1. Bệnh hen suyễn là gì?
Bệnh hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản – Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi bị hen suyễn, niêm mạc ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Co thắt và viêm nhiễm này làm hẹp đường dẫn khí và giảm lưu lượng không khí vào phổi.
Khi tình trạng này nghiêm trọng hơn, đường dẫn khí sẽ thu hẹp hơn. Khi đó, người bệnh gặp tình trạng khò khè và khó thở một cách khó chịu.
2. Triệu chứng của bệnh hen suyễn
Triệu chứng của bệnh hen suyễn rất đa dạng. Một số biểu hiện bên ngoài khá gần giống với một số bệnh phổi khác như lao, giãn phế quản, COPD,… Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất đối với bệnh hen suyễn:
-
Ho, đặc biệt là vào ban đêm: Ho là một phản ứng cơ thể muốn đẩy các chất bài tiết hoặc dị nguyên từ môi trường như bụi, khói, phấn hoa, lông động vật ra khỏi cơ thể. Ho cũng có thể xuất phát từ các bệnh khác như nhiễm khuẩn xoang mũi, cảm lạnh,… Nhưng nếu tình trạng ho kéo dài và xuất hiện chủ yếu vào ban đêm do đường thở bị thu hẹp, đó có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
-
Thở khò khè: Đây là tiếng rít hay âm thanh không bình thường phát ra khi thở. Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn. Không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản sưng lên, tạo ra âm thanh khò khè. Đặc biệt, người bệnh dễ bị khò khè khi tiếp xúc với không khí lạnh.
-
Khó thở: Đường thở bị thu hẹp, gây khó thở cho người bệnh.
-
Đau thắt ngực, đau hoặc áp lực: Cảm giác như có vật nặng đè hoặc siết chặt ngực.
-
Hơi thở nhanh và gấp: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn. Triệu chứng này càng nặng khi người bệnh vận động nhiều như leo cầu thang, chạy bộ, tập thể dục..
-
Mặt nhợt nhạt, mồ hôi: Người bệnh có mặt nhợt nhạt, mồ hôi, mệt mỏi khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy.
Đây là những triệu chứng thường gặp ở bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp, triệu chứng có thể khác nhau. Ví dụ:
- Có hoặc không có xuất hiện đồng thời các triệu chứng trên.
- Cơn hen bị gián đoạn ở một người nhưng liên tục ở người khác.
- Một số người chỉ bị hen khi tập thể dục hoặc thay đổi thời tiết.
3. Đối tượng của bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn là căn bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi. Bệnh thường phát triển khi còn nhỏ, và một số đối tượng phổ biến bao gồm:
- Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
- Bị dị ứng, chàm.
- Có tiền sử bố, mẹ hoặc gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.
Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất, như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,… cũng rất dễ trở thành đối tượng của bệnh hen suyễn.
4. Hệ quả của bệnh hen suyễn
4.1. Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh
Bệnh hen suyễn có thể tái phát thường xuyên, gây ho dai dẳng vào ban đêm, làm người bệnh mất ngủ, mệt mỏi ban ngày, ảnh hưởng đến chất lượng học tập, công việc và quan hệ tình dục.
4.2. Có khả năng gây tử vong hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh hen suyễn có thể gây tử vong, mặc dù tỷ lệ này thấp so với các bệnh mãn tính khác. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta có thể coi thường căn bệnh này. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, kiểm soát cơn hen, nguy cơ các biến chứng như viêm phế quản, suy phổi, ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi,… là rất cao.
4.3. Gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai
Nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở phụ nữ mang thai thường cao từ tuần thứ 24 đến 36 của thai kỳ. Phụ nữ mang thai mắc bệnh hen suyễn có thể gặp các biến chứng như sản giật, xuất huyết âm đạo, sinh non… Ngoài ra, con của những phụ nữ bị hen suyễn khi mang thai cũng có thể nhẹ cân hơn trẻ bình thường.
5. Phân loại hen suyễn và nguyên nhân
Phân loại | Biểu hiện | Nguyên nhân |
---|---|---|
Hen suyễn dị ứng | – Chảy nước mũi và hắt hơi liên tục – Sưng mũi – Xuất hiện đờm – Chảy nước mắt – Cổ họng ngứa |
– Các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật… – Khói thuốc lá, hóa chất, ô nhiễm không khí… |
Suyễn do tập thể dục | – Khởi phát sau 5 đến 10 phút từ khi tập – Có thể trầm trọng vài phút sau khi ngừng tập – Các dải cơ xung quanh đường hô hấp nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ và độ ẩm – Co thắt đường hô hấp |
|
Ho hen suyễn | – Ho khan không có đờm | – Tiếp xúc với các chất gây dị ứng – Dùng thuốc Beta-blockers – Dị ứng với chất Aspirin |
Hen suyễn nghề nghiệp | – Chảy nước mũi và nghẹt mũi – Mắt bị kích ứng – Ho |
– Tiếp xúc với các chất ở nơi làm việc – Các ngành nghề như thợ làm tóc, họa sĩ, thợ mộc… |
Hen suyễn ban đêm | – Thở khò khè về đêm, ho và khó thở | – Tiếp xúc với các chất gây dị ứng – Đường hô hấp bị lạnh – Tư thế nằm gây khó thở – Tiết hormon theo mô hình sinh học – Ợ nóng |
6. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh hen suyễn
Nguyên tắc trong điều trị và phòng ngừa bệnh hen suyễn là hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Bệnh hen suyễn không thể chữa dứt điểm, nhưng việc phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn đầu sẽ kiểm soát được bệnh và không để bệnh phát triển thành nặng. Dưới đây là một số cách hạn chế triệu chứng gây ra bởi căn bệnh này:
6.1. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Bệnh hen suyễn có thể do sử dụng một số loại thuốc không đúng cách như aspirin, thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen, naproxen,… Thậm chí cả thuốc nhỏ mắt nếu dùng không đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, khi sử dụng thuốc điều trị bất kỳ bệnh lý nào, hãy tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc, sử dụng sai thời gian hoặc sai liều dùng.
6.2. Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hen suyễn
Các tác nhân thường gặp gây ra bệnh hen suyễn bao gồm: lông động vật, mạt nhà, gián, phấn hoa và cây trồng, ẩm mốc, khói thuốc, hóa chất, một số loại thực phẩm. Cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất là tránh xa các tác nhân gây ra căn bệnh này.
-
Tránh tiếp xúc với lông động vật: Nếu thuộc nhóm người dễ mắc bệnh hen suyễn, hạn chế tiếp xúc với lông các loại thú cưng như chó, mèo, chim cảnh…
-
Đeo khẩu trang khi ra đường: Không khí hiện nay ô nhiễm. Do đó, để tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại trong không khí, hãy sử dụng khẩu trang mỗi khi ra đường.
-
Kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Các loại thực phẩm như tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia thuộc nhóm dễ gây dị ứng. Những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này.
-
Dọn dẹp nhà cửa đều đặn: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi bẩn, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm để tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Đây là một trong những cách đơn giản và dễ thực hiện để loại bỏ tác nhân gây nên hen suyễn.
6.3. Tập thể dục hợp lý và sử dụng các thực phẩm tăng sức đề kháng
Để có cơ thể khỏe mạnh, cần có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Thực đơn hàng ngày cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất như đạm, chất béo, chất xơ,… Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,..
Việc rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là cách phòng ngừa bệnh hen suyễn rất tốt. Khi tập thể dục, ngoài việc tăng cường sức mạnh cơ thể, thể lực, còn giúp ngăn ngừa cơn hen suyễn. Tuy nhiên, cần tránh tập luyện lâu ngoài trời lạnh hoặc tập quá sức bản thân.
6.4. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh
Không khí lạnh là một trong những tác nhân gây ra các đợt hen suyễn cấp và các bệnh đường hô hấp khác. Do đó, khi thời tiết chuyển mùa hoặc trở lạnh, hãy giữ ấm cơ thể bằng cách chuẩn bị găng tay, tất, khăn, mũ, áo khoác dày để bảo vệ cơ thể.
6.5. Thực hiện tầm soát hen và COPD
Cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh hen suyễn là thực hiện tầm soát hen và COPD. Khi thực hiện tầm soát, bác sĩ sẽ chỉ định khám lâm sàng chuyên khoa hô hấp, chụp X-Quang phổi, đo hô hấp ký có thử thuốc và xét nghiệm công thức máu,… để kiểm tra tình trạng hệ hô hấp.
Để có kết quả tầm soát hen chính xác nhất, hãy đến các đơn vị y khoa uy tín. CarePlus là một trong những địa chỉ không thể bỏ qua.
Giới thiệu Hệ thống Phòng khám quốc tế CarePlus
CarePlus là Hệ thống Phòng khám quốc tế do Công ty TNHH CityClinic Việt Nam điều hành. CarePlus cũng là thành viên của Singapore Medical Group (SMG). Với đội ngũ y khoa chuyên nghiệp và trang thiết bị hiện đại, CarePlus cung cấp dịch vụ tầm soát hen và COPD để đạt kết quả chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý. Bên cạnh việc mang đến những dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, bác sĩ CarePlus cũng tận tâm tư vấn để khách hàng thay đổi lối sống tốt hơn hoặc có phương hướng điều trị hiệu quả nhất.
Danh sách hệ thống CarePlus
- Phòng khám Tân Bình: 107 Tân Hải, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
- Phòng khám Quận 7: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Q.7, TP.HCM
Giờ làm việc
- Thứ 2 – Thứ 6: 8:00 – 20:00
- Thứ 7: 8:00 – 17:00
Để xem chi tiết gói tầm soát hen và COPD, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY
Bệnh hen suyễn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đối tượng và quốc gia. Bệnh gây nhiều hạn chế trong cuộc sống hàng ngày và có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu không được kiểm soát tốt. Vì vậy, giữ cơ thể khỏe mạnh, tránh tiếp xúc với các tác nhân ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tầm soát bệnh là những điều cần thiết để phòng tránh bệnh.
Để cập nhật thông tin về bệnh hen suyễn và các bệnh phổi khác, vui lòng truy cập Website LADEC hoặc liên hệ:
- Hotline: 1800 6116
- Fanpage: CarePlus Clinic Vietnam