Hiện nay, việc sử dụng khí công nghiệp ngày càng phổ biến trong cuộc sống và hoạt động sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, trong số những loại khí này, có một tỉ lệ khá cao các loại khí độc. Vậy những khí nào được coi là khí độc và tiêu chí phân loại chúng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về danh mục các loại khí độc thường gặp và ảnh hưởng của chúng lên sức khỏe con người.
Khái niệm và phân loại khí độc
Khí độc hại là những loại nguyên liệu nguy hiểm có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe và thậm chí gây tử vong. Chúng được chia thành 3 nhóm khác nhau dựa trên mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Nhóm khí độc loại I:
Đây là những chất khí độc có nồng độ gây chết người trung bình (LC50 – Nồng độ gây chết người 50%) trong không khí từ 200 phần triệu trở xuống theo thể tích hơi hoặc khí. Hoặc từ 2 miligam trong mỗi lít hoặc ít hơn so với khói, sương hoặc bụi. Khi dùng chuột bạch nặng từ 200 đến 300 gram trong một giờ (hoặc ít hơn nếu cái chết xảy ra trong vòng một giờ).
Nhóm khí độc loại II:
Nhóm này bao gồm các chất khí có nồng độ gây chết trung bình (LC50) trong không khí từ 200 phần triệu đến 3.000 phần triệu tính theo thể tích khí hoặc hơi. Hoặc từ trên 2 miligam mỗi lít thể tích đến không quá 30 miligam theo mỗi lít bụi, khói, hoặc các chất rắn khác. Trong trường hợp này, khi hít thở phải liên tục bằng chuột bạch nặng khoảng 200 – 300 gram trong một giờ (hoặc ít hơn nếu cái chết xảy ra trong vòng một giờ).
Nhóm khí độc loại III:
Nhóm này bao gồm các chất khí có nồng độ gây chết trung bình (LC50) trong không khí từ trên 3.000 phần triệu đến không quá 5.000 phần triệu tính theo lít khí hoặc hơi. Hoặc từ trên 30 miligam mỗi lít thể tích đến không quá 50 miligam theo mỗi lít bụi hoặc khói. Trong trường hợp này, khi hít phải bằng chuột bạch nặng từ 200 – 300 gram trong một giờ (hoặc ít hơn nếu cái chết xảy ra trong vòng một giờ).
Danh sách các loại khí độc hại
1. Khí độc NO2 và các khí NOx
Khí Nitrogen dioxide là chất khí độc thuộc nhóm I với công thức hóa học NO2, là khí hóa lỏng màu nâu đỏ, có mùi khó chịu. Nó cực độc, có tính ăn mòn và tính oxy hóa cao, có thể gây thiếu máu và ung thư.
- Nồng độ khí NO2 ở khoảng 50 – 100 ppm trong một tiếng có thể gây viêm phổi trong khoảng 6 – 8 tuần.
- Nồng độ từ 150 – 200 ppm trong một giờ có thể phá huỷ đường hô hấp và dẫn đến tử vong nếu nhiễm độc trong thời gian kéo dài 3 – 5 tuần.
- Nồng độ trên 500 ppm tiếp xúc trong 2 – 10 ngày có thể gây tử vong.
Ngoài ra, các oxit nitơ khác như NO (Nitric oxide) cũng gây tác hại nguy hiểm đến sức khỏe con người. Còn N2 (Nitrogen), N2O (Nitrous oxide) không độc, nhưng có thể gây ngạt.
2. Khí độc NH3
Amoniac (Ammonia) là chất khí hóa lỏng độc thuộc nhóm III, có mùi cay mạnh, không cháy và tính ăn mòn cao.
- Tiếp xúc với nồng độ NH3 cao trong không khí có thể gây bỏng niêm mạc mũi, ảnh hưởng tới cổ họng và đường hô hấp, suy hô hấp.
- Tiếp xúc trực tiếp có thể gây bỏng rất nặng, gây mù vĩnh viễn, gây bệnh phổi hoặc thậm chí tử vong.
- Nuốt phải nó có thể gây bỏng ở miệng, dạ dày và cổ họng.
3. Khí độc H2S
Khí độc H2S không màu và có mùi hôi thuộc nhóm khí độc II.
- Hydrogen sulfide là loại khí rất độc (độc tính của nó ngang với HCN và cao hơn chất khí CO từ 5 đến 6 lần), với chỉ một lượng nhỏ có thể gây thở gấp, ngộ độc và ngừng thở cho người và động vật.
- H2S với nồng độ cao có thể gây tê liệt hệ hô hấp và nạn nhân dễ bị ngạt.
4. Khí độc sarin
Sarin là một chất lỏng độc hại không màu và không mùi với công thức hóa học là C4H10FO2P. Tiếp xúc với sarin có thể gây đau đầu, buồn nôn, ngừng hô hấp, ngạt hay tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
5. Khí Clo độc
Clo là khí nén màu xanh lá cây, có mùi hôi tương tự như thuốc tẩy. Nó thuộc nhóm chất độc II có tính ăn mòn và tính oxy hóa cao.
- Khí độc Clo gây ngứa, khó thở và đau rát xương ức, gây ho, ngứa mắt và miệng, tiết nhiều nước bọt.
- Nếu bị nhiễm clo nặng có thể gây đau đầu, đau thượng vị, nôn mửa, vàng da và thậm chí phù nề phổi.
6. Các khí độc VOCs (Cacbon hữu cơ dễ bay hơi)
VOCs là các chất lỏng, khí hoặc rắn chứa các hợp chất cacbon hữu cơ dễ bay hơi như axeton, ethylaxetat, buthylaxetat…
- Các chất khí độc này ít gây độc mãn tính mà gây độc cấp tính với các triệu chứng chóng mặt, say nôn, sưng mắt, co giật cơ thể, ngạt hay viêm phổi.
- Chỉ một số ít chất khí độc gây độc mãn tính có thể gây ra bệnh ung thư máu hay bệnh thần kinh.
7. Khí gây ngạt CO2 (Carbon dioxide)
CO2 là chất khí không độc, không màu, không mùi và không có vị, nhưng dễ gây ngạt. Nó thường có mặt trong cuộc sống và các hoạt động sinh hoạt, sản xuất.
8. Khí độc SO2 (lưuhuỳnh dioxit)
Khí SO2 có thể xâm nhập vào đường hô hấp hoặc hòa tan với nước bọt, qua đường tiêu hoá và hấp thụ vào máu.
- SO2 tạo thành các hạt nhỏ axít H2SO4 xâm nhập vào hệ thống bạch huyết.
- Nó gây rối loạn chuyển hoá đường và protein, thiếu các vitamin B và C, tắc nghẽn mạch máu, hẹp dây thanh quản và khó thở.
Một số loại khí độc khác
Ngoài các loại khí độc đã nêu trên, còn một số loại khí khác cũng có tính độc hại mà bạn nên biết:
- Acetylene (C2H2)
- Argon (Ar)
- Arsine (AsH3)
- Boron tribromide (BBr3)
- Boron trichloride (BCl3)
- Boron trifluoride (BF3)
- Bromine (Br2)
- Carbon monoxide (CO)
- Chlorine dioxide (ClO2)
- Chlorine trifluoride (ClF3)
- Deuterium (H2)
- Diborane (B2H6)
- Dichlorosilane
- Ethane (C2H6)
- Ethylene (C2H4)
- Ethylene oxide (C2H40)
- Fluorine (F2)
- Germane
- Helium
- Hydrogen, Hydrogen bromide, Hydrogen chloride, Hydrogen cyanide, Hydrogen fluoride, Hydrogen iodide, Hydrogen selenide, Hydrogen sulfide, Krypton, Methane, Methyl bromide, Methyl chloride, Methyl isocyanate, Methyl mercaptan, Neon, Nickel carbonyl…
Đây là một số loại khí độc hại mà bạn cần biết. Hy vọng rằng thông tin này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn. Để tìm hiểu thêm thông tin, bạn có thể truy cập LADEC.
Xem thêm: Danh sách các loại khí độc hại