ba lá
-
Thông ba lá còn được gọi là xà nu, xuất hiện trong tác phẩm rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Đây là loại cây thân gỗ lớn, ít nhựa, có tán rộng và lá hình kim. Cây thông ba lá được trồng để lấy gỗ trong xây dựng và làm nguyên liệu sản xuất giấy.
-
Ở Việt Nam, nó được trồng nhiều nhất ở cao nguyên Langbiang. Với 3 lá kim điển hình được mọc trên một cành, thông ba lá có thể cho nhựa để chế tinh dầu, dầu có tính sát trùng rất mạnh, thường được dùng trong điều trị các bệnh đường hô hấp.
IV. Công dụng của cây thông
1. Lấy nhựa
- Đây là một trong những công dụng phổ biến nhất khi trồng loại cây này. Nhựa thông có nhiều chất hữu cơ khác nhau, được sử dụng rộng rãi trong công nghệ hóa mỹ phẩm. Trong y dược, tinh dầu thông được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
2. Làm nguyên liệu cho ngành xây dựng
- Bên cạnh việc trồng để lấy nhựa, gỗ thông còn được sử dụng làm nguyên liệu trong ngành xây dựng. Gỗ thông có bề mặt bóng, vân đẹp. Những cây thông già được dùng để làm nhà, bàn, ghế, thớt,…
3. Chống sạt lở, lũ lụt
- Một trong những công dụng tuyệt vời của cây thông là chống lũ lụt và sạt lở đất. Cây thông thường được trồng trên đồi trọc để khi mưa bão đến, thông có thể che chắn và bảo vệ những ngôi nhà khỏi trận bão.
4. Làm thuốc chữa bệnh
- Nhựa và tinh dầu thông làm nguyên liệu tốt cho ngành y dược. Nhựa thông chứa nhiều hoạt chất có thể điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
5. Trang trí nhà cửa
- Thú vui trồng thông bonsai ngày càng được ưa chuộng. Việc trồng thông làm cảnh không chỉ mang lại vẻ độc đáo cho không gian sống, mà còn nâng tầm vẻ đẹp của ngôi nhà. Bạn bè và khách khứa đến thăm sẽ phải trầm trồ ca ngợi vì sự tinh tế của bạn.
V. Cách trồng và chăm sóc cây thông
1. Cách trồng
-
Kỹ thuật nhân giống: Cần thu hoạch hạt từ nón thông của cây mẹ có độ tuổi từ 18 – 35 năm, sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh. Sau khi thu hoạch, cần phơi ngay, phơi dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng 5 ngày, khi hàm lượng nước trong hạt chỉ còn khoảng 5 – 7% thì bắt đầu gieo hạt.
-
Thời vụ gieo: Từ tháng 9 – tháng 11 là thời điểm trồng hạt phù hợp nhất. Trước khi gieo, cần xử lý hạt để loại bỏ mầm mống sâu bệnh.
-
Đất trồng: Đất gieo hạt cần cung cấp đủ độ ẩm, chất dinh dưỡng và không nhiễm bệnh. Có thể gieo theo hàng hoặc gieo vào bầu đất. Sau khi gieo, phủ một lớp đất mỏng và rơm lên trên. Cây con có thể được trồng ra ngoài khi đạt 8 – 9 tháng tuổi.
2. Cách chăm sóc
-
Tưới nước: Cây thông là loài cây chịu hạn tốt, ưa ánh sáng, nên không cần tưới nước quá nhiều và để cây tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.
-
Bón phân: Thời điểm thích hợp để bón phân là mùa thu, không nên bón phân cho cây mới trồng. Không nên sử dụng phân hóa học, vì nó có thể làm thay đổi độ pH của đất và làm giảm sự hiện diện của các vi khuẩn có ích. Nên sử dụng các loại phân hữu cơ tự nhiên như phân chuồng hoai, nước vo gạo,…
-
Ngắt chồi: Đối với cây thông, cần ngắt chồi để cây phát triển đều đặn. Thực hiện ngắt chồi khi các chồi mới bắt đầu phát triển và lá kim đang nẩy. Ngắt khoảng 2/3 độ dài của chồi.
-
Làm ngắn lá: Khi cây ra lá nón, cần ngắt bỏ một số lá để tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng và nước. Sau khi thực hiện phương pháp này, cây sẽ phát triển mạnh mẽ và có bộ lá dày hơn.
Đây là một số kiến thức về cây thông mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Nếu bạn quan tâm đến các loại cây ăn quả, cây công trình, cây bóng mát,… hãy liên hệ ngay với chúng tôi LADEC để được tư vấn miễn phí!