Trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở các thành phố lớn, thuật ngữ “Văn phòng thừa phát lại” là một khái niệm khá phổ biến. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về việc lập vi bằng hay tống đạt giấy tờ, đa số cá nhân và tổ chức không hiểu rõ về Văn phòng thừa phát lại. Vì vậy, qua bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích rõ vấn đề này.
Văn Phòng Thừa Phát Lại Là Gì?
Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại, thực hiện các công việc được giao theo quy định của pháp luật. Có hai loại hình tổ chức của Văn phòng Thừa phát lại: Văn phòng Thừa phát lại do một Thừa phát lại thành lập (thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân) và Văn phòng Thừa phát lại do hai Thừa phát lại trở lên thành lập (thuộc loại hình công ty hợp danh).
Điều Kiện Bổ Nhiệm Thừa Phát Lại Theo Quy Định
Các điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại được quy định cụ thể như sau:
- Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm công tác pháp luật tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Hoàn thành khóa đào tạo hoặc bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Nghị định.
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Danh Mục Công Việc Thừa Phát Lại
Theo quy định tại Nghị định 08/2020, các công việc thừa phát lại được thực hiện như sau:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật.
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người liên quan.
- Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.
Những Điều Cần Lưu Ý Về Văn Phòng Thừa Phát Lại
Trong quá trình thành lập và hoạt động của văn phòng thừa phát lại, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Tổ chức hành nghề thừa phát lại:
Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại, thực hiện các công việc được giao theo quy định của pháp luật. Có hai loại hình tổ chức của Văn phòng Thừa phát lại: Văn phòng Thừa phát lại do một Thừa phát lại thành lập (thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân) và Văn phòng Thừa phát lại do hai Thừa phát lại trở lên thành lập (thuộc loại hình công ty hợp danh).
Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại:
Tên gọi văn phòng thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và tên riêng liền sau. Việc đặt tên và sử dụng biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại:
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại, người này phải là Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại cũng có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ. Thư ký nghiệp vụ giúp Thừa phát lại thực hiện các nhiệm vụ pháp lý, phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên và không thuộc các trường hợp quy định tại Nghị định 08/2020.
Trụ sở chính văn phòng thừa phát lại:
Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Con dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy. Chế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đơn vị phụ thuộc văn phòng thừa phát lại:
Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng không được thực hiện ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định 08/2020.
Thủ Tục Thành Lập Văn Phòng Thừa Phát Lại
Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Xác định điều kiện lập văn phòng thừa phát lại
Để được thành lập văn phòng thừa phát lại, cần tuân thủ các tiêu chí được quy định cụ thể tại Nghị Định 80/2020. Cụ thể như sau:
- Phù hợp với điều kiện về kinh tế – xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
- Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
- Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
- Không quá 2 Văn phòng Thừa phát lại tại 1 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 1 Văn phòng Thừa phát lại tại 1 đơn vị hành chính huyện.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng thừa phát
Hồ sơ văn phòng thừa phát lại bao gồm những tài liệu sau:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.
- Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại.
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập văn phòng thừa phát lại
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ như trên, khách hàng sẽ nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nơi đăng ký trụ sở chính của văn phòng thừa phát lại.
Bước 4: Nhận quyết định thành lập văn phòng thừa phát lại
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Bước 5: Đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi cho phép thành lập. Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại bao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; họ tên Trưởng Văn phòng Thừa phát lại; danh sách Thừa phát lại hợp danh và danh sách Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (nếu có) của Văn phòng Thừa phát lại.
Dịch Vụ Thừa Phát Lại Tại Hà Nội
Hiện nay, ở Hà Nội, hầu hết các quận đều đã thành lập một văn phòng Thừa phát lại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Dưới đây là danh sách một số văn phòng Thừa phát lại tại Hà Nội:
- Văn phòng Thừa phát lại Quận Thanh Xuân: Số 101, Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, quận Thanh Xuân.
- Văn phòng Thừa phát lại Quận Hà Đông: B14 Khu đấu giá đất Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông.
- Văn phòng Thừa phát lại Quận Hoàn Kiếm: Số 16A/3 phố Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng Thừa phát lại Quận Ba Đình: Số 12 Phan Kế Bính kéo dài, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng Thừa phát lại Đống Đa: Số 75 phố Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng Thừa phát lại Thủ Đô: Số 2, Lô 1, dãy A, khu Trung Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng Thừa phát lại Quận Nam Từ Liêm: Biệt thự BT1-D4 Khu đô thị mới Trung Văn, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Dịch Vụ Thừa Phát Lại Chuyên Nghiệp Tại LADEC
Chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ thừa phát lại bằng việc liên kết với các văn phòng thừa phát lại trên toàn bộ các quận, huyện tại Hà Nội. Khi quý khách hàng cần tư vấn về thủ tục thừa phát lại, quý khách có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline: 0981.378.999 để được chúng tôi tư vấn chi tiết.
Lưu ý: Ngoài việc tiến hành thủ tục tại trụ sở chính văn phòng thừa phát lại, chúng tôi cung cấp dịch vụ ngoài giờ hành chính và lập vi bằng tại nhà, giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Đội ngũ nhân viên chúng tôi sẽ đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng.