Capitalization là gì? Capitalization có nghĩa là vốn hóa. Trên thực tế, khái niệm capitalization được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào từng phạm vi cụ thể.
Capital là gì?
Capital còn gọi là vốn có nghĩa là bất cứ điều gì mà một doanh nghiệp sở hữu góp phần xây dựng sự phát triển, chẳng hạn như tiền, chứng khoán, phương tiện máy móc, nguồn lực, thương hiệu…
Capitalization là gì?
Trong bộ phận kế toán, vốn hóa là việc ghi lại một chi phí như một tài sản, chứ không phải là một khoản chi phí.
Cách tiếp cận này được sử dụng khi một khoản chi phí dự kiến không được sử dụng hoàn toàn trong giai đoạn hiện tại mà là trong một khoảng thời gian dài. Ví dụ, đồ dùng văn phòng dự kiến sẽ được tiêu thụ trong tương lai gần, vì vậy chúng được tính vào chi phí ngay lập tức.
Trong khi một chiếc ô tô được ghi nhận là một tài sản cố định và được tính vào chi phí trong một thời gian dài hơn thông qua khấu hao, vì chiếc xe đó sẽ được tiêu thụ trong một thời gian dài hơn so với đồ dùng văn phòng. Vì thế kế toán sẽ ghi nhận đây là tài sản đó được vốn hóa. Điều này giúp chi phí doanh nghiệp sẽ giảm đi nhưng doanh thu lại không bị giảm.
Đối với một doanh nghiệp thì vốn hóa còn được gọi là vốn hóa thị trường Market Capitalization. Vậy Market Capitalization là gì? Điều này bao gồm toàn bộ giá trị cổ phiếu, cả các khoản lợi nhuận được giữ lại trong thời gian phát sinh và khoảng nợ dài hạn chưa chi trả. Khi công ty đã lên sàn chứng khoán thì vốn hóa công ty chính là toàn bộ giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đó ở từng thời điểm cụ thể.
Ví dụ, một công ty có 5 triệu cổ phiếu được bán với giá 100 đô la/cổ phiếu thì vốn hóa của công ty này tương ứng sẽ là 500 triệu đô la. Ở thời điểm khác, cổ phiếu đó tăng lên hoặc giảm đi theo thị trường thì vốn hóa cũng sẽ giảm hoặc tăng.
Nếu công ty có một loại cổ phiếu sẽ là vốn hóa đơn còn nếu công ty có nhiều cổ phiếu khác nhau thì gọi là vốn hóa phân biệt. Còn đối với các nhà đầu tư thì họ sẽ gọi giá trị đó là vốn hóa thị trường của doanh nghiệp.
“Capitalization hay vốn hóa bao gồm vốn cổ phần, nợ, cho vay, dự trữ tự do… Vốn hóa cho thấy việc đầu tư lâu dài vào các công ty không bao gồm các khoản vay dài hạn.”
Các hình thức vốn hóa phổ biến
Cùng với việc tìm hiểu Capitalization là gì, hãy tham khảo các hình thức vốn hóa phổ biến sau đây.
Thừa vốn hóa
Một công ty được cho là thừa vốn hóa khi tổng vốn của nó vượt quá giá trị thực của tài sản. Việc cho rằng thừa vốn và thừa vốn hóa giống nhau là sai vì hầu hết các doanh nghiệp thừa vốn hóa đều mắc phải các vấn đề về thanh toán.
Việc thừa vốn là do mua tài sản với giá cao, mua lại tài sản không sinh lời, chi phí thành lập công ty ban đầu cao hoặc các tình huống khó lường như thay đổi chính sách, lãi suất… làm giảm khả năng thu nhập của công ty, làm giảm giá trị của công ty trên thị trường và mất niềm tin của các nhà đầu tư.
Thiếu vốn hóa
Đây là tình trạng trái ngược với thừa vốn hóa. Một công ty được xem là thiếu vốn hóa khi nó không có đủ vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh thông thường. Việc thiếu vốn cũng có thể dẫn đến việc công ty không thể thanh toán cho các chủ nợ của mình. Nguyên nhân của việc thiếu vốn là không đạt được hạn mức tín dụng, quản lý rủi ro kém…
Các yếu tố tác động tới vốn hóa thị trường và ý nghĩa với nhà đầu tư?
Vốn hóa thị trường của công ty chính là giá thị trường hiện tại nhân với tổng số cổ phiếu mà công ty đó đang lưu hành. Có 2 yếu tố ảnh hưởng tới giá trị vốn hóa của một doanh nghiệp đó là giá cổ phiếu và hoạt động thu mua lại cổ phiếu mà doanh nghiệp đã phát hành.
Khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có uy tín và tiềm năng thì giá cổ phiếu tăng. Khi giá cổ phiếu tăng mạnh thì vốn hóa doanh nghiệp cũng tăng. Ngược lại khi doanh nghiệp suy thoái, kinh doanh thua lỗ thì giá cổ phiếu giảm, vốn hóa doanh nghiệp cũng giảm. Còn khi giá cổ phiếu không đổi nhưng doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu thì vốn hóa tăng còn khi thu mua lại cổ phiếu thì sẽ làm vốn hóa giảm đi.
Vốn hóa thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thậm chí được coi là kim chỉ nam cho các nhà đầu tư khi đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu của doanh nghiệp.
Về cơ bản, vốn hóa giúp nhà đầu tư có thể đánh giá giá trị thực của cổ phiếu trên thị trường ở thời điểm hiện tại là đắt hay rẻ, đúng giá trị hay chưa; tốc độ tăng trưởng và uy tín cổ phiếu mà họ dự định đầu tư. Từ đó nhà đầu tư sẽ có biện pháp để bổ sung danh mục đầu tư hoặc tối ưu để tránh sự rủi ro hay chấp nhận “cắt lỗ” hoặc tìm thời điểm khác để đầu tư.
Doanh nghiệp có vốn hóa cao thì sẽ tạo niềm tin cho các chủ đầu tư khi khả năng rủi ro ít hơn. Ngược lại, với công ty hay mã cổ phiếu có vốn hóa thấp thì khả năng rủi ro lại cao. Nhà đầu tư sẽ xem xét khả năng “chịu rủi ro” ở mức nào trước khi đầu tư.
Hơn nữa, vốn hóa giúp nhà đầu tư xác định hình thức đầu tư với cổ phiếu đó là lâu dài hay chỉ lướt sóng. Bởi với vốn hóa lớn thường công ty thành lập lâu năm, các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn trong quá trình đầu tư. Tuy nhiên chỉ số tăng trưởng của công ty vốn hóa lớn sẽ không đột phá nên nhà đầu tư nếu kỳ vọng vào sự tăng giá đột phá trong ngắn hạn thì không nên đầu tư vào công ty có vốn hóa lớn. Họ có thể tìm kiếm những công ty mới thành lập, vốn hóa nhỏ, nhưng tiềm năng thì khả năng mang lợi nhuận lợi trong ngắn hạn sẽ cao hơn. Tuy nhiên lợi nhuận lớn cũng gắn liền với rủi ro cao.
Vậy nên, các nhà đầu tư cần phải trang bị kiến thức, đánh giá chính xác về cổ phiếu doanh nghiệp trước khi đầu tư, tránh tình trạng chạy theo đám đông hay sợ hãi phải “cắt lỗ” rời bỏ thị trường. Bởi thực tế, vốn hóa doanh nghiệp cũng chỉ là một chỉ số phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan.
Hiểu rõ Capitalization là gì, vai trò, ý nghĩa cũng như yếu tố tác động của nó sẽ giúp các doanh nghiệp đặc biệt nhà đầu tư đánh giá chính xác giá trị doanh nghiệp, từ đó có quyết định đầu tư chính xác và thắng lợi.
Nguyễn Lý