Khái niệm “chân không là gì?”
Theo định nghĩa cổ điển, “chân không” được hiểu là một không gian “trống” hoặc “khoảng trống” không chứa hoặc chỉ chứa rất ít vật chất, do đó không có áp suất. Điều này có nghĩa là “chân không” có thể có thể tích khác 0 và khối lượng bằng 0. Để hiểu rõ hơn về môi trường “chân không là gì?” và “áp suất chân không là gì?”, mời các bạn tìm hiểu qua các thông tin dưới đây!
Áp suất chân không là gì?
Theo định nghĩa từ Wikipedia, áp suất là một đại lượng vật lý đo lực tác động lên một đơn vị diện tích vuông góc với bề mặt của vật thể. Áp suất chân không là giá trị áp suất của lượng vật chất còn lại trong một khoảng không gian nhất định. Giá trị áp suất này tỉ lệ nghịch với số lượng vật chất có trong môi trường đó, tức là khi áp suất chân không càng cao thì lượng vật chất trong môi trường càng ít đi và ngược lại.
Các loại môi trường chân không cần nắm
Có nhiều loại môi trường chân không mà chúng ta cần biết:
1. Atmospheric Pressure (Áp suất khí quyển):
Đây là áp suất khí quyển tiêu chuẩn (760 Torr).
2. Low Vacuum (Chân không thô):
Đây là chân không có thể tồn tại trong những thiết bị thô sơ như máy hút bụi và cột áp kế lỏng.
3. Medium Vacuum (Chân không trung bình):
Đây là chân không có thể đạt được với một thiết bị bơm hút chân không duy nhất, áp suất khá thấp để đo lường với một áp kế khí. Medium Vacuum có thể đo bằng một thước đo McLeod, đo nhiệt hoặc một máy đo điện dung.
4. High Vacuum (Chân không cao):
Đây là chân không cao, để tạo thành cần trải qua bơm nhiều giai đoạn và đo lường ion.
5. Ultra High Vacuum (Chân không siêu cao):
Đây là ngưỡng chân không siêu cao, đòi hỏi sử dụng khoang nung để loại bỏ các dấu vết của một số loại khó, quy trình cũng rất khác biệt. Mức xác định Ultra High Vacuum theo tiêu chuẩn của Anh và Đức là áp suất dưới 10-6 Pa (10-8 Torr).
6. Perfect Vacuum (Chân không tuyệt đối):
Đây là trạng thái chân không lý tưởng, khi môi trường không còn tồn tại bất cứ hạt vật chất nào. Áp suất chân không đạt 0 Torr hoặc 0 kPa thì được coi là chân không tuyệt đối. Việc có được một môi trường như vậy gần như là không thể trong các nỗ lực ở phòng thí nghiệm do sự tồn tại của các hạt ảo, năng lượng tối, và các khía cạnh khác của chân không lượng tử.
Ứng dụng của chân không trong đời sống
Nghiên cứu về môi trường không vật chất mang lại rất nhiều giá trị thực tế trong đời sống con người. Dưới đây là một số ứng dụng của chân không trong đời sống:
-
Chân không được sử dụng trong bóng đèn sợi đốt để bảo vệ dây tóc khỏi sự tác động của hóa chất. Ngoài ra, chân không cũng được sử dụng trong các ứng dụng khác như hàn chùm tia điện tử, hàn lạnh, đóng gói và chiên chân không.
-
Trong các nhà máy chế biến thực phẩm, bột đá, chế biến nhựa, hóa chất, y dược, chân không được sử dụng để vận chuyển các loại bột bằng cách sử dụng bơm hút chân không và máy thổi. Bạn cũng có thể nghe đến những thiết bị như máy bơm hơi và máy hút – thổi bụi.
-
Chân không cũng được ứng dụng trong sản xuất chai phôi (chai ống), linh kiện trong các dây chuyền sản xuất chai nhựa và nhiều ứng dụng khác.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm “chân không là gì?”, “áp suất chân không là gì?” và các loại môi trường chân không. Chân thành cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!