1. Đau mắt cá chân – Một vấn đề đáng lo ngại
Mắt cá chân là vùng gồm nhiều khớp nhỏ và các gân chạy từ chân đến bàn chân. Với cấu trúc phức tạp như vậy, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây tổn thương mắt cá chân. Thường thì người bệnh thường xao lạc trước các chấn thương nhỏ ở mắt cá, cho đến khi mắt cá chân sưng đau và gây khó khăn trong hoạt động mới tìm đến các phương pháp chữa trị. Việc phát hiện và điều trị đúng cách quan trọng để tránh tình trạng đau mắt cá chân trầm trọng và suy giảm chức năng vận động.
2. Đau mắt cá chân là gì và nguyên nhân gây ra?
Đau mắt cá chân là một cảm giác khó chịu và đau nhức xuất hiện ở vùng khớp cổ chân. Cơn đau này có thể do chấn thương như bong gân, hoặc do bệnh lý như viêm gân, khớp mắt cá chân. Tình trạng sưng đau mắt cá chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và ở mọi độ tuổi.
2.1. Nguyên nhân gây đau mắt cá chân
Một số nguyên nhân gây sưng đau mắt cá chân có thể kể đến:
Bong gân mắt cá chân: Là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau mắt cá chân, chiếm 85% trong số các chấn thương mắt cá chân. Bong gân xảy ra khi dây chằng (phần mô nối với xương) bị rách hoặc căng quá mức. Hầu hết các trường hợp bong gân mắt cá chân xảy ra khi bàn chân bị vặn về 1 bên. Đa số các trường hợp bong gân mắt cá chân có thể chữa lành và phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi lành, mắt cá chân có thể trở nên yếu hơn và các cơn đau có thể tái phát.
Gout: Gout là tình trạng tăng lượng acid uric (một chất sản sinh do quá trình phân hủy purine) vượt quá mức bình thường, tạo thành tinh thể hình kim sắc nhọn tích tụ trong các khớp cơ, gây ra cơn đau mắt cá chân dữ dội.
Viêm khớp cổ chân: Xảy ra khi sụn khớp bị thoái hóa, làm các khớp xương cọ sát vào nhau, gây ra đau nhức ở vùng khớp cổ chân. Ngoài ra, các chấn thương do tai nạn nếu không được chữa trị triệt để có thể làm tổn thương khớp và tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập, gây ra tình trạng viêm.
…[Đặt hyperlink LADEC](https://ladec.edu.vn) để xem thêm nguyên nhân đau mắt cá chân phổ biến và cách điều trị.
3. Nhận biết triệu chứng đau mắt cá chân
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cơn đau mắt cá chân sẽ đi kèm với các triệu chứng khác nhau:
Bong gân: đau khớp mắt cá chân, sưng, bầm tím, khớp yếu.
Viêm khớp cổ chân: đau ở khớp xương và các khu vực xung quanh, hạn chế cử động khớp chân…
Gout: đau buốt dữ dội, sưng tấy mắt cá chân, da nóng và đỏ…
4. Cách sơ cấp cứu khi bị sưng đau mắt cá chân
R-I-C-E là phương pháp sơ cấp cứu được các bác sĩ đề xuất khi xử lý chấn thương trong thể thao. Thực hiện phương pháp này đúng cách sẽ giúp vết thương lành nhanh, giảm đau hiệu quả.
Rest (nghỉ ngơi): Nghỉ ngơi, hạn chế cử động cổ chân để tránh gây thêm tổn thương cho cơ, dây chằng hoặc các mô khác.
Ice (chườm đá): Chườm lạnh vùng cổ chân bằng túi đá. Trước khi đặt túi đá lên mắt cá chân bị bong gân, bạn nên phủ một lớp khăn mỏng để tránh bỏng lạnh. Chườm đá khoảng 15-20 phút, không nên chườm đá quá lâu vì có thể gây tổn thương da. Tránh chườm nóng, sử dụng dầu, rượu, thuốc… để xoa bóp vì có thể làm tổn thương dây chằng và gây ra chảy máu nặng hơn.
Compression (băng ép): Băng thun từ bàn chân lên đến gối theo kiểu lợp ngói, lớp sau chồng lên 2/3 lớp băng trước để giảm sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch.
Elevation (nâng cao): Nằm kê chân cao để máu tĩnh mạch lưu thông dễ dàng hơn. Nâng cao từ 10-20cm, không nên kê cao quá để tránh tê chân do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân. Cũng có thể nằm gác chân lên gối ôm khoảng 10cm.
Đọc thêm: > Đau cổ chân khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách chữa trị > Làm sao để tránh đau chân khi chạy bộ?
5. Chữa trị đau mắt cá chân hiệu quả không cần thuốc
Đau mắt cá chân là dấu hiệu của sự sai lệch cấu trúc bên trong. Vì vậy, việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời và không giải quyết vấn đề gốc rễ. Để điều trị đúng cách, tránh thực hiện theo các phương pháp chữa trị dân gian chưa được kiểm chứng, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
LADEC với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại đã chữa trị thành công cho nhiều vận động viên bị chấn thương mắt cá chân. Đặc biệt, đối với các trường hợp bong gân mắt cá, nếu được điều trị đầy đủ và đúng phương pháp, bệnh nhân có thể hoàn toàn phục hồi mà không cần đến bó bột hay phẫu thuật.
Trong những trường hợp mắt cá chân tái phát nhiều lần hoặc khi bị sưng đau, tổn thương nghiêm trọng, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tại LADEC sẽ sử dụng đế chỉnh hình bàn chân để ổn định bàn chân và khớp mắt cá, giúp bệnh nhân có thể vận động thể thao bình thường.
Phòng lab chỉnh hình bàn chân của LADEC đã đạt tiêu chuẩn quốc tế và đã từng thực hiện nhiều dụng cụ chỉnh hình bàn chân cho các vận động viên chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Vì vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể tin tưởng vào kết quả điều trị mà LADEC mang lại sau quá trình điều trị.
Liệu trình điều trị đau mắt cá chân tại LADEC bao gồm:
- Chỉnh hình bàn chân để khắc phục các vấn đề cơ học của bàn chân và làm mất cân bằng vận động.
- Điều trị bằng tia laser cường độ cao thế hệ IV và sóng xung kích Shockwave để cải thiện sức khỏe khớp và giảm viêm.
- Bổ sung Glucosamine Sulfate, Chondroitin Sulfate, MSM, vitamin và khoáng chất để phục hồi sụn và mô mềm bị tổn thương.
- Hướng dẫn bài tập vật lý trị liệu để cải thiện vận động của bàn chân.
- Sử dụng băng dán cơ RockTape giúp giảm đau và cải thiện vận động nhanh chóng.
6. Cách phòng ngừa đau mắt cá chân
- Chọn giày vừa chân, tránh mang giày cao gót.
- Thực hiện các động tác kéo giãn cổ chân và mắt cá trước khi luyện tập.
- Sử dụng các phụ kiện bảo vệ mắt cá chân như băng dán cơ RockTape khi tham gia các hoạt động thể thao dễ gây bong gân.
- Giảm cân nếu bạn bị béo phì để giảm áp lực lên mắt cá chân.
7. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tại LADEC
Các bác sĩ tại LADEC đều có bằng cấp quốc tế, giàu kinh nghiệm và đội ngũ chuyên môn chắc chắn để thực hiện việc điều trị một cách hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.