Hải Phòng – vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa xuất hiện từ lâu và riêng có ở Đồ Sơn, là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ.
Giới thiệu lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Không ai rõ lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn diễn ra từ bao giờ. Đây đã là tập tục cổ có từ ngày xưa. Với tên gọi khác là đấu ngưu, lễ hội chọi trâu là lễ hội truyền thống của người dân vạn chài ở vùng biển Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Lễ hội được diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch. Cứ thế đều đặn diễn ra mỗi năm một lần cho đến tận bây giờ. Tuy nhiên, trong năm 2020, vì ảnh hưởng của đại dịch nên lễ hội chọi trâu không được tổ chức.
Lễ hội chọi trâu đặc biệt ở chỗ đây là minh chứng cho thấy sự giao thoa, kết hợp độc đáo giữa nhiều cộng đồng địa phương. Bởi lẽ, theo lẽ thông thường, mỗi địa phương sẽ sáng tạo và giữ gìn một lễ hội nhất định, tương ứng với câu nói “Trống làng nào làng ấy đánh. Thánh làng nào làng ấy thờ”. Tuy nhiên, điều này lại không đúng với lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Ở đây có sự giao thoa giữa các yếu tố trong văn hóa nông nghiệp của cư dân miền biển (như đã nói ở trên) với cư dân vùng đồng bằng. Với mục đích chung là tưởng nhớ công ơn các vị thần, cầu nguyện một năm quốc thái dân an.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn mang sắc thái vừa riêng vừa chung, thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng đúng như triết lý “trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ”. Ngoài ra, vì là tục lệ của người dân miền biển nên lễ hội chọi trâu còn gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu. Theo quan niệm của người dân nơi đây, đặc biệt là với ngư dân đánh bắt biển xa bờ, mặt trăng có liên quan mật thiết đến thủy trình.
Trong khi đó, sừng trâu cũng có hình cong lưỡi liềm, khá tương đồng với hình mặt trăng. Khi hai đôi sừng trôi chọi nhau dưới ánh trăng bạc chính là minh chứng cho thấy sự liên quan mật thiết ấy. Đôi sừng trâu từ đó trở thành biểu tượng cho mặt trăng khuyết, gắn với thần Độc Cước. Đây là vị thần mà người dân miền biển tôn thờ. Sau mỗi lần chọi trâu, con trâu nào chiến thắng sẽ được mang lên thuyền.
Chúng được đem chở ra thật xa khỏi đất liền rồi hất xuống biển để tế thần. Tuy nhiên, đó chỉ là tục lệ ngày xưa. Hiện nay, con trâu chiến thắng sẽ được rước bát hương đền Nghè và cờ đại “Thượng đẳng thần”. Lúc này, người dân trong làng xã sẽ cùng nhau mổ thịt làm lễ hiến sinh lên thành hoàng của làng. Dùng trâu làm vật tế, họ cầu mong mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, ngư dân thuận buồm xuôi gió đánh bắt mẻ cá tôm bội thu. Ở Hải Phòng lưu truyền từ bao lâu nay câu ca dao cổ:
“Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi Trâu thì về”
Nguồn gốc lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Như đã nói ở trên, không ai dám khẳng định lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có từ bao giờ. Lịch sử hình thành lễ hội chọi trâu vẫn đang là bí ẩn chưa có lời giải đáp. Trong cuốn sách Lịch sử người Hà Nội của tác giả Hà Ân, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã xuất hiện từ thời nhà Trần. Tuy nhiên, dân gian vẫn truyền tai nhau những truyền thuyết và sự tích về lễ hội. Có khá nhiều dị bản, mỗi câu chuyện lại có những điểm thú vị riêng.
Thần tích Tước Điểm Đại Vương
Câu chuyện đầu tiên liên quan đến thần tích Tước Điểm Đại Vương. Theo như nguồn tài liệu trong cuốn sách Đồng Khánh Địa Dư Chí Lược được biên soạn vào cuối thế kỷ 19, vị thần Tước Điểm Đại Vương là vị thần mà người dân làng vạn chài tôn thờ. Trong sách có ghi, khi đi qua ngôi đền, người dân nhìn thấy hai con trâu húc nhau. Khi chúng phát hiện có tiếng động đậy do có người đi ngang qua, chúng liền bỏ chạy xuống biển và biến mất.
Kể từ đó, người dân Đồ Sơn địa phương mới mở ra lễ hội chọi trâu vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Đặc biệt, cứ hễ đến ngày diễn ra lễ hội, trời đổ mưa như nước trút, mưa to gió lớn ầm ầm. Vì lý do đó, người dân càng thêm có niềm tin và quan niệm rằng ngày này chính là thời điểm thủy thần Đồ Sơn hiển linh.
Huyền tích Bà Đế
Chọi trâu Đồ Sơn còn gắn với sự tích Huyền tích Bà Đế. Cái tên này được xem là huyền thoại khi kể về một cô thôn nữ xinh đẹp, yêu kiều có tên là Đế. Bà sau này được gả cho vua Thủy Tề. Chỉ riêng sự tích bà Đế đã có rất nhiều dị bản khác nhau. Thứ nhất, có người quan niệm rằng bãi biển nơi mà ngày xưa vua Thủy Tề đón bà Đế về thủy cung vốn có rất nhiều loại tôm, cá sinh sống phong phú. Người dân địa phương tổ chức lễ hội chọi trâu nhằm mục đích độc chiếm bãi biển có nhiều cá này.
Họ sẽ dùng con trâu thắng chung cuộc hiến tế cho thủy thần, xem như món vật đổi lấy bãi biển và đồng thời cầu mong mưa thuận gió hòa, biển được mùa tôm cá. Dị bản thứ hai cho rằng bà Đế sinh ra trong gia đình nghèo, lỡ mang thai với vua Thủy Tề. Theo phong tục ngày xưa, gái chưa chồng mà có thai sẽ bị làng phạt vạ. Bà Đế bị đưa ra biển dìm đến chết. Vì oan ức, bà hiển linh. Sau này, người dân địa phương lập đền thờ, gọi là đền Bà Đế để cầu xin bà không quở phạt.
Chính bãi biển nơi bà Đế mất mạng, tôm cá sinh sống ở đó kéo đến tập trung ngày một nhiều. Từ đó, số lượng cá ngày càng tăng lên từ năm này qua năm khác. Người dân kéo nhau đến đây đánh cá. Sau này, cộng đồng địa phương tổ chức lễ hội chọi trâu để tưởng nhớ công ơn của bà. Những con trâu thắng chung cuộc sẽ mang ra biển cúng tế bà Đế.
Dị bản cuối cùng về truyền thuyết của bà Đế có liên quan đến lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cho rằng, câu chuyện nàng Đế bị dìm chết ngoài khơi Hòn Độc là di vết của tục hiến sinh các cô gái cho Thủy Thần. Tục lệ này đã có từ thời kỳ nguyên thủy đến thời sơ kỳ phong kiến. Khi trình độ dân trí tăng cao, người ta không dùng con người để hiến mà thay thế bằng con vật. Và trâu chính là con vật được chọn là vật hiến sinh.
Thần tích cá Kình
Dân gian còn truyền tai nhau sự tích về thần tích cá Kình có liên quan đến lễ hội chọi trâu diễn ra ở mảnh đất Đồ Sơn. Để ngư dân Đồ Sơn không bị cá kình ăn thịt, họ tổ chức lễ hội chọi trâu và mổ thịt để cúng tế. Bởi lẽ ngày xưa, người dân làng chài thường nhiều lần bị cá kình ăn thịt. Vì lo sợ, họ lập đàn thần linh cầu bình an và được phù hộ. Vào thượng tuần tháng 6, dân làng hứa rằng sẽ mổ trâu làm lễ tạ nếu không còn bị cá kình ăn thịt nữa.
Hai tháng sau, vào một đêm mưa bão ầm ầm, toàn bộ số cá kình đều chết và trôi dạt vào bờ. Sáng sớm hôm sau tỉnh dậy và tính cảnh tượng trên xác mỗi con cá đều có vết chim cắn, người dân dù hoang mang nhưng cũng vui mừng vì từ đây tính mạng đã được bảo vệ. Đứng như lời hứa, hàng năm, ngư dân đều mang trâu đến lễ thần ở đền Nghè. Vì quan niệm thần linh thích xem chọi trâu nên tổ chức lễ chọi trâu.
>> Xem thêm
- Đồ Sơn ở đâu?
- Xe khách Hà Nội Đồ Sơn
- Thuyết minh về bãi biển Đồ Sơn
Anh hùng áo vải Quận He Nguyễn Hữu Cầu
Sự tích cuối cùng về nguồn gốc lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là ông Nguyễn Hữu Cầu. Ông là người làng Lôi Động xã Tân An, huyện Thanh Hà. Người dân làng vạn chài vì muốn bảo vệ cuộc sống bình yên, ấm no để cùng nhau phất cờ khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến thối nát tàn bạo thời kỳ 1741 – 1751. Ông Nguyễn Hữu Cầu là người khởi xướng. Để tưởng nhớ công đức người, dân làng Đồ Sơn cứ đều đặn hàng năm sẽ mở hội chọi Trâu, múa cờ.
Một số tài liệu khác cho rằng, mỗi khi sau một trận đánh thắng, Nguyễn Hữu Cầu thường ra lệnh mổ trâu khao quân. Những con trâu chọi mạnh mẽ được lựa chọn để mổ bụng mới vùng chạy, làm đứt dây rồi lao ra chọi nhau dữ dội. Thấy thế, quân binh hò reo dữ dội vui vẻ. Từ đó, thấy được niềm vui khi xem trâu chọi, Nguyễn Hữu Cầu mở hội chọi trâu để cổ vũ động viên tinh thần quân sĩ có thêm tinh thần chiến đấu. Và thế là lễ hội chọi trâu được tiếp tục cho đến bây giờ.
Ý nghĩa của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức ban đầu với ý nghĩa tưởng nhớ công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Đồng thời, lễ hội này còn thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng làng xã cao. Theo quan niệm của người xưa, làng nào có con trâu thắng chung cuộc sẽ được bình an suốt năm tiếp theo, ngư dân đi biển may mắn không gặp phải thời tiết xấu. Dù thắng hay thua thì sau khi kết thúc lễ hội chọi trâu, các con trâu tham dự giải đấu đều được mổ lấy thịt làm lễ tế trời đất, cùng cầu mong mùa màng bội thu. Người dân Đồ Sơn tin rằng nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội sẽ gặp nhiều điều may mắn và tốt lành.
Chuẩn bị trước lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Chọn, nuôi và huấn luyện trâu
Để giành chiến thắng trong lễ hội, việc chọn trâu cũng được chuẩn bị rất công phu, mất nhiều tháng trời. Thậm chí, từ trước lễ một năm, những người có kinh nghiệm sẽ đi mua trâu lặn lội đến nhiều tỉnh thành lân cận như Tuyên Quang, Bắc Kạn, Nam Định, Thanh Hoá,… để tìm cho được con trâu như ý. Dấu hiệu một con trâu tốt, khỏe mạnh, đủ độ chiến để tham quan trận đấu trước hết đó phải là con đực để chống chọi lại cú húc, chịu đòn từ trâu đối phương.
Da trâu đồng, lông móc, một khoang bốn khoáy, hàm đen, lông trên đầu vừa cứng vừa dày chính là các tiêu chí tiếp theo để lựa chọn. Trâu có cổ dài, ức rộng và hơi thuôn nhỏ về phía đầu. Lưng trâu cần dày và phẳng đủ để chịu đựng lực húc từ con trâu khác. Ngoài ra, háng trâu rộng, càng về phía đuôi càng nhỏ là con trâu quý. Về sừng – bộ phận được xem là vũ khí trong mọi lễ hội chọi trâu phải có màu đen như mun, sừng bênh lên như hai cánh cung, cong như hình trăng khuyết.
Ở giữa hai sừng có nhúm lông hình chóp trên đỉnh. Mắt trâu phải đen, tròng đỏ. Sau khi chọn được con trâu tốt vẫn chưa đủ để mang ra chọi trâu ngay. Còn cần phải luyện trâu để chúng có khả năng chiến đấu. Một số kỹ năng cần tập luyện cho chúng như chạy, lội bùn, leo núi, thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Trong một số trường hợp, trâu sẽ bị vót sừng cho nhọn, giúp tăng khả năng chiến đấu và sát thương.
Vào phần lễ hội sẽ có rất nhiều khán giả tham gia. Cần tập cho trâu làm quen với không khí ồn ào náo nhiệt từ trước. Không chỉ tập tấn công mà còn tập cho trâu tự vệ bằng các động tác nhử, luồn sừng bẻ, đánh dập, miếng vồ. Trong các cuộc chọi, trâu được rút mũi dây ở một khoảng cách nhất định rồi lao thẳng vào nhau. Theo một số chuyên gia chọi trâu, trâu có thể được dạy những miếng hiểm hóc như chọc mắt, tống hầu,… Một số con trâu có bản năng tấn công sẽ học nhanh hơn.
Trường đấu
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức tại đình tổng Đồ Sơn. Một số trận đấu quyết liệt, những con trâu ngang sức ngang tài có thể kéo dài lên đến 40 phút đến một tiếng. Trường đấy hay sân chòi, nơi được chọn tổ chức chọi trâu là bãi đất rộng, thoáng, bằng phẳng với diện tích khoảng 80 x 100m. Để đảm bảo an toàn còn có hàng rào chắn xung quanh. Phía bên trong sân có chỗ đứng cho trâu gọi là “xào xá”. Bao quanh sân là khán đài để người dân theo dõi trận đấu.
Diễn biến lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Lễ hội chọi trâu được tổ chức với quy mô lớn, nhiều nghi lễ trang trọng, có lễ khai mạc, có rước kiệu thần, lọng che, phường bát âm,… Lễ hội chọi trâu có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Bắt đầu từ ngày mùng một đầu tháng là lễ tế thần Điểm Tước được tổ chức ở đình Tổng. Tiếp đến là lễ rước nước có liên quan đến tục tế Thủy Thần. Mỗi năm, lọ nước được thay một lần. “Ông trâu” hay còn gọi là chủ trâu ra làm lễ Thành Hoàng. Phần hội được tổ chức vào 9/8 âm lịch. Bắt đầu từ 1 giờ sáng, chủ tế các làng xin phép Thành Hoàng được mang trâu đi thi đấu.
Trong đám rước, người dẫn đầu là đội ngũ phương, chiêng, trống, kiệu, bát bửu mang áo đỏ viền trắng, thắt lưng. Theo sau đó là các bô lão, những người có chức sắc trong làng đi theo và các ông trâu theo thứ tự xếp hạng đấu loại. Bên cạnh mỗi ông trâu là hai chàng trai cầm cờ đuôi nheo nhảy múa. Lễ rước ông trâu vô cùng nhộn nhịp và huyên náo với các tiếng nhạc bát âm cùng tiếng cổ động của người dân xung quanh.
Tiếp đến là nghi thức múa cờ khai hội. 24 chàng trai khỏe mạnh của lạnh chia làm hai hàng, trình diễn múa cờ. Đây là khung cảnh tái hiện lại lễ ra quân của Quận He Nguyễn Hữu Cầu, mong ước Thần Gió phù hộ mưa thuận gió hòa, thuyền bè ra khơi thuận lợi. Kết thúc phần lễ hội, khi đã tìm ra con trâu thắng cuộc, ông trâu được làm lễ rước trở về.
Sáng ngày 10 tháng 8, toàn bộ ông trâu tham gia lễ hội được đem giết thịt làm lễ vật tế thần ở đình. Theo tập tục của người dân địa phương, bát tiết trâu phải lấy một ít máu huyết để cúng thần sau đó đổ xuống ao để tiễn thần đi. 12h trưa, lễ tết bắt đầu. Du khách khi đến tham dự lễ hội chọi trâu sẽ được mua thịt trâu về ăn để hưởng lộc, cầu may. Ngày 16 tháng 8, tiến hành nghi thức “tống thần” được tổ chức, chính thức kết thúc lễ hội chọi trâu.
Lễ hội chọi trâu quả thật ý nghĩa và hấp dẫn đúng không nào? Nếu có nhu cầu du lịch Hải Phòng để tham gia lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, đừng ngần ngại liên hệ với Du lịch Khát Vọng Việt nhé. Công ty có nhiều gói tour khác nhau với mức giá ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Nhanh tay gọi ngay đến số điện thoại dưới đây hoặc đến trực tiếp địa chỉ để nhân viên của Du lịch Khát Vọng Việt tư vấn cho bạn một gói tour hợp lý nhé!
Địa chỉ: Số 18, Lô 4B, Đường Trung Yên 10A, P. Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (024) 666 355 11 – Hotline: 0962.70.5533 * 0934.507.489 * 0855.002.652
Email: dulichkhatvongviet@gmail.com
Website: https://dulichkhatvongviet.com
Với những nét văn hóa truyền thống độc đáo vốn có, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách bốn phương đến với Hải Phòng. Năm 2000, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được Nhà nước công nhận là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước. Hy vọng rằng bài viết này đã gợi cho bạn niềm hứng thú về lễ hội truyền thống quý báu của dân tộc. Hãy đến Đồ Sơn – Thanh Hóa một ngày không xa để tận mắt xem chọi trâu nhé!
Độc giả cũng quan tâm:
chọi trâu trọi trâu chọi trâu hải phòng troi trâu lễ hội chọi trâu ở đâu tranh lễ hội chọi trâu ý nghĩa của lễ hội chọi trâu chơi chọi trâu lễ hội chọi trâu diễn ra ở đâu