I. Giới Thiệu Chung Về Gỗ Cẩm
- Gỗ cẩm có đặc điểm là có vân gỗ rất đẹp, chất gỗ cứng, chắc, bền, cấu trúc gỗ nhỏ, thớ gỗ vô cùng mịn, và còn có mùi thơm nhẹ rất dễ chịu. Cây gỗ cẩm lai lớn rất chậm và tuổi thọ rất cao. Gỗ cẩm thuộc nhóm 1A, rất quý hiếm và được bảo tồn nghiêm ngặt. Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng chính xác chỉ có 6 loại gỗ cẩm sau đây: Cẩm chỉ, cẩm lai, cẩm sừng, cẩm nghệ, cẩm thị. Nếu phân biệt theo vị trí địa lý, thì có cẩm Việt, cẩm Lào và Cẩm Nam Phi.
Hình ảnh minh họa: Bò tót chế tác từ gỗ cẩm lai
- So sánh giá trị các loại gỗ cẩm: Gỗ cẩm thị được mệnh danh là vua gỗ cẩm, với mức giá cao nhất, còn được gọi là “vàng đen”. Vị trí kế tiếp theo thứ tự giảm dần là: cẩm chỉ, cẩm lai, cẩm sừng, cẩm nghệ và cuối cùng là cẩm Nam Phi có giá trị rẻ nhất.
II. Cách Phân Biệt Gỗ Cẩm Chỉ
-
Gỗ cẩm chỉ là loại gỗ cẩm được yêu thích nhất hiện tại. Cẩm chỉ có vân gỗ rất nhuyễn, đường vân thường không theo bất kỳ quy luật nào, mỗi khúc gỗ cẩm đều nhìn giống như những bức tranh từ mẹ thiên nhiên ban tặng. Mặc dù mỗi loại gỗ đều có nét đẹp riêng, nhưng một đặc điểm của những người mê gỗ cẩm thường là: Vô cảm khi nhìn thấy các loại gỗ khác. Bởi vì, họ đã bị mê hoặc bởi những đường vân đặc sắc, có 1 không 2 của cẩm.
-
Đặc điểm nhận dạng gỗ cẩm chỉ: Vân gỗ như những sợi chỉ chạy quanh thân gỗ, vân gỗ thiên biến vạn hoá, sắc nét và rất dày đặc. Trong gỗ cẩm chỉ xuất hiện thêm 3 dòng nhỏ được anh em đam mê đồ gỗ săn đón đó chính là: Gỗ cẩm mắt quỷ, gỗ cẩm phèo, gỗ cẩm lông chuột.
Liên hệ đặt hàng: 0919057227 – 0942057227 – 0919587227 – 0917937227
III. Cách Phân Biệt Gỗ Cẩm Sừng
-
Đặc điểm nhận dạng gỗ cẩm sừng: Cẩm sừng có màu đỏ đen, nhìn gần mới thấy được vân gỗ, chất gỗ cứng, bền như sừng. Vân cẩm sừng rất sắc nét. Nhìn gỗ cẩm sừng rất dễ nhầm với 2 loại gỗ đó chính là gỗ muồng đen, gỗ me tây và gỗ mun sừng.
-
Mặt bàn bằng gỗ me tây: Gỗ me tây có giá chỉ bằng 1/10 gỗ cẩm, vân gỗ cũng rất đẹp măt và bền. Quý vị muốn xem thêm gỗ me tây có thể tham khảo tại đây: Bộ sưu tập sản phẩm từ Gỗ me tây.
-
Gỗ mun sừng và cẩm sừng đều có màu đen nên đôi khi anh em chơi đồ gỗ vẫn nhầm lẫn giữa 2 loại này. Điểm khác nhau chính là: Gỗ mun sừng có màu đen tuyền hoặc xanh đen, không có vân hoặc có rất ít vân, để lâu sẽ không thấy vân gỗ. Giá gỗ mun sừng cao hơn gỗ cẩm sừng. Gỗ cẩm sừng thì có màu nâu đen, vân gỗ khá nhiều và vân gỗ không mất đi như gỗ mun sừng.
-
Xem thêm: Tượng Quan Công Gỗ
IV. Cách Phân Biệt Gỗ Cẩm Lai
- Đặc trưng của gỗ cẩm lai: Gỗ màu đỏ, vân gỗ đẹp, nhạt màu hơn so với cẩm chỉ. Đặc biệt, gỗ cẩm lai có rác màu trắng tươi, không mối mọt. Chính vì vậy, khi chế tác sản phẩm gỗ cẩm lai thường để lại phần rác để các tác phẩm thêm cuốn hút và đặc sắc.
V. Cách Phân Biệt Gỗ Cẩm Nghệ
- Đặc trưng của gỗ cẩm nghệ: Cẩm nghệ có màu vàng, vân gỗ cẩm nghệ thường kém hơn so với các loại cẩm khác, nhưng chất gỗ, độ cứng và độ bền không hề thua kém. Điểm nổi bật của cẩm nghệ là gỗ sáng màu, dễ gây được sự chú ý của mọi người hơn so với các loại gỗ cẩm khác.
VI. Cách Phân Biệt Gỗ Cẩm Thị
-
Cẩm thị là loại gỗ cẩm có giá trị cao hơn một chút so với cẩm mắt quỷ và cẩm lông chuột. Gỗ cẩm thị có vân màu đen xem lẫn với thịt gỗ màu trắng ngà, vân và thịt phân biệt khá rõ ràng và sắc nét. Nhìn cẩm thị đôi khi người ta lầm tưởng là mun hoa (mun sọc). Nhưng điểm khác biệt cơ bản giữa cẩm thị và mun hoa chính là ở màu vân và thịt.
-
Màu vân của mun hoa là xanh đen, màu vân của cẩm thị là đen tuyền.
-
Đường vân của mun hoa thường là những đường kéo dài. Đường vân của cẩm thị đôi lúc kéo dài, đôi lúc chấm điểm nhìn giống như lông báo, nên còn được gọi là gỗ cẩm da báo. Đây cũng chính là điểm nổi bật khiến giá gỗ cẩm thị cao hơn so với giá mun sọc.
- Mun hoa phần màu đen của vân gỗ mun thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với cẩm thị.
- Khách hàng miền nam ưa thích cẩm thị, miền bắc thường thích mun hoa. Tìm hiểu thêm về các loại gỗ mun tại đây.
VII. Cách Phân Biệt Gỗ Cẩm Thối
- Gỗ cẩm thối (Gỗ cẩm ér un) gần giống gỗ cẩm sừng, nhưng gỗ sáng màu hơn và ít vân đen hơn. Sở dĩ người ta gọi là gỗ cẩm thối bởi vì khi mới cắt gỗ có mùi thối như mùi phân lợn (ér un: theo tiếng dân tộc là phân lợn). Gỗ này có nhiều tại vùng Gia Lai, Đắc Lắc.
VIII. Cách Phân Biệt Gỗ Cẩm Nam Phi
-
Cẩm nam phi là loại gỗ có tính chất tương tự với gỗ cẩm Việt Nam, nhưng được nhập từ Nam Phi. Gỗ màu đỏ, tương đối giống với cẩm lai nhưng giá trị kém hơn nhiều bởi vì cẩm nam phi thua cẩm Việt về tất cả mọi mặt: Độ cứng, vân đẹp, độ bền… nhưng cẩm Nam Phi có lợi thế là có gỗ đường kính lớn để làm các sản phẩm như lục bình, bàn ghế… Giá của cẩm Nam Phi cũng rẻ hơn nhiều so với các loại gỗ cẩm Việt. Mặc dù như vậy, gỗ cẩm nam phi vẫn xứng đáng đứng ở nhóm 1, giá gỗ cũng cao hơn so với các loại gỗ hương nam phi.
-
Đứng đầu trong cẩm nam phi chính là cẩm Keva, vân gỗ rất giống cẩm chỉ của Việt Nam. Người không có chuyên môn sâu rất dễ nhầm lẫn, phải biết nhìn tom gỗ, xớ gỗ, mùi hương mới có thể phân biệt được, nhưng phần này quá chuyên sâu nên tôi không thể phân tích cho mọi người được. Giá của cẩm keva cũng cực kỳ đắt, tiền tỉ.
Phản gỗ cẩm keva (cẩm lai Nam Phi)
- Gỗ cẩm hồng nam phi – Gỗ có thớ thô, vân đều, màu lúc mộc hơi hồng nên gọi là cẩm hồng. Gỗ cẩm hồng có rất nhiều ván lớn, độ cứng chắc tương đương với gỗ Lim việt nhưng vân đẹp hơn lim. Gỗ cẩm hồng là loại gỗ kém nhất trong các loại gỗ cẩm, nhưng giá trị vẫn khá cao, thường dùng làm sập ngựa. Chất lượng gỗ cẩm hồng tương đương với các loại gỗ nhóm II trong bảng phân loại gỗ.
Tìm Hiểu Thêm Về 3 Dòng Gỗ Cẩm Chỉ
Cả 3 dòng cẩm này có vân đẹp nhất, đây đều là gỗ cẩm chỉ nhưng tùy địa chất, tùy cây gỗ, tùy vị trí trên cây mà đường vân gỗ khác nhau.
- Gỗ cẩm mắt quỷ: Gỗ cẩm mắt quỷ thuộc dòng gỗ cẩm chỉ. Cẩm mắt quỷ thường được khai thác tại những cánh rừng có đất đỏ badan. Gỗ cẩm chỉ tại những vùng này thường có nhiều mắt gỗ tạo nên những đường cong huyền bí, thợ gỗ nhìn như mắt của quỷ dữ nên đặt tên cho loại gỗ này là cẩm mắt quỷ. Cẩm mắt quỷ có giá cao hơn cẩm thường tầm 20%.
- Gỗ cẩm lông chuột: Cẩm lông chuột là loại gỗ có vân dày tới mức tưởng như những lớp lông thú, dày, mịn. Vậy nên người ta gọi là cẩm lông chuột. Cẩm lông chuột có giá cao hơn cẩm thường tầm 20%.
-
Gỗ cẩm phèo: Gỗ cẩm phèo là loại gỗ cẩm có giá trị cao nhất và khó tìm nhất. Thông thường phần rác màu trắng sẽ nằm ở bên ngoài, lõi gỗ ở phía trong, nhưng cẩm phèo là loại đột biến khi cây lại nằm lẫn bên trong lõi. Cả hàng trăm cây gỗ cẩm chỉ mới may mắn có được một khúc cẩm phèo. Cẩm phèo vân làm người nhìn hoa cả mắt. Sau đây chúng tôi gửi quý khách hàng một số hình ảnh gỗ cẩm phèo để anh em chiêm ngưỡng.
-
Hãy mua hàng tại Gỗ An Phát hoặc các đơn vị uy tín để nhận được sản phẩm chất lượng!
≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈
XƯỞNG GỖ AN PHÁT
Fanpage: Tượng gỗ An Phát
An Phát: Mang bình An và Phát lộc tới mọi nhà!
Hotline: 0919.587.227 – 0919.057.227 – 0917.937.227 – 0942.057.227
Giao hàng TOÀN QUỐC, thanh toán sau khi nhận và kiểm tra hàng.
Video cận cảnh bộ ghế gỗ cẩm lai cực khủng giá 600tr