Ngành Dược học là một ngành danh giá, là ước mơ của rất nhiều sinh viên và phụ huynh. Tuy nhiên, không phải ai đứng trước cánh cửa đại học cũng hiểu đầy đủ về ngành nghề mình muốn chọn. Vậy hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ngành y dược, liệu “Học dược có khó không?”, “Sau khi học ngành Dược có thể làm gì?”… nhé!
Ngành Dược là gì? Tìm hiểu về ngành Y dược
Hầu hết mọi người đều hiểu “dược” là công việc liên quan đến việc nghiên cứu thuốc. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu về ngành Dược học chưa? Ngành y dược là gì? Thực tế, đây là lĩnh vực liên quan đến việc áp dụng khoa học và nghiên cứu hai lĩnh vực chính. Đó là nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ thể con người và cách hoạt động của các loại thuốc, cũng như nghiên cứu về cách sử dụng thuốc để điều trị bệnh.
Nói cách khác, ngành y dược được phát triển từ nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, bao gồm sinh học và hoá học. Đồng thời, học y dược là học cách nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối các loại thuốc để giúp cơ thể con người chống lại bệnh tật và nâng cao sức khỏe.
Học ngành Dược học những gì?
Sinh viên theo học ngành Dược sẽ được trang bị kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức về dược học và kiến thức chuyên ngành để có đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn về Dược học. Ngoài các môn cơ bản, dưới đây là danh sách một số môn chuyên ngành mà bạn sẽ học trong những năm đại học:
-
Hóa lý, Hóa học hữu cơ, Hóa dược, Hóa sinh
-
Miễn dịch học
-
Vi trùng học
-
Dược học
-
Cơ chế tác dụng của thuốc
-
Giải phẫu người & Hệ thần kinh
-
Thực hành Dược
-
Bào chế và sinh dược học
-
Nghiên cứu và phát triển thuốc
Các chuyên ngành trong ngành Y dược
Dược học được chia thành 5 chuyên ngành chính: Dược lâm sàng, Dược liệu và dược học cổ truyền, Kiểm định chất lượng, Sản xuất và phát triển thuốc, Quản lý cung ứng thuốc. Mỗi chuyên ngành đều có những điểm thú vị riêng. Hãy cùng so sánh 5 chuyên ngành đó nhé!
-
Dược lâm sàng:
Chuyên ngành này tìm hiểu sâu về hoá dược (tính chất vật lí, tính chất hoá học và dược học của các phân tử thuốc) và dược lý (gồm các kiến thức về dược lực học và dược động học của phân tử thuốc).
-
Dược liệu và dược học cổ truyền:
Cung cấp cho sinh viên cái nhìn đa chiều về tính chất của những hợp chất thiên nhiên có tính sinh học, định tính và định lượng chúng trong dược liệu, cách phân loại, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên như: động vật, cây thuốc có thể sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng,..
-
Kiểm định chất lượng:
Bạn sẽ được trang bị kiến thức liên quan đến đánh giá, kiểm nghiệm chất lượng của sản phẩm cũng như về quy trình sản xuất thuốc,… Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ làm việc tại các Trung tâm kiểm định chất lượng hoặc các vị trí giám sát quá trình sản xuất tại các Công ty dược.
-
Sản xuất và phát triển thuốc:
Theo đuổi ngành học này giúp bạn hiểu về tính chất của thuốc, nguyên lý về kỹ thuật bào chế nhằm sản xuất ra các loại thuốc có giá trị sử dụng tốt nhất.
-
Quản lý cung ứng thuốc:
Thiên nhiều về Kinh tế và Pháp luật, chuyên ngành Quản lý cung ứng thuốc cung cấp các kiến thức về cách đánh giá và giải pháp cải thiện năng suất, chất lượng trong quá trình cung ứng; giúp bạn nắm rõ về những chính sách pháp luật trong hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng;…
Tại sao nên học ngành Dược?
Trong bối cảnh toàn cầu, ngành dược được coi là một ngành nghề tiềm năng, thu hút rất nhiều học sinh và phụ huynh đang đứng trước việc lựa chọn trường và ngành học. Khi lựa chọn học ngành Dược, bạn không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề thất nghiệp. Công việc trong ngành dược tại Việt Nam và trên thế giới luôn có sẵn; các công ty dược và các nhà sản xuất thuốc đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự rất lớn, tạo ra cơ hội việc làm rộng lớn trong lĩnh vực này.
Theo Thống kê của Bộ Y tế, nhân lực ngành Dược ở Việt Nam chỉ chiếm 0,8 Dược sĩ/10.000 dân, tức là rất thấp so với trên thế giới. Do đó, trong tương lai, các trường cần tăng cường đào tạo nhân lực Dược sĩ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của người dân. Ngoài ra, kế hoạch tổng thể phát triển Ngành Y tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định rằng: “Ngành Dược là ngành kỹ thuật mũi nhọn”. Vì vậy, chỉ cần bạn có quyết tâm trau dồi kiến thức và kỹ năng, bạn sẽ dễ dàng tìm được công việc trong ngành dược với mức lương khá.
Ngoài lợi ích về mặt vật chất, ngành dược còn mang lại rất nhiều lợi ích về mặt tinh thần. Đây là một ngành nghề cao quý, luôn được mọi người tôn trọng và đánh giá cao. Bạn có thể đóng góp cho xã hội, giúp cải thiện sức khỏe của mọi người, giúp họ sống tốt hơn, hạnh phúc hơn. Vì vậy, hãy cân nhắc lựa chọn học ngành Dược tại một trường dược uy tín nhé!
Bạn có phù hợp với ngành Dược không?
Ngoài sự chăm chỉ, khả năng học hỏi và tiếp thu kiến thức lớn, bạn sẽ phù hợp với ngành Dược nếu có những đặc điểm sau:
-
Thích giúp đỡ mọi người: Là một dược sĩ, bạn sẽ gặp rất nhiều bệnh nhân đau ốm hoặc cần sự giúp đỡ. Vì vậy, nếu bạn có lòng đồng cảm và yêu thích cảm giác giúp đỡ người khác, bạn sẽ dễ dàng tiến xa và duy trì đam mê trong ngành này. Bạn không chỉ được trả tiền để giúp đỡ mọi người, mà còn đạt được sự hài lòng khi áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình để giúp đỡ mọi người.
-
Yêu thích Hóa học: Cốt lõi của ngành Dược là Hóa học, môn học nghiên cứu về sự tương tác và liên hệ giữa cơ thể con người với các chất hóa học trong thuốc. Vì vậy, nếu bạn không yêu thích môn Hóa học, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi theo đuổi ngành Dược.
-
Có khả năng phân tích: Kỹ năng phân tích tốt giúp bạn dễ dàng hiểu sâu về tiểu sử của bệnh nhân và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất cho họ.
-
Kỹ năng giao tiếp tốt: Là một dược sĩ, bạn sẽ dành phần lớn thời gian để giao tiếp với bệnh nhân, đặc biệt trong việc kê đơn thuốc. Bạn cần giải thích một cách dễ hiểu và rõ ràng về sự cần thiết của một loại thuốc cụ thể và bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra.
Ngành Dược học ở đâu? Nên học Dược ở đâu?
Một trong những thách thức khó nhất khi học Dược là quyết định học tại trường Dược nào. Hãy cùng tìm hiểu về một số trường đại học hàng đầu trên thế giới trong ngành Dược (Tất cả các trường dưới đây đều nằm trong Bảng xếp hạng Top 10 Trường dược của QS World University Rankings 2022)!
-
Đại học Monash:
Với 94,2/100 điểm, Monash là trường đại học hàng đầu thế giới về Dược. Monash có trụ sở chính tại Melbourne, Úc và 8 cơ sở khác trên toàn cầu. Trường luôn nỗ lực để đảm bảo sinh viên có cơ hội theo đuổi những ngành nghề mà họ mong muốn.
-
Đại học Toronto:
Trường Đại học Toronto là trường đại học nổi tiếng với nền giáo dục và nghiên cứu tại Toronto, Ontario. Trường đào tạo nhiều chuyên ngành khác nhau, nhưng ngành Y dược là điểm nổi bật.
-
Đại học Harvard:
Đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng Top 10 trường Dược của QS World University Rankings 2022 là Đại học Harvard tại Mỹ. Trường được trang bị cơ sở vật chất hiện đại để thực hiện sứ mệnh giáo dục, nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe.
-
Đại học Oxford:
Năm thứ 3 liên tiếp, Đại học Oxford lọt vào danh sách các trường dược hàng đầu thế giới. Trong năm đầu tiên, sinh viên sẽ tập trung vào học lý thuyết và ít tiếp xúc với các hoạt động thực hành. Từ năm thứ ba trở đi, sinh viên sẽ thực hiện nhiều hoạt động thực hành hơn tại các bệnh viện.
Ngoài các trường nổi tiếng trên, còn rất nhiều lựa chọn tốt cho những ai muốn du học ngành Dược. Hotcourses Vietnam có danh sách các trường đại học và khóa học uy tín trên thế giới, hãy tham khảo nhé:
-
Các khóa đào tạo ngành Dược ở Mỹ
-
Các khóa đào tạo ngành Dược ở Úc
-
Các khóa đào tạo ngành Dược ở Anh
-
Các khóa đào tạo ngành Dược ở Canada
-
Các khóa đào tạo ngành Dược ở New Zealand
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chọn trường và khóa học phù hợp, hãy liên hệ với trung tâm tư vấn du học IDP để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Sinh viên học Dược làm gì khi ra trường?
“Học ngành Dược ra làm gì?” là một trong những câu hỏi của nhiều bạn trẻ đang tìm hiểu về ngành Dược học. Sau khi trang bị kiến thức khổng lồ từ trường Dược, sinh viên tốt nghiệp có thể thử sức với nhiều vị trí công việc khác nhau:
-
Làm việc tại khoa Dược trong các bệnh viện
-
Làm việc tại các Công ty sản xuất thuốc với các vị trí như: nghiên cứu sản phẩm, quản lý sản xuất, kiểm soát chất lượng, marketing, cung ứng…
-
Làm việc tại các trung tâm kiểm nghiệm với vai trò chuyên viên kiểm định chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả hoặc thuốc kém chất lượng.
-
Tự mở cửa hàng thuốc tư nhân, tư vấn và bán thuốc theo đơn của bác sĩ trực tiếp.
-
Làm việc tại các cơ sở sản xuất, đảm nhận việc nghiên cứu, bào chế và theo dõi quy trình sản xuất.
Có thể nói, triển vọng và cơ hội làm việc trong ngành Dược rất rộng mở. Bên cạnh đó, mức lương của các công việc trong ngành Dược cũng rất hấp dẫn. Theo Payscale, Mỹ, Iceland và Úc là ba quốc gia có mức lương dược sĩ cao nhất, từ 133.041 USD đến 88.000 USD. Vì vậy, nếu bạn yêu thích Dược học, hãy cố gắng học tập và trau dồi kiến thức và kinh nghiệm thực tế để sớm đạt được mức lương và vị trí công việc như mong muốn!