TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC
Cùng với huyện Chơn Thành và thành phố Đồng Xoài, huyện Đồng Phú là một trong 3 trục tam giác phát triển trong tầm nhìn chiến lược của tỉnh. Đó là khẳng định của Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh, Phó trưởng Ban chủ nhiệm 337 của tỉnh tại buổi làm việc với UBND huyện Đồng Phú về một số định hướng phát triển đô thị đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Huyện Đồng Phú nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có thế mạnh về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực, tiềm năng kinh tế đã và đang được khơi dậy, trong tương lai sẽ có những thành tựu đáng kể trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
LÝ DO THÀNH LẬP HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC
Tháng 10 năm 1976, Huyện Đồng Phú được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 huyện Đồng Xoài và Phú Giáo, gồm 17 xã, trung tâm của Huyện là xã Tân Phú (nay thuộc Thị xã Đồng Xoài). Là một vùng rộng lớn, kéo dài trên 50km dọc theo đường ĐT.741, từ cầu Sông Bé tới tận xã Phú Riềng của huyện Phước Long (xã Phú Riềng trước đây thuộc huyện Đồng Phú, năm 1988, nhập xã Phú Riềng vào huyện Phước Long). Do nhu cầu phát triển xã hội, Quốc hội khoá IX – kỳ họp thứ 10 ngày 6/11/1996 đã quyết định tách tỉnh Sông Bé thành 2 tỉnh Bình Phước và Bình Dương, Đồng Phú trở thành trung tâm của tỉnh Bình Phước. Sau khi thực hiện chia tách tỉnh, Đồng Phú đã bàn giao 5 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 109.863 ha, dân số 19.889 hộ với 92.959 khẩu về huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương.
Thực hiện Nghị định 90/1999/NĐ-CP, ngày 01/9/1999 của Chính phủ về việc “Thành lập thị xã Đồng Xoài và các phường, xã thuộc thị xã trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đồng Phú”, Đồng Phú lại được điều chỉnh địa giới hành chính một lần nữa. Lúc này, diện tích tự nhiên của huyện còn 92.906,5 ha; dân số toàn huyện là 12.085 hộ, 59.220 khẩu, trung tâm của Huyện là xã Tân Lợi (nay là thị trấn Tân Phú).
Sau khi thực hiện việc điều chỉnh địa giới hành chính theo bản đồ số 364, đến năm 2005 diện tích tự nhiên của Huyện là 93.542,53 ha; dân số 78.839 người. Huyện có 10 xã và 01 thị trấn.
Được sự quan tâm giúp đỡ của Tỉnh và Trung ương cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, Đồng Phú đã và đang từng bước vươn lên tự khẳng định mình, ra sức phấn đấu trở thành một Huyện giàu về kinh tế, ổn định về chính trị – xã hội, đẹp về văn hoá, vững mạnh về quốc phòng – an ninh, cùng cả nước đi lên thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC
Huyện Đồng Phú Nằm Ở Đâu ?
Huyện Đồng Phú nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Phước. Huyện có tọa độ 11°28′9″Bắc 106°58′14″Đông. Huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có thế mạnh về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực, tiềm năng kinh tế đã và đang được khơi dậy, trong tương lai sẽ có những thành tựu đáng kể trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Huyện Đồng Phú Nằm Gần Huyện Nào ?
- Phía đông Huyện Đồng Phú giáp : huyện Bù Đăng và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
- Phía tây Huyện Đồng Phú giáp : huyện Chơn Thành và thành phố Đồng Xoài, huyện Hớn Quản
- Phía nam Huyện Đồng Phú giáp : huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
- Phía bắc Huyện Đồng Phú giáp : huyện Phú Riềng
Diện Tích Và Dân Số Huyện Đồng Phú Là Bao Nhiêu ?
- Huyện Đồng Phú có diện tích : 935,40 km²
- Dân số Huyện Đồng Phú là : 86.896 người
- Mật độ dân số đạt : 93 người/km²
I. Đặc điểm tự nhiên
Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả nước bước sang một thời kỳ mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Trước yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội và xây dựng đất nước sau chiến tranh, Đảng và Nhà nước ta chủ trương kiện toàn một bước về mặt tổ chức bộ máy hành chính ở cơ sở. Tỉnh Sông Bé được thành lập bao gồm tỉnh Thủ Dầu Một và Bình Phước (cũ). Đồng Phú là một trong 7 huyện, thị của tỉnh. Tên gọi Đồng Phú được bắt nguồn từ “Đồng Xoài” và “Phú Giáo”, là hai huyện sáp nhập lại vào tháng 10 năm 1976.
Người S’tiêng có hai ngày lễ lớn, đó là lễ cúng rẫy vào đầu năm và lễ mừng lúa mới vào cuối năm. Hằng năm, cứ đến độ tháng ba, tháng tư âm lịch là mùa phát rẫy, làm nương, đồng bào thường tổ chức lễ “cúng rẫy” cầu xin Giàng (trời) ban cho một vụ mùa bội thu, cầu cho mọi người được khoẻ mạnh, dân trong sóc được ấm no, vui vẻ.