ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí, đơn vị hành chính, dân số
Huyện Cần Đước nằm ở phía Đông Nam, thuộc vùng Hạ của tỉnh Long An, là một huyện ven biển, ba phía được bao bọc bởi sông Rạch Cát và sông Vàm Cỏ. Có Quốc lộ 50 nối với Tp.HCM và Tỉnh lộ 826 và 835 nối với Quốc lộ 1A có thể đi Thành phố HCM và Miền Tây; có hệ thống giao thông sông rạch rất thuận tiện việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, đặc biệt Cần Đước là cửa ngõ giao thông huyết mạch giữa Tp.HCM đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long qua kinh Nước Mặn nối sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát; phía Đông giáp huyện Cần Giuộc có sông Rạch Cát làm ranh giới; Phía Tây giáp huyện Tân Trụ và huyện Châu Thành có sông Vàm Cỏ làm ranh giới; Phía nam giáp Thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang có sông Vàm Cỏ làm ranh giới. Phía Bắc giáp huyện Bến Lức.
Cần Đước được chia thành 16 xã và 01 thị trấn: Long Định, Long Cang, Phước Vân, Long Sơn. Tân Trạch, Long Hòa, Long Khê, Long Trạch, Mỹ Lệ, Tân Lân, Phước Đông, Tân Ân, Tân Chánh, PhướcT uy, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây và Thị trấn Cần Đước – là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, của huyện, cách thành phố Tân An 30 km theo đường chim bay và cách Tp.HCM 31 km.
Diện tích tự nhiên của huyện là 218,803 km2. Năm 2013, Cần Đước có 186.148 dân, với mật độ 817ng/ km2,phân bổ không đều giữa các xã như Long Trạch, Long Hòa, Long Khê trên 950n/km2; PhướcTuy, Long Sơn, Long Hựu Tây 600n/km2, tỷ lệ dân số sống ở Thị trấn là 17,35 % (12.500 người ), nguồn lao động dồi dào ( 85.600 người).
2.Điều kiện khí hậu thời tiết
– Khí hậu: Cần Đước mang sắc thái chung của khí hậu Đồng bằng Sông Cửu Long với hai mùa: mùa mưa và mùa khô, đồng thời chịu ảnh hưởng thời tiết vùng cận biển:
+ Nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình trên địa bàn xấp xỉ 27 độ C; ẩm độ bình quân 79 % và chênh lệch cao giữa mùa khô và mùa mưa (20 % – 90 % ). Số giờ nắng bình quân 2.700 giờ / năm.
+ Chế độ mưa: mùa mưa thường từ tháng 4 AL đến tháng 11 AL, lượng mưa bình quân khoảng1600 mm/năm, trong tháng 9-10 lượng mưa rất lớn, trùng với thời điểm lũ cao gây ra hiện tượng ngập lụt trong vùng. Giữa mùa mưa có hiện tượng hạn kéo dài khoảng 15 ngày trong tháng 7 hoặc tháng 8 ( gọi là hạn Bà Chằng ).
+ Chế độ gió: Cần Đước chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa, cũng thay đổi theo 2 mùa rõ rệt. Gió mùa Đông Bắc vào mùa khô, với tốc độ trung bình 5 – 7m/giây. Gió mùa Tây Nam vào mùa mưa, tốc độ trung bình 3,2m/giây. Cần Đước ít có bão, đôi khi do ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới có mưa lớn xảy ra.
– Nguồn nước:
+ Nguồn nước mặt: được hình thành từ hệ thống sông Vàm Cỏ, sông Rạch Cát và hệ hốngkênh rạch chằng chịt trên địabàn, thường bị mặn vào mùa khô.
+ Nguồn nước mưa: mùa mưa thườngkéo dài từ tháng 4 cho đến hết tháng 11, là nguồn nước ngọt chủ yếu để sản xuấtnông nghiệp và dùng cho sinh hoạt.
+ Nguồn nước ngầm có độ sâu trên140m đến 300m, có hàm lượng sắt cao, có 5 xã không có nguồn nước ngầm là Long Định, Long Cang, Tân Trạch, Long Sơn, Phước Tuy.
– Thủy văn: Chế độ thủy văn ở Cần Đước chịu tác động mạnh của chế độ bán nhật triều của biển Đông. Vào mùa khô thủy triều đưa nước mặn từ cửa Soài Rạp theo sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát vào nội đồng. Hơn nữa địa hình thấp từ Bắc xuống Nam, trung bình từ 0,6 – 0,8m so với mực nước biển, có nơi chỉ khoảng 0,3 – 0,5m nên nước mặn dễ xâm nhập sâu vào trong nội đồng.
– Đất đai: Cần Đước có 06 nhóm đất gồm: nhóm đất phù sa; nhóm đất phù sa nhiễm mặn; nhóm đất phèn tiềm tàng; nhóm đất phèn hoạt động; nhóm đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn; nhóm đất phèn hoạt động nhiễm mặn. Nhìn chung tỷ lệ đất phèn chiếm diện tích lớn, là một hạn chếcho việc phát triển trồng trọt. Đất ở Cần Đước có thể trồng lúa, trồng rau màu, trồng lát, trồng dưa hấu và nuôi tôm.
TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA
Ông Ba Đợi (Nhạc sư Nguyễn quang Đại)
Trích trong bài nghiên cứu (LƯỢC KHẢO HÌNH THÀNH BÀI BẢN ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ) của Nhạc sĩ Tấn Nhì
Lớn lên trong cái nôi đờn ca của miệt Cần Giuộc, Cần Đước và hơn 70 năm đam mê với thú cầm ca, sự hiểu biết của tôi về Đờn Ca Tài Tử vẫn còn cạn hẹp, phần nhiều là biết lỏm bỏm qua những lời truyền tụng của các bậc tiền bối trong nghề, đặc biệt trong đó nhạc sư Nguyễn Văn Thinh tức giáo Thinh, nguyên giám học trường Quốc Gia Âm Nhạc – Kịch Nghệ Sài Gòn và học trò của ông là nhạc sĩ Võ Tấn Hưng tức Năm Hưng, tác giả quyển Cổ Nhạc Tầm Nguyên, đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quí báu, để tôi viết lên bài Lược Khảo Lịch Sử Hình Thành Bài Bản Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ nầy.
Khoảng trên 300 năm trước, trong những ngày đầu, người Việt Nam theo dòng nam tiến, đi khai hoang lập ấp ở đất Nam Bộ. Trong số lưu dân, cũng có người ham thích đờn ca xướng hát, mang theo từ quê nhà vài thứ nhạc khí gọn nhẹ, khi rổi rãnh, họp nhau vui chơi các giọng điệu Âm Nhạc Cổ Truyền, ai biết gì chơi nấy, dân Miền Bắc chơi điệu miền bắc, dân Miền Trung chơi điệu miền trung, nhưng chắc chắn là những bài bản ngắn gọn, đơn giản, dễ ca, dễ đờn, dễ thuộc lòng như Hò, Vè, Lý, v,v…Như vậy, cách chơi đờn ca bài bản đơn giản nầy chưa phải là chơi bài bản theo phong cách Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ.
Lần hồi cộng đồng người Việt Nam ở đất Nam Bộ càng ngày càng đông. Do nhu cầu phục vụ những ngày lễ quan, hôn, tang, tế nên bài bản Nhạc Lễ phát triển khá hoàn chỉnh. Từ lâu dân gian truyền tụng 4 ông thầy đờn vùng đất Nam Bộ là Sâm, Hồ, Ngô, Đạo nhứt dĩ quán chi, chỉ cần có được một ông là đủ để hơn thiên hạ rồi. Câu nầy có lẽ nói về các thầy đờn dạy bài bản nhạc Lễ lúc bây giờ, chớ lối chơi Bài Bản Đờn Ca Tài Tử có hệ thống hơi điệu Bắc, Hạ, Nam, Oán chưa thấy xuất hiện.
Cho mãi gần cuối Tk 19, một số học sinh, con nhà danh gia thế phiệt ở Nam Bộ ra kinh đô Huế du học, như tiến sĩ Phan Hiễn Đạo, tú tài Tôn Thọ Tường, ham mê âm nhạc nên đã học được một số bài bản của Ca Nhạc Huế như Hành Vân, Lưu Thủy, Bình Bán, Kim Tiền, Tứ Đại Cảnh, rồi về Nam Bộ đờn ca, vui chơi trong sự kín cổng cao tường, rập khuôn lối chơi Ca Nhạc Huế của các quan lại, ông hoàng bà chúa đất thần kinh, chớ chưa ai dám cải biên, chỉnh sửa, cho phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Ở giai đoạn nầy, chơi đờn ca cũng chưa được coi là chơi Bài Bản Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ.
Sự có mặt tại Miền Đông Nam Bộ vào năm 1885 của ông Nguyễn Quang Đại tức Ba Đợi, một nhạc công của triều đình nhà Nguyễn, là cái móc thời gian, một sự khởi đầu cho lịch sử hình thành loại hình Bài Bản Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ.
Ông Nguyễn Quang Đại tức Ba Đợi quê huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thuở nhỏ, không thích miệt mài trong chốn văn chương khoa cử mà lại ham mê bộ môn âm nhạc và sớm trở thành một nhạc sĩ tài hoa nơi chốn kinh kỳ. Gia đình ông có một người bà con làm việc trong cung nội triều đình Huế, gởi ông vô học nghề nhạc. Qua 6 kỳ thi sát hạch, ông mới được tuyển chọn làm nhạc công của triều đình (ít nhứt trên nhạc đồ một bậc, tức nhạc công, phải rành rẽ từ 5 đến 9 nhạc cụ – suy đoán theo cách Giải Thi, triều Thiệu Trị Đệ Nhị Niên). Năm 1885, Ông đã hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp của vua Hàm Nghi, bỏ kinh thành Huế, theo ghe bầu vào miền Đông Nam Bộ, truyền dạy bài bản Nhạc Cổ Truyền và bổ sung những khiếm khuyết trong các dạ Nhạc Lễ Nam Bộ. Ông là một nhạc sư đầy tài năng và đức hạnh, nhưng khi chết vào ngày 19 tháng giêng âm lịch (không biết năm nào) lại ở trong cảnh nghèo nàn túng thiếu, quan tài do một chiếc xe cá (xe ngựa chở cá) chở vào vùng mả hoang miệt Bình Đông – Rạch Cát của Quận 8, tới nay thì mồ xiêu mả lạc.
Năm 1995, CLB Đờn Ca Tài Tử Quận 8 lập bài vị ông, do giáo sư tiến sĩ Huỳnh Minh Đức đề bút bằng hán tự :
– Phụng Vi Quá Vãng
– Nguyễn Quang Đại Chi Hương Hồn
– Hoàng Triều Đại Nhạc Sư
– Nam Bộ Đại Nhạc Tông.
Năm 1996 Trung Tâm Văn Hóa tỉnh Long An rước bài vị nầy về thờ nơi đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, hằng năm mở lễ hội 3 ngày 16, 17, 18 tháng giêng âm lịch, tổ chức cúng tế và giao lưu trao đổi nghệ thuật đờn ca cùng các CLB. Đờn Ca Tài Tử. khắp mọi miền đất Nam Bộ.
Đất Nam Bộ ở cuối Tk. 19 và đầu Tk. 20, một khoảng không gian thích hợp thiên thời, địa lợi, nhơn hòa, để nhạc sư Ba Đợi truyền dạy Nhạc Cổ Truyền cho học trò. Những cuộc khởi nghĩa trước kia lẫn phong trào Cần Vương sau nầy của các vị anh hùng dân tộc, đều lần lượt bị tan rã vì không chống nỗi với đạn đồng tàu sắt của Pháp quân. Dân chúng trở lại sống trong cảnh hòa bình , với thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ phì nhiêu, ruộng lúa trúng mùa. Lòng yêu nước vẫn còn ngún cháy trong máu trong tim của người dân Nam Bộ nên họ không ưa gì chế độ thực dân cai trị, cũng không mặn mà gì với các thú vui chơi giải trí của kẻ xâm lăng bày ra.
Dân Nam Bộ, vốn đa phần là con cháu của các ông bà tổ tiên trước kia là những lưu dân đi khai hoang lập ấp, sẵn có dòng máu ham mê đờn ca xướng hát, khi nghe tin nhạc sư Ba Đợi là một nhạc công của triều đình, được đào tạo chánh qui trong trường nhạc cung đình, vào Nam làm nghề dạy nhạc. Các nhà giàu có rất vui mừng, tranh nhau rước ông về nhà nuôi ăn nuôi ở để dạy cho con em mình học nhạc ta.
Dân nam bộ do quá trình lao động, cần cù lúc đi khai hoang lập nghiệp, chịu bao nỗi gian truân, thiếu thốn, tập cho họ cái tánh thương yêu, đùm bọc, giúp đở lẫn nhau, đối đãi giữa người giàu và người nghèo bình đẳng, chân tình, cởi mở. Nhà giàu, có tiền đi học đờn rồi về truyền dạy lại cho anh em, bè bạn, bà con lối xóm, để có được nhiều người đồng điệu tri âm cùng vui chơi với mình. Chủ điền, tá điền, người làm ruộng mướn, khi chiều xuống, nhàn rổi là tụ họp nhau lại đờn ca, tập dợt bài bản, say mê, có khi thâu đêm suốt sáng.
Nhưng Nhạc Cổ Truyền là loại nhạc có bài bản, căn cơ nhịp nhàn, có nhạc lý thâm sâu, xuất phát từ loại nhã nhạc cung đình, từ lối Ca Nhạc Huế của đất thần kinh, một loại nhạc do các bực thâm nho uyên bác sáng tạo, nhứt thời khó phổ cập trong quần chúng nhân dân.
Nhận thấy được điều đó và sẵn gặp vùng đất Nam Bộ, nay là đất thuộc địa của Pháp, không còn bị ràng buộc bởi luật lệ vua quan phong kiến, nhạc không còn dành riêng cho giới thượng lưu, ông Ba Đợi mới đem tài năng nhạc học của mình ra tự do sáng tạo, cải biên bài bản của Ca Nhạc Huế, giản dị hóa lối ấn nhịp, để tạo ra loại hình đờn ca bài bản, phù hợp với cảnh nông nhàn, tánh tình đơn giản, ngôn ngữ bộc trực của người dân nam bộ. Ông đã sáng tác và cổ vũ sáng tác bài bản, xây dựng thành loại nhạc Ngũ Cung Lòng Bản, âm vực bổng trầm, trường độ nhịp nhàn tùy chọn theo ý người đờn ca, bài bản phải học thuộc lòng rồi tâm tấu, mặc dầu bài bản viết có hơi dài, nhưng bù lại chữ đờn rất chân phương, giản dị, nhiều câu, nhiều khúc, nhiều lớp, lại thường trùng lập với nhau, dễ đờn, dễ học thuộc lòng, dễ ngẩu hứng sáng tạo theo tâm tư tình cảm của người chơi, nên đã thu hút được rất nhiều môn đệ của đủ mọi thành phần, trình độ và rất nhanh chóng gây thành phong trào Đờn Ca Tài Tử rộng khắp ở Miền Đông và còn lan sang qua Miền Tây Nam Bộ.
Ông Ba Đợi cùng nhóm Nhạc Tài Tử Miền Đông Nam Bộ, đã sưu tập, sáng tác, cải biên, từ thập niên cuối Tk. 19 qua những ngày đầu của Tk. 20, được 20 bản nhạc tiêu biểu cho 4 điệu Bắc, Hạ, Nam, Oán và 4 hơi Xuân, Ai, Đảo, Ngự, gọi là 20 Bản Tổ. Hơi điệu Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ chỉ có bấy nhiêu, nhưng trên 100 năm nay, mặc dầu có nhiều sáng tác mới đã lưu hành trong giới, nhưng chưa thấy có bài bản nào sáng tạo thêm hơi điệu gì mới mẽ mà còn giữ được nét đặc thù bản sắc dân tộc Việt Nam.
DI TÍCH – DANH THẮNG – DANH NHÂN
“ Nhà Trăm Cột”
I. Tên gọi của di tích:
Nhà Ông Cả trước đây có tên gọi là Nhà Ông Hội Đồng vìông Trần Văn Hoa là người xây dựng ngôi nhà này lúc đó giữ chức Hội Đồng. Sau đó ông Trần Văn Miên (con ông Trần Văn Hoa) giữ chức Hương cả. Từ đó ngôi nhà này được gắn với cái tên của ông Miên (Hương cả Đô) thường gọi là ông Cả.
Ngôi nhà còn được gọi là nhà trăm cột vì được làm bởi rất nhiều cột (120 cột)
II. Địa điểm phân bố – đường đi đến di tích:
Nhà Ông Cả nằm ở ấp Trung xã Long Hựu, nay gọi là Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, cách thị trấn Cần Đước 10km về hướng Đông.
Từ thị trấn Cần Đước đi theo tỉnh lộ 50, 3km đến ngã ba kinh, đi theo hương lộ 23, 4km đến đò kinh, qua đò đi tiếp 3km nữa đến Ủy ban nhân dân xã Long Hựu Đông. Từ đây có con đường đi vào ấp ở phía tay phải khoảng 200m là đến ngôi nhà.
III. Sự kiện- nhân vật lịch sử và thuộc tính của di tích:
Theo lời kể của ông Trần Văn Ngộ, chủ nhân hiện tại của ngôi nhà thì nhà Ông Cả đã tồn tại được 91 năm. Người xây dựng ngôi nhà này là ông Trần Văn Hoa cư ngụ tại địa phương, lúc bấy giờ đang giữ chức Hội Đồng Quận.
Đầu tiên ông Hoa phải bỏ ra vài trăm để chuẩn bị nguyên vật liệu, mua gỗ từ trên rừng về, mua gạch ngói ở Bình Dương (Sông Bé).Sau đó ông thuê một nhóm thợ chạm nổi tiếng ở Miền Bắc (15 người) vào làm ròngrả trong 3 năm thì hoàn thành. Ngôi nhà được làm bằng loại gỗ tốt (cẩm lai vàgỗ đỏ) nên rất bền. Từ khi xây dựng cho đến nay ngôi nhà được sửa chữa một lần vào năm 1969 do ông Trần Văn Miên đời con ông Hoa làm. Thời gian sửa chữa 10ngày và chi phí hết 4 lượng vàng. Chủ yếu sửa chữa phần trước ngôi nhà, xây lạitường, lắp các cánh cửa, lát gạch tráng men ở hàng hiên và làm lan can phíatrước.
Ở phía sau ngôi nhà lớn này, trước đây còn có một ngôi nhà ngang dài 20m, rộng 8m. Nhà có khoảng 30 cây cột gỗ cẩm lai, mái lợp ngói âm dương, được xây dựng đồng thời với ngôi nhà lớn năm 1952 Ông Trần Văn Miên(Tự Đô) đã bán cho người hoa ở kinh nước mặn với giá 20 ngàn đồng. Khoảng đất đó hiện nay vẫn bỏ trống không được xây dựng gì.
Từ đó đến nay, ngôi nhà đã trảiqua năm đời con cháu cai quản theo thứ tự sau:
– Ông Trần Văn Hoa – đời ông
– Ông Trần Văn Miên (Hương cả Đô) – đời con
– Ông Trần Văn Ngộ – đời cháu
Vào thời điểm lúc bấy giờ khi mà nhân dân lao động xung quanh còn ở những mái nhà lợp lá thì ngôi nhà ông Cả nổi bật lên vì vẻ đẹp và sự sự sang trọng của nó. Ngôi nhà khẳng định địa vị của chủ nhân là một quanchức quan trọng trong xã hội, nó cũng tỏ thanh thế uy quyền của ông chủ đối với nhân dân trong vùng.
Nhà ông Cả được xây dựng lên với mục đích chủ yếu là để có chứ không thể cúng thần nào cả.
IV. Loại di tích:
Nhà Ông Cả là một di tích kiếntrúc nghệ thuật thuộc loại hình kiến trúc dân dụng.
V.Khảo tả di tích:
Nhà Ông Cả nằm ở ấp Trung, xã Long Hựu Đông, bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, đều giáp với các hộ dân cư ở ấp này toàn bộ diện tích của ngôi nhà, luôn cả đất vườn xung quanh là 3.456m. Riêng diện tích của ngôi nhà là 460,81m2 nhà được xây dựng theo kiểu chữ đinh(j) có hai cổng đi vào ở hướng Đông và hướng Nam. Cổng được xây bằng xi măng bên trên có mái che (hiện nay mái che không còn nữa) lối đi từ cổng vào đến bậc thềm được lát gạch. Nền nhà cao 92cm, được cẩn đá hộc và xi măng, xung quanh có5 bậc tam cấp để lên xuống. Nền nhà được lát gạch hình lục giác màu nâu. Ngôi nhà có tất cả là 120 cột bằng gỗ cẩm lai (68 cột tròn và 52 cột vuông) các cột tròn được phân bổ thành 6 hàng ngang; cột được bào nhẵn. Hàng cột cao nhất (có trang trí bao lam) cao 4,90m, đường kính 25cm, còn cột vuông được phân bố chủ yếu ở các vạch tường và hai bên chái phía sau.
Nhà gồm có 5 gian, 2 chái, ở phía sau 2chái nhà đối xứng nhau qua 1 cái hồ khô không nước, có diện tích là 69,52m2.Bờ thành của hồ cũng chính là chiều cao của nền nhà ở phần này (8,5cm). Một bức vách chạy ngang nhà (ở phần giữa) ngăn ngôi nhà lớn ra thành phần trước và phầnsau, được thông nhau qua một cái cửa phía bên trái. Mái nhà được lợp ngói âm dương, bên dưới lợp ngói thì có quét vôi cho đẹp. Các bức vách xung quanh đềubằng gỗ. Mỗi đầu gồm kèm nhiều chạm khắc hình rồng. Ở phần giữa của cây kèo,nơi tiếp với đầu cột, chạm một bông hoa nổi lớn, các thanh xà đều trang trí hoa văn.
Ở hàng cột cao nhất phía trước ngôi nhà,giữa các khung cột được trang trí 3 bao lam, phần trung tâm của bao lam ở giữa chạm hình chim phụng, hai bên thì chạm hình mai liên điểu. Ở phần trung tâm hai bao lam hai bên chạm hình con chimcông và hai bên là hình chim muông thú hao lá cỏ cây rất công phu. Phía trêncác bao lam là một tổ hợp chạm trổ điêu khắc gồm nhiều mảnh gỗ hình vuông, hình chữ nhật ghép lại thành bức vách, các mảnh này được chạm khắc hình chim muông thú cỏ cây rất điêu luyện. Một vài mảnh được khắc xà cừ rất đẹp.
Tóm lại, toàn bộ phần trang trí là một bứctranh sinh động. Nhìn vào đó chúng ta có cảm giác như đang đứng trước một khung cảnh thiên nhiên hết sức tươi đẹp. Bàn tay nghệ nhân điêu khắc đã thay nhà họa sĩ biến những mảnh gỗ vô tri vô giác thành những sinh vật có linh hồn. Chính mảnh điêu khắc này là nơi tập trung cao nhất về giá trị nghệ thuật của ngôi nhà vì nó đã được nghệ nhân tập trung toàn bộ tài năng để thực hiện.
VI.Các hiện vật trong di tích:
Phần chính của ngôi nhà được bày 3 bàn thờ bằng gỗ, bên trên có đặt các lư hương bằng đồng và đặt các tấm ảnh những người đã khuất. Hai bên có câu đối bằng chữ nho. Bên tả “ Thiên địa náo trường xuân mậu trúc mai thanh khai hảo cảnh” (tạm dịch: trong sự vận động của trời đất vào mùa xuân, mầm trúc nhú lên, cây mai thanh mảnh tạo nên 1 cảnh đẹp), “ Hương sơn y thắng cuộc liễu phi điểu khảo tráng kỳ quan” (tạm dịch: nhìn về núi dựa vào những cảnh đẹp cùng với những cảnh chim bay cũng tạo thành một kỳ quan).
Ở phía trước bàn thờ được bố trí một bộ phận ghế trường kỷ, một bộ bàn tròn và 2 bộ bàn ghế hình chữ nhật. Phía bên phải có đặt một bộ bàn tròn, một bộ sa-long (mặt bàn hình hạt xoài). Có 4 bộván, 7 cái tủ, 3 cái giường đôi được bố trí rải rác trong nhà. Ngoài ra còn 3 tủ sắt để đựng tiền đã bị hư. Ở gian thờ trên 1 thanh sàn có 3 tấm liễn mà người ta tặng ông chủ lúc ăn tân gia. Tấm giữa được sơn son thiếp vàng có 4 chữ nho: “ Sơn trang cổ tận” (núi cao không dứt). Hai tấm 2 bên có dòng chữ giống nhauđược khảm xà cừ “ Thiện cực lạc” làm việc thiện rất vui). Các đồ vật này hiệnnay vẫn còn được giữ nguyên vẹn trong di tích
VII.Giá trị di tích:
Nhà ông Cả là một ngôi nhà tư nhân được xây dựng lên., với mục đích là để ở. Nó không gắn với sự tín ngưỡng của một tôn giáo nào cả. Nhưng nó lại có giá trị nghệ thuật kiến trúc điêu khắc. Từ việc chọn những con vật, cái cây hoa lá để thể hiện, cho đến các đường nét chạm khắc mềm mại, mảnh mai đến hồi hộp, người thợ đã gởi tất cả tâm hồn yêu thiên nhiên của mình vào đây, nó thu hút người xem và tạo cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng đồng thời cũng tạo một tấm lòng cảm phục trước sự điêu luyện tài tình của bàn tay người thợ điêu khắc đã bài trí trên khung cảnh nghệ thuật này.
Ngôi nhà của ông Cả là tư liệu rất phong phú, sinh động cho việc nghiên cứu của những người làm công tác nghiên cứu về loại hình nghệ thuật điêu khắc. Ngoài ra ngôi nhà còn có giá trị về mặt niênđại, nó đã tồn tại gần một thế kỷ nay (91 năm) chỉ trừ phần sau còn phần trước của ngôi nhà, các cột, kèo, xà, các bức vách gần như còn nguyên vẹn.
VIII.Tình trạng bảo quản di tích:
Ngôi nhà của ông Cả sở dĩ tồn tại được lâu như vậy là do được làm bằng loại gỗ tốt. Hơn nữa ngôi nhà luôn có người ở. Các đời con cháu ông nối tiếp nhau ở đây và giữ ngôi nhà. Tuy vậy do thời gian quá lâu, ngôi nhà thì lớn mà chủ nhân không có biện pháp chống mối mọt một cách liên tục nên để cho tình trạng ngôi nhà xuống cấp một cách đáng tiếc. Chỉ cóphần trước ngôi nhà là được bảo quản tốt. Còn phần sau thì chái bên phải còn sử dụng để ở. Chái bên trái thì gần sụp đổ nên chủ nhân bỏ hoang không ở nữa. Ởphần này ngói bị vỡ gần hết, gỗ bị mối ăn, sàn gạch bị bong lên, có nơi sàn bịsụp xuống. Nhìn chung, ở phần sau ngôi nhà này đã bị sụp xuống trầm trọng.
Riêng ở phần trước của ngôi nhà, năm 1969 ông Trần Văn Miên đã cho sửa chữa lại. Các bức tường xây bằng xi măng quét vôi trắng, lắp thêm các cánh cửa bằng gỗ sơn màu xanh, làm thêm hàng lan can ở hiênnhà và sàn hiên được lát gạch trán men.
IX.Các phương án bảo vệ và sử dụng di tích:
Với giá trị đã nêu ở trên của ngôi nhà, thì việc bảo vệ giữ gìn ngôi nhà là rất cần thiết. Nhà ông Cả chủ yếu sẽ được sử dụng vào việc nghiên cứu về lọai hình nghệ thuật chạm trỗ điêu khắc ở đầu thế kỷ XX này.
X. Cơ sởpháp lý để bảo vệ di tích:
Ngày 7 tháng 5 năm 1992 lần đầu tiên ngôi nhà được Hội đồng bảo vệ di tích bao gồm các đồng chí đại diện cho chính quyền xã Long Hựu Đông và các cán bộ quản lý di tích Nhà Bảo tàng tỉnh Long An lập biên bản qui định khu vực bảo vệ di tích. Biên bản đã được chính quyền xã Long Hựu Đông chứng thực.
Với giá trị ấy, năm 1997 Nhà Trăm cột đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa Quốc gia (số2890-VH/QĐ/27.09.1997).
Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Phước Lâm
(Ấp Xóm Chùa, xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnhLong An)
-²—
I. Tên gọi của di tích:
Chùa Phước Lâm là một ngôi chùa cổ, được xây dựng từ thế kỷ 19, có tên chữ Hán là Phước Lâm Tự. Nhân dân trong vùng thường gọi là chùa ông Miêng do lệ cử tên của ông Bùi Văn Minh, người đã sáng lập ra ngôichùa.
II. Địa điểm phân bố – đường đi đến di tích:
1. Địa điểm phân bố:
Chùa Phước Lâm tọa lạc ở ấp XómChùa, xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nằm phía bên phải của tỉnh lộ826 ( từ QL I ), cách Thị trấn Cần Đước 1,5km về phía Nam và Thị xã Tân Ankhoảng 30km về phía Tây. Chùa Phước Lâm cũng nằm gần những tuyến giao thôngquan trọng như quốc lộ I (cách 15km), quốc lộ 50 (cách 1km).
Từ khi ở Nam bộ có sự phân định về hành chánh vào năm1698, phần đất di tích lúc bấy giờ thuộc Tổng Phước Lộc – huyện Tân Bình – PhủGia Định. Đến năm 1808 Tổng Phước Lộc được nâng lên thành huyện gồm 2 Tổng LộcThành và Phước Điền, lúc này di tích thuộc làng Tân Lân, một trong 28 làng củaTổng Lộc Thành. Năm 1832, hai huyện Thuận An và Phước Lộc được tách ra khỏi PhủTân Bình để thành lập Phủ Tân An. Năm 1862, sau khi chiếm xong 3 tỉnh Miền ĐôngNam kỳ thực dân Pháp chia thành nhiều hạt tham biện trong đó hạt Cần Giuộc được thành lập từ huyện Phước Lộc trước đây. Di tích lúc bấy giờ thuộc xóm Mương ôngBường làng Tân Lân, Tổng Lộc Thành Trung. Từ năm 1876, phần đất di tích thuộctiểu khu Chợ Lớn, khu vực Mỹ Tho một trong 4 khu vực hành chánh lớn mà Đô đốc Duperre ra Nghị định phân chia ở Nam kỳ.
Ngày 20/12/1899 toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi các tiểu khu thành tỉnh, áp dụng chính thức vào ngày 1/1/1900, di tích lúc bấygiờ lại thuộc địa giới tỉnh Chợ Lớn. Năm 1923, Sở Đại lý Rạch Kiến được thànhlập gồm các làng trong 3 tổng Lộc Thành, từ đó đến năm 1955, di tích lại thuộcvề sở Đại lý Rạch Kiến (sau là quận Rạch Kiến). Từ năm 1956, Sở Đại lý quậnRạch Kiến được đổi tên là quận Cần Đước, thuộc tỉnh Long An gồm 2 tỉnh Chợ Lớnvà Tân An nhập lại. Năm 1967 chính quyền địch chia Cần Đước thành hai quận CầnĐước và Rạch Kiến, ranh giới này được giữ nguyên đến năm 1975. Sau ngày MiềnNam giải phóng hai quận Cần Đước và Rạch Kiến được nhập lại vào năm 1977 gồm 16xã và 1 thị trấn được giữ nguyên cho đến nay.
2. Đường đi đến:
Từ Thị xã Tân An, du khách theoquốc lộ I đến thị tứ Gò Đen, rẽ theo đường tỉnh lộ 835 đến ngã tư Xoài Đôi. Từ đây tiếp tục đi theo đường tỉnh lộ 826 về phía thị trấn Cần Đước, đến cây số 14rẽ phải vào đường làng khoảng 100m thì đến di tích.
III. Sự kiện và nhân vật lịch sử:
Cách đây trên dưới 300 năm cùng với công cuộc khẩnhoang đất Nam Bộ những lưu dân người Việt đầu tiên đã đặt chân đếng vùng đấtCần Đước hiện nay. Cùng với lưu dân có những nhà sư người Việt và Thuyền sưTrung hoa đến truyền đạo tại vùng đất xa xôi này. Khai phá vùng đất mới tuy rấtphì nhiêu nhưng còn hoang du rậm rạp, những người đi mở đất này đã phải đươngđầu với những khó khăn, trắc trở, bệnh tật, thú dữ và một môi trường hoàn toàn xa lạ, những điều ấy vẫn còn để lại qua những câu cao dao như:
“ Muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội tợ bánh cánh
Đến đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh”
Đối mặt với thực tế đó, muốn tồn tại lưu dân khôngnhững phải có một tinh thần quyết tâm, sự cần cù chịu khó mà họ cần một chỗ dựavề mặt tinh thần. Phật giáo đã đáp ứng được nhu cầu của họ. Với gốc gác lànhững nông dân Miền Trung, Miền Bắc, lưu dân ngoài việc thờ cúng tổ tiên còncoi việc đi chùa lễ phật là một cứu cánh tinh thần để có thêm nghị lực đươngđầu với những khó khăn trong cuộc sống. Chính vì thế những ngôi am, tự đầu tiênbằng tre , lá do các nhà sư dựng lên đã nhanh chống trở thành nơi để các tín đồlui tới. Khi người dân định cư tương đối đông, đời sống đã được ổn định, nhữngngôi chùa lớn, nguy nga bắt đầu xuất hiện thay cho các ngôi thảo am buổi bansơ.
Dưới thời các chúa Nguyễn, những vị vua sùng kính đạoPhật nhiều ngôi chùa đã xuất hiện ở vùng đất Nam Bộ. Chịu ảnh hưởng bởi tinhthần sùng đạo ấy nhiều người dân đã hiến đất, bỏ tiền xây chùa hoặc biến nhà ởcủa mình thành chùa. Loại chùa “cải gia vi tự” này khá phổ biến ở Long An điểnhình là Chùa Phước Lâm ở Tân Lân, Cần Đước.
Chùa Phước Lâm có nguồn gốc ban đầu là tư gia của ôngBùi Văn Minh, được xây dựng vào năm Tân Tỵ (1880). Ông Bùi Văn Minh là một điềnchủ khá giả trong vùng. Sinh thời ông đã góp nhiều công của và làm nhiều việccông ích trong làng nên khi mất đi ông được tôn làm hậu hiền và được thờ trongđình Tân Lân. Sẵn từ tâm sùng đạo Phật lại không có con nên ông đã “cải gia vitự”, lập nên Chùa Phước Lâm, một dạng chùa làng vừa làm nơi thờ Phật vừa là từđường của dòng họ Bùi. Do tôn kính ông Bùi Văn Minh, dân làng kiêng húy gọi tênông là ông Miêng và ngôi chùa do ông lập ra, ngoài tên chữ Hán là Phước Lâm Tựcòn được gọi là chùa ông Miêng. Từ khi ngôi Chùa Phước Lâm được dựng các tín đồtới lui tới ngày càng đông, lòng sùng kính Phật giáo trong quần chúng ở đâyđược củng cố, phát triển. Chính vì thế mà lần lượt trong khu vực gần Chùa PhướcLâm, 3 ngôi chùa khác cũng được xây dựng. Từ thuở khẩn hoang, cư dân đã đặt têncho khu vực này là xóm Mương Ông Bường. Đến khi Chùa Phước Lâm và 3 ngôi chùamới được xây dựng, địa danh Xóm Chùa đã thay thế địa danh xóm Mương Ông Bườngtrở thành chính thức trên bản đồ hành chính. Do sự phát triển của đạo Phật vàvị trí địa lý thuận lợi, Phật giáo ở Cần Đước đã có mối quan hệ thường xuyên vàchặt chẽ với vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Tiền Giang. Một minh chứng cho điều này làviệc ông Bùi Văn Minh sau khi lập chùa xong đã thỉnh thầy Hồng Hiếu người đã tuhọc ở chùa Giác Hải (Thành phố HCM ngày nay) về trụ trì đầu tiên ở Chùa PhướcLâm. Chùa Giác Lâm một cổ tự ở Thành phố Hồ Chí Minh (xây dựng năm 1744) cũnglà tổ đình của các chùa thuộc phái Lục Hòa ở Cần Đước, trong đó có Chùa PhướcLâm. Khoảng năm 1890, thầy Hồng Hiếu đã cho xây dựng thêm một điện thờ tiếp nốivới Chùa Phước Lâm mà ông Bùi Văn Minh đã dựng vào năm 1880. Đó chính là Chánhđiện của Chùa Phước Lâm ngày nay, Chánh điện cũ được dùng làm tổ đường của chùavà từ đường của họ Bùi. Ngoài ra hai bên ngôi Chánh điện cũ còn có hai dãy nhàđông lang và tây lang vốn là lẩm lúa của họ Bùi được sử dụng làm nhà kho và nhàtrù.
Trong khoảng 10 năm với nổ lực của ông Bùi Văn Minh vàthầy Hồng Hiếu, Chùa Phước Lâm đã được xây dựng hoàn chỉnh: trước đó ông Minhcòn hiến cho chùa vài chục mẫu ruộng để phát canh thu tô lấy nguồn tài chínhphục vụ cho Phật sự. Nhờ vậy, công với tấm lòng sùng đạo của phật tử, ChùaPhước Lâm đã trở thành một ngôi chùa lớn, khang trang, hệ thống kèo, cột toànbằng danh mộc. Công cuộc xây dựng chùa được đảm trách bởi những cánh thợ lừngdanh thời bấy giờ. Riêng phần trang trí nội thất, những bao lam, hoành phi, câuđối và các hoa tiết điêu khắc đều được thực hiện bởi những nghệ nhân chạm gỗnổi tiếng ở Cần Đước – cánh thợ họ Đinh.
Ngay từ buổi đầu thành lập nhờ có những vị cao tăngđạo Cao Đức Trọng trụ trì và Hoằng Dương Đạo pháp cùng với uy tín và đạo đứccủa vị sáng lập là ông Bùi Văn Minh, Chùa Phước Lâm đã sớm trở thành một trungtâm Phật giáo của huyện Cần Đước. Hiện tại trong số 15 vị chủ trì của các chùatrong huyện Cần Đước đã có 9 vị từng thọ giới và tu học ở Chùa Phước Lâm. ChùaPhước Lâm, tính từ vị sáng lập là Bùi Văn Minh đến nay đã có truyền thừa được7 đời, vị trụ trì hiện nay là thiền sư Thích Huệ Thông.
Kế thừa truyền thống yêu nước của Phật giáo Việt Nam,chư vị trụ trì Chùa Phước Lâm đã phát huy tinh thần “nhập thế” với chủ trương“đạo pháp và dân tộc”. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đếquốc Mỹ, các vị trụ trì đã chở che, đùm bọc lực lượng cách mạng ở Cần Đước.Trong thời kỳ chống Mỹ, Chùa Phước Lâm là cơ sở cách mạng, là nơi lui tới hoạtđộng của một số cán bộ lãnh đạo địa phương. Chính vì thế mà địch thường bắn phákhu vực chùa mà dấu tích của nó hiện tại chúng ta vẫn còn thấy rõ: nóc Chánhđiện bay mất, hai bên đông lang, tây lang bị nổ nát.
Nhìn chung, trên dưới 300 năm vùng đất Cần Đước được ngườiViệt khai phá thì trong ngần ấy năm đạo Phật đại thừa được xây dựng và khôngngừng phát triển. Trong buổi đầu, đạo Phật là niềm an ủi tinh thần giúp cho lưudân vượt qua những khó khăn trở ngại khi nơi đây còn hoang vu, bệnh tật, thú dữhoành hành. Đạo Phật là một trong những nhân tố liên kết mọi người lại vớinhau, với một đức tín, một niềm đồng cảm sâu sắc. Tính cởi mở, không ràng buộckhắc khe của Phật giáo đã thích hợp và tác động đến tinh thần phóng khoáng củangười dân Cần Đước. Mối liên hệ giữa Phật giáo và lịch sử khai phá Cần Đước làhết sức gắn bó. Sự phát triển của đạo Phật qua các tín đồ và hệ thống chùachiền, đặc biệt là Chùa Phước Lâm ít nhiều là chứng tích của công cuộc khaiphá, xây dựng đời sống vật chất, tinh thần của người dân Cần Đước trong buổiđấu khẩn hoang lập ấp.
IV. Loại di tích:
Chùa Phước Lâm là di tích kiến trúc nghệ thuật – loạihình kiến trúc tôn giáo
V. Khảo tả di tích:
Nằm về phía Bắc của Thị trấn Cần Đước, Chùa Phước Lâmtọa lạc trong một khu vườn có diện tích 6.320m2 trong đó kiến trúcchùa chiếm 471,8 m2 (dài 34,4m, rộng 19,7m). Ban sơ, Chánh điệnchùa quay về hướng Nam, saunày hòa thượng Hồng Hiếu xây thêm ngôi Chánh điện ở phía sau nên hiện nayChánh điện chùa quay về hướng Bắc. Tuy vậy theo thói quen từ xưa, mọi ngườivẫn ra vào Chùa Phước Lâm theo cổng phía Nam đằng sau tổ đường của chùa.
Nhìn trên tổng thể, nếu cònnguyên như thuở ban đầu, Chùa Phước Lâm có hình chữ xuyên, gồm Chánh điện – tổđường và Đông lang, Tây lang. Do sự tàn phá của chiến tranh, Tây lang đã bị sụpđổ hoàn toàn, một phần của Đông lang còn lại được dùng làm nhà trù của chùa. Vìthế, kiến trúc chính của Chùa Phước Lâm hiện chỉ còn 2 lớp nhà là Chánh điện vàtổ đường. Chùa được xây dựng bằng gỗ, tường gạch, mái lợp ngói đại tiểu và ngóimóc. Nền chùa cao 0,5m rất vững chắc vì được xây dựng bằng đá xanh, bên tronglát gạch tàu hình lục giác kết dính bằng vữa tam hợp.
Chùa Phước Lâm có 8 cửa chính, 6 cửa sổ, trong đó có 6cửa chính được dùng làm lối ra vào.
Chùa Phước Lâm vốn là tư gia của ông Bùi Văn Minh được“cải gia vi tự”, Chánh điện hiện nay tuy được xây dựng sau đó 10 năm nhưng vẫntuân theo lối kiến trúc nhà ở cổ truyền Việt Nam, nên nhìn chung Chùa Phước Lâmlà một tổng thể khá hài hòa. Cả Chánh điện lẫn tổ đường của Chùa Phước Lâm đềukết cấu theo kiểu “xuyên trính, cột kê” có hai mái và hai chái hai bên. Theokiểu này, khung sườn chùa không sử dụng hàng cái ở giữa, không gian giữa chùađược nới rộng hơn nhờ hai bên hàng cột cái được dời qua hai bên (còn được gọilà cột hàng nhất – tiền – hậu). Hai hàng cột cái này gồm 4 cốt tạo dáng vuôngtrên nóc nên còn được gọi là kiểu tứ tượng. Kết cấu này rất quen thuộc đối vớinhững đình chùa cổ ở Nam Bộ. Ở từng cặp cột cái của chùa được nối liền với nhautừng đôi theo chiều ngang bởi một thanh gỗ xuyên ngang được gọi là cây trính.Cũng như những ngôi chùa cổ khác ở đồng bằng sông Cửu Long, cây trính của ChùaPhước Lâm có dạng thẳng, không uốn cong và chạy chỉ như kiểu nhà trính ở Trungbộ. Mỗi cây trính đều đỡ một cây trụ ngắn ở giữa được gọi là cây trổng. Đầu câytrổng này có gắn một bộ phận gỗ hình tam giác gọi là cánh dơi có nhiệm vụ chốngđỡ cho bộ vì kèo và đòn dông ở nóc nhà.
Chùa Phước Lâm có 40 cột tròn bằng gỗ và 32 cột gạchđỡ lấy bộ vì kèo và mái tạo thành bộ khung sườn cứng cáp, lòng nhà rộng rãi.Đây cũng chính là ưu điểm của kiểu nhà xuyên trính. Tường chùa được xây dựngbằng gạch và vữa tam hợp dày 0,2m, ở mỗi đầu cột gạch và phía trên các cửa sổ,cửa cái đều có đắp nổi hoa văn trang trí theo kiểu Pháp. Riêng phần tường gạchphía Nam tổ nhìn ra cổng sau (vốn là mặt tiền nhà ông Bùi Văn Minh) được đắpnổi hoa văn dây nho, sóng nước, chữ thọ và những đường chỉ song song có sự kếthợp giữa mỹ thuật Tây phương và cổ truyền.
Cổng tam quan Chùa Phước Lâm có lối kiến trúc trangnhã, đơn sơ nhưng đẹp và cổ kính, cổng được xây dựng bằng gạch và vữa tam hợp,trên lợp ngói âm dương, cao 3,8m. Hai bên cổng có đặt hai con sư tử bằng ximăng trông rất uy nghi. Lối ra vào cổng được xây cuốn phía trên có đắp nổi hoavăn. Phía trên cổng có đắp nổi 3 chữ hán “Phước Lâm Tự” và 3 cặp câu đối ,trong đó có 2 câu:
“Phước hải hỷ phùng chư phật giáng
Lâm sơ hạnh ngộ chúng tăng lâm”
Tạm dịch:
“Biển phước vui mừng chư phật đến
Núi rừng may gặp chúng tăng lâm”
Bước vào cổng, theo con đường xi măng dọc theo chùa lênChánh điện, khách thập phương sẽ thấy một hồ sen nho nhỏ, nở đầy hoa đỏ thắm,mùi hương sen dìu dịu thoang thoảng xa đưa. Bên cạnh hồ sen, ngay phía trướcChánh điện là pho tượng Quan âm bồ tát tay cầm ngọc tịnh bình và thùy dươngliễu đang trong tư thế rưới nước cam lồ cứu độ chúng sanh.
Ngay sau tượng Quan âm là Chánh điện Chùa Phước Lâm.Nơi đây còn giữ được nét cổ xưa qua hệ thống hoành phi, câu đối và tượng thờ.Bàn thờ phật giữa Chánh điện được tôn trí thành 4 lớp từ trên xuống gồm: tượngThích ca, Phật đản sinh, Anan, Ca diếp, Thế chí, Quan âm, Ngọc hoàng, Nam tào,Bắc đẩu và dưới là bộ xám bài gồm tượng Thích ca và 4 vị bồ tát dạng thượng kỳthú. Đây là bộ tượng thể hiện sự sáng tạo, kết hợp hai bộ tượng Di đà Tam tônvà hoa nghiêm tam thánh. Ở đây tinh thần nhập thế của Phật giáo thể hiện rất rõqua hình tượng Phật và Bồ tát đang hoằng hóa thuyết pháp độ sinh. Phía trên bànthờ chính có treo hoành phi “Đại hùng bửu điện, hai bên bàn thờ có 2 cặp câuđối như sau:
“ Đại hùng điện thượng diễn tamthừa, chúc quốc vương Nghiêu Thiên Thuấn nhựt
Vạn pháp đường trung tuyên chư phẩm, nguyện thí chủthọ hải phước sơn”
Tạm dịch:
“ Trên điện đại hùng, diễn xướng 3 thừa, chúc quốcvương thái bình như thời Nghiêu Thuấn
Trong nhà vạn pháp đọc kinh cầucho thí chủ thọ sâu như biển, phước lớn như sơn”.
Giữa hai cột cái phía ngoài ở điện đại hùng (Chánhđiện) có trang trí 1 bộ bao lam gỗ, chạm lộng đề tài ẩn vân. Đây chính là tácphẩm của cánh nghệ nhân họ Đinh ở Cần Đước.
Khánh thờ trên bàn phật cũng được trang trí bởi bộbao lam chạm 18 vị La hán cỡi mây và những ô hộc có chạm hoa văn đề tài tứ linh.
Hai bên Chánh điện có bàn thờ Phật có cùng một kiểubài trí tượng phật bao gồm Di lặc, Di đà, Long vương, Bồ đề Đạt ma, Già lam vàcác vị La hán.
Ngoài ba bàn thờ chính trên, ở Chánh điện có bàn thờhộ pháp và bàn thờ Địa tạng bồ tát. Chánh điện có đặt chuông và trồng, quảchuông cao 1m, trên thân trạm trỗ hoa văn rồng, mây, mặt trời, được đúc nămnhâm ngọ (1881).
Chánh điện Chùa Phước Lâm được ngăn cách với nhà tổbằng một bình phong bằng gạch trên có đắp nổi hoa văn trang trí. Trên bìnhphong có chừa 2 cửa để thông xuống phía sau. Tổ đường ở phía sau Chánh điện cóbố trí 3 bàn thờ. Bàn giữa thờ tổ khai sơn và các vị trụ trì đã quá vãng, haibàn thờ hai bên thờ Đạt ma và giám trai. Tiếp đến là gian thờ họ Bùi. Bàn giữacó thờ di ảnh ông Bùi Văn Minh, hai bàn bên thờ các bậc trưởng lão của họ Bùi,kế đó là một bàn dài lớn với hai băng ghế bằng gỗ hai bên dùng cho các vị hòaThượng tụng niệm, ngồi giàn khi có lễ lớn. Hai bên bàn này có bố trí 2 bộ vánlớn bằng gỗ. Cuối cùng là bàn thờ Đức Di lặc và hai vị Bồ tát. Nhà tổ cũng đượctrang trí bởi một bao lam bằng gỗ do cánh thợ họ Đinh làm năm 1964.
Ở Chùa Phước Lâm, điều làm cho chúng ta chú ý là hệthống tượng hết sức phong phú, đa dạng với 98 tượng (34 tượng gỗ thế kỷ 19; 55tượng bằng đồng và xi măng).
Về đề tài, tượng ở Chùa Phước Lâm cũng giống như nhữngtượng thờ trong các chùa khác ở Nam Bộ với loại hình: Tam thế, Thích ca, Bồtát, La hán, Ngọc hoàng, Thập điện, Thị giả, Di lặc, Địa tạng, Hộ pháp, Tiêuđiện… nhưng nét đặc trưng của hệ thống tượng này là sự tròn trịa, viên mãn mộtđặc điểm của tượng thờ cuối thế kỷ 19. Nếu như những tượng thời kỳ trước đó cóvẻ khắc khổ, thô sơ mang đậm dấu ấn của thời kỳ khẩn hoang thì những tượng nàyđã phần nào cho thấy sự ổn định và phát triển của xã hội có tích lũy. Một đặctrưng nữa của hệ thống tượng Chùa Phước Lâm là đa số nó đều do cánh nghệ nhânchạm gỗ ở Cần Đước làm ra. Một loại sản phẩm thuần túy địa phương. Ở một sốtượng nghệ nhân đã đạt trình độ nghệ thuật cao trong việc tả thực, biểu lộ tâmlý nhân vật. Tiêu biểu là những tượng: Di lặc và Lục tặc, bộ tượng Sám bài,tượng Tiêu diện đại sĩ, tượng Địa tạng… đặc biệt nhất là tượng “Lo đời” vàtượng Bồ tát Di lặc ở bàn thờ tại nhà tổ. Hai tượng này tiêu biểu cho nghệthuật chạm lộng 2 mặt của nghệ nhân Cần Đước. Riêng tượng Bồ tát mình mặt càsa, tay cầm phất trần, ngồi trên mình long mã bằng gỗ và tượng có phong cách lạvà độc đáo nhất Chùa Phước Lâm.
Những bàn thờ bao lam, long vị ở chùa đều những tácphẩm nghệ thuật độc đáo. Bàn thờ tổ có dạng tủ thờ bằng gỗ quí, mặt chính củatủ thờ được chia làm nhiều ô hộc có cẩn ốc xà cừ với đề tài tử hữu, đào, phậtthủ, cuốn thư và dơi. Các mô típ trang trí này thể hiện mong ước của con ngườicó cuộc sống thảnh thơi, nhàn hạ (tứ hữu), hạnh phúc (dơi), tài lộc (phật thủ),trường thọ (đào). Ba bàn thờ ở nhà tổ đều cóchạm lọng ở ban mặt đề tài mai điểu, song tiền, cuốn thư, đào dơi, nho sóc. Quađó thấy rằng nghệ thuật Tây phương đã được du nhập vào ta với sự hiện diện củađề tài “nho sóc” bên cạnh đề tài truyền thống.
Một điểm đáng chú ý ở Chùa Phước Lâm là sự phong phúcủa hệ thống hoành phi và câu đối chữ Hán. Hai mươi cặp liễn đối này đều đượcchạm thẳng vào hàng cột với hoa văn trang trí xung quanh và sơn son hoặc sơnđen thếp vàng. Câu đối của Chùa Phước Lâm thường theo lối quán thủ (hai chữ đầughép lại thành tên chùa) với nội dung chứa đựng triết lý Phật giáo sâu sắc.
Ví dụ:
“ Phước hữu bạch liên di đà Phật
Lâm trung tử trúc quán thế âm”
Tạm dịch:
“ May mắn có Phật Di đà trên sen trắng
Trong rừng trúc biếc có Quan âm”
Hoặc:
“ Tuyển Phật pháp tràng thụy thị tâm nhân không phươngkham cập đệ
Chú thánh hiền thị na năng vô tướng giả nải khẳng đầu lô”
Tạm dịch:
“ Trong trường tuyển chọn Phật pháp người có tâmkhông mới có thể đổ đầu
Ở cửa rèn đúc thánh hiền người vô tướng mới được rènluyện trong lò”
Hoặc:
“ Bát nhã hoa khai vạn pháp tức tâm tức phật
Bồ đề quả tái nhất chân phi sắc phi không”
Tạm dịch:
“ Bát nhã nở hoa muôn pháp tức tâm tức phật
Bồ đề tựu quả nhất chân không sắc không không”
Nội dung của các câu đối ở Chùa Phước Lâm đa số gầnvới câu đối ở Chùa Giác Lâm (TP. HCM). Một số bao lam, hoành phi, liễn đối ởChùa Giác Lâm cũng do Phật tử và nghệ nhân Cần Đước cúng dường. Qua đó chứng tỏgiữa hai chùa trên ngoài mối quan hệ về hệ phái còn có nhiều mối tương quan mậtthiết khác. Hoành phi ở Chùa Phước Lâm cũng có nội dung ca ngợi Phật pháp như “Tổ ấn trùng quang”, “ Đại hùng bửu điện”, “ Bùi thị từ đường”, “ chánh phápnhãn tạng”, “ Tông phong vũ chấn”, “ Huệ nhựt ư thiên”, “ Pháp luân thườngchuyển”. Trên các hoành phi cũng đều trạm trổ sơn và sơn son thếp vàng rất tinhvi. Đặc biệt nhất là hoành phi cũng đều chạm trổ sơn và sơn son thếp vàng rấttinh vi. Đặc biệt nhất là hoành phi pháp luân thường chuyển ở nhà tổ. Các nghệnhân chạm gỗ đã phô diễn tài năng qua nghệ thuật chạm lộng tinh tế, sắc nét.Toàn bộ bức hoành phi có dạng cuốn thư, chủ đề cúc trĩ, dơi và hồi văn. Hai đầucuốn thư là ½ chữ thọ, 4 chữ pháp luân thường chuyển được bố trí trên cuốn thưtạo cho bức hoành có đường nét hết sức mềm mại, tinh tế.
Bên trái Chùa Phước Lâm hiện còn 4 ngôi mộ tháp trongđó có tháp của tổ khai sơn Hồng Hiếu và một số mộ của các vị trong họ Bùi.Những ngôi tháp này đều được dựng theo lối xưa góp phần làm tăng thêm vẻ cổkính cho chùa.
Nằm giữa đồng lúa phì nhiêu, Chùa Phước Lâm là danhlam và là một nơi đào tạo tăng tài cho Cần Đước. Đa số các vị trụ trì ở cácchùa trong huyện đều đã qua tu học ở chùa này. Ngoài ra Chùa Phước Lâm còn biểuhiện cho một tinh thần sùng đạo của người dân địa phương. Trong quyển “ Nhữngngôi chùa ở Nam bộ”, giáo sư Huỳnh Lứa (Viện KHXH tại TP.HCM) có nhận xét vềChùa Phước Lâm tiêu biểu cho hình ảnh của ngôi chùa cổ ở Nam bộ, nhưng tiếcrằng ngôi chùa già lam thể hiện một mảng văn hóa Phật giáo Nam bộ này đang bịhư hại theo sự tàn phá nhanh chóng của thời gian. Thật vậy, tuy không thể sovới những ngôi chùa đồ sộ nguy nga ở trong Nam, ngoài Bắc nhưng những giá trịvề văn hóa của Chùa Phước Lâm thật xứng đáng để cho chúng ta trân trọng, gìngiữ.
VI. Các hiện vật trong di tích:
1. Hiện vật gỗ:
– 3 bàn thờ có bao lam chạm lộng
– 1 tủ thờ cẩn ốc xà cừ
– 2 bộ ván
– 34 tượng gỗ (thế kỷ 19)
– 8 hoành phi
– 3 chân chò
– 2 bộ bao lam
– – 1 khánh thờ
2. Hiện vật đồng:
– 5 tượng đồng
– 1 bộ lư đồng
– 1 chuông đồng lớn (Nhâm ngọ 1881)
– 1 chuông đồng nhỏ (đầu thế kỷ 20)
VII. Giá trị của di tích:
Là một kiến trúc có niên đại thế kỷ 19, qui mô tươngđối lớn, di tích Chùa Phước Lâm có giá trị cao về kiến trúc và nghệ thuật chạmkhắc gỗ.
Về kiến trúc đây là kiểu thứcxuyên trính, tạo dáng tứ tượng ở giữa, một điển hình cho kiểu kiến trúc nhà ởvà đình chùa ở Nam bộ vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Về nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc, những tácphẩm chạm gỗ, tượng thờ ở Chùa Phước Lâm đã thể hiện trình độ bậc cao của cácnghệ nhân từ bố cục, đề tài và đặc biệt hơn hết, đây chính là tác phẩm của nghệnhân họ Đinh – những người con của quê hương Cần Đước. Về kỹ thuật chạm khắc,những tác phẩm ở Chùa Phước Lâm là sự tập hợp phong phú của các kỹ thuật chạmlộng, chạm nổi và với thủ pháp hết sức điêu luyện. Tiêu biểu cho những tác phẩmnày là bức hoành “ Pháp luân thường chuyển” bộ Sám bài, tượng bồ tát thượng kỵthú, tượng Địa tạng.
Chùa Phước Lâm còn là nơi được những người chiến sĩcách mạng chọn làm điểm hoạt động trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ. Các nhà sư ở chùa đã hết sức ủng hộ, che chở và giúp đỡ chocách mạng. Điều này thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam, ởđây đạo pháp và dân tộc không thể tách rời.
Chùa Phước Lâm còn là nơi lưu giữ những tư liệu chữHán hết sức phong phú, đa dạng qua các cặp liễn đối và hoành phi. Nội dung củanhững tư liệu này thể hiện sự giác ngộ và uyên thâm về Phật pháp của những nhàsư lúc bấy giờ. Những tư liệu này xứng đáng là đối tượng nghiên cứu của nhữngnhà nghiên cứu về văn hóa Phật giáo Nam Bộ.
Chùa Phước Lâm còn tiêu biểu cho một dạng chùa đặcbiệt ở Nam Bộ, đó là dạng “ Cải gia vi tự” của những người hiếm muộn và giàu cóvì sự sùng đạo mà hiến tài sản của mình cho cửa Phật.
Cuối cùng, như nhận xét của Giáo sư Huỳnh Lứa, ChùaPhước Lâm là tiêu biểu cho hình ảnh của một ngôi chùa cổ Nam Bộ, thể hiện mộtmảng văn hóa Phật giáo Nam Bộ xứng đáng được chúng ta trân trọng và gìn giữ.
VIII. Tìnhtrạng bảo quản di tích:
Chùa Phước Lâm được xây dựng với chất liệu kiên cố nhưgạch, đá và gỗ quí nên trãi qua hơn một trăm năm vẫn còn khá nguyên vẹn. Tuynhiên, qua sự tàn phá của 30 năm chiến tranh, Đông lang và Tây lang của chùa đãbị sụp đổ hoàn toàn. Một phần của Đông lang được thu nhỏ làm nhà trù của chùahiện nay. Trước đây một quả bom đã rơi nhằm chánh điện làm sụp đổ một phần máingói và đến nay mái ngói vẫn chưa được trùng tu và phải thay bằng Fibro ximăng. Một số cột và kèo của chùa cũng đã bị mục nát và được sư trụ trì thay thếbằng gỗ sao và xi măng. Nói chung nhà chùa có ý thức gìn giữ chống xuống cấp ditích nhưng chưa đảm bảo được tính nguyên gốc của di tích trong việc trùng tu.
IX. Các phương án bảo vệ và sử dụng di tích:
Để góp phần tôn tạo và nâng cao giá trị của di tíchChùa Phước Lâm, phục vụ nghiên cứu và tham quan du lịch chúng tôi đề nghị cácphương án sau:
– Xử lý kịp thời những yếu tố đe dọa đến sự nguyên vẹncủa di tích như: mối mọt, những chỗ thấm dột trên mái.
– Phục nguyên các yếu tố gốc của di tích như lợp lạingói ở Chánh điện, thay thế các vì kèo đã mục bằng gỗ giống như xưa, nếu cóđiều kiện nên xây dựng lại Đông lang và Tây lang để đảm bảo cho sự hoàn chỉnhcủa kiến trúc chùa.
– Quy hoạch lại hệ thống cây cảnh trong khu vườn chùađể tạo cảnh quan cho di tích
– Tuyên truyền, giới thiệu di tích trên các phươngtiện truyền thông đại chúng như báo, đài phát thanh truyền hình, phối hợp vớingành dui lịch tổ chức tour du lịch Chùa Phước Lâm – Nhà Trăm Cột – Đồn Rạch Cát.
X. Cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích:
Chúng tôi lập biên bản, bản đồ khoanh vùng bảo vệ ditích, bảo vệ kiến trúc di tích để trình các cấp thẩm quyền ra quyết định bảovệ di tích.
Năm 2001 Di tích nghệ thuật Chùa Phước Lâm đã được BộVăn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa Quốc gia (số53/2001/QĐ-BVHTT ngày 28 tháng 12 năm 2001)./.
-²—
I. Tên gọi của di tích:
Đồn Rạch Cát là một căn cứ quân sự của thực dân Pháp,gọi là Đồn Rạch Cát vì nó được xây dựng bên cạnh con sông Rạch Cát. Ngoài ranhân dân vẫn thường gọi là Đồn Rạch Cát.
II. Địa điểm phân bố – đường đi đến di tích:
Di tích Đồn Rạch cát trước kia thuộc ấp Long Ninh, xãLong Hựu Đông, quận Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn. Hiện nay là xã Long Hựu Đông, huyệnCần Đước, tỉnh Long An, Đồn nằm cạnh con sông Rạch Cát cách thị trấn Cần Đước14km về phía Đông. Du khách có thể đi đến di tích bằng những con đường như sau:
Đường bộ: từ thị xã Tân An đi theo quốc lộ I ngược lênhướng Bắc 20km đến ngã ba Gò Đen, rẽ phải đi theo hương lộ 16 khoảng 8km đếnngã tư Xoài Đôi rẽ phải theo hương lộ 18 khoảng 6km đến ngã ba Tân Lân đi tiếp3km về phía bên phải theo liên tỉnh lộ 50 đến thị trấn Cần Đước. Từ đây đi theohương lộ 23 khoảng 7km đến kinh nước mặn qua đò đi thêm 7km nữa là đến Đồn RạchCát.
Đường thủy: du khách có thể đi đến di tích theo consông Rạch Cát, Vàm cỏ, Nhà bè.
III. Sự kiệnnhân vật lịch sử liên và thuộc tính di tích:
Đồn Rạch Cát là một pháo đài quân sự do thực dân Phápxây dựng với tầm cở lớn nhất nhì trên đất nước Việt Nam. Sức đề kháng của Đồn có thểchống lại tất cả các loại đạn pháo hạng nặng và được trang bị vũ khí trong pháolớn với mục đích phục vụ cho ý đồ xâm lược của chúng, là xâm lược lâu dài đấtnước ta, chống lại các đế quốc khác muốn tranh giành Việt Nam, bảo vệ thuộcđịa, bảo vệ cơ quan đầu não của chúng ở Sài Gòn.
Tại đây chúng có thể kiểm soát được tuyến đường sôngtừ Miền tây lên Sài Gòn, kiểm soát của 3 con sông lớn: Rạch Cát Vàm cò, Nhà bèkhống chế khu vực Cần Giờ – Vũng Tàu và khống chế con đường thông thương giữabiển với đất liền (Vàm Tuần Soài rạp)
Cho đến thế kỷ 20 vùng đất này còn là một khu vựchoang vu cây cối rậm rạp. Năm 1902 thực dân Pháp đến đây nghiên cứu và nhậnthấy đây là một vị trí chiến lược quan trọng nên đã quyết định xây dựng mộtpháo đài với ý đồ là lập tại đây một căn cứ quân sự trước mắt là phòng thủ.Chúng bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 1903 cho đến năm 1910 mới hoàn thành.Đầu tiên chúng cho tàu chở cát đá đến đổ thành từng đống nhưng trận bảo nămthìn (1904) đã cuốn đi rất nhiều, cho đến năm sau công việc xây dựng mới tiếnhành được.
Về nhân công thì bọn thầu tư bản lớn ở Sài Gòn lãnhlàm với sự chỉ đạo trực tiếp của bọn chuyên viên người Pháp. Bên cạnh đó nhữngcông việc đào móng, đóng cừ nặng nhọc thì bắt dân địa phương và dân các vùnglân cận đến làm. Tất cả các bộ phận quan trọng của hai khu vực bên trong và bênngoài đồn đều được xây dựng từ thời kỳ đầu tiên này.
Năm 1930 trước nguy cơ Phát xít Nhật xâm lược ĐôngDương, thực dân Pháp cho quân về sửa sang lại Đồn Rạch Cát trang bị thêm súngpháo xây dựng thêm nhà ở, hồ chứa nước.
Tháng 11 năm 1945 thực dân Pháp trở lại chiếm Đồn RạchCát chúng cho sửa sang lại nhà sàn bên ngoài đồn, cất thêm doanh trại để ở. Từđó về sau Đồn Rạch cát không được xây dựng thêm bộ phận quan trọng nào nữa kểcả thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Khi Mỹ ngụy về chiếm đóng, Đồn RạchCát cũng chỉ được trang bị thêm vũ khí mà thôi.
Năm 1910 Đồn Rạch Cát được xây dựng hoàn thành, thựcdân Pháp cho quân về đóng ở đây, cầu tàu là nơi bọn Pháp dùng làm bến đổ củacác tàu quân sự cung cấp vũ khí đạn dược cũng như đến đây mang vũ khí đi tiếptế cho các nơi khác. Ý đồ của chúng là lập ở đây một căn cứ quân sự vì đây làmột vị trí thuận tiện cho việc kiểm soát giao thông đường sông. Đồng thời cũnglà một hệ thống liên quan đến Vũng Tàu, tạo thế vững chắc trong chiến tranh.
Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất kết thúc, thực tế ởđây không có gì xãy ra như suy đoán của bọn Pháp. Song một nơi khác cần sự tiếptế nên chúng đã chở đi 4 khẩu trọng pháo, chỉ để lại đồn những khẩu súng nhỏ.Lính Pháp phải rút đi chi viện cho chiến trường. Chúng chỉ để lại đây một độiquân ô hợp gồm lính người Việt và lính Miên (Campuchia) dưới sự chỉ huy của tênđội người Pháp. Ngoài ra còn có một số người chuyên phục vụ lao chùi súng vàmáy móc, trong các lô cốt. Đội quân này có nhiệm vụ giữ đồn đồng thời liên lạcthường xuyên với Vũng Tàu hàng ngày vào lúc 17 giờ bằng hệ thống điện đài.
Chiến tranh Thế giới lần thứ hai bùng nổ, trước nguycơ phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Thực dân pháp cho quân về sửa sang lạiĐồn Rạch Cát, chúng xây thêm hai mâm pháo ở phía hai bên đồn để đặt hai khẩupháo M 138, đặt thêm 7 khẩu pháo súng 75 ly, xây thêm một dãy hồ nước gắn vớimặt tường bên trong chúng còn cất thêm nhà ở bên ngoài đồn.
Để củng cố hệ thống giao thông và thông tin liên lạcPháp cho 400 lính công binh chia làm hai toán đóng tại Đình Long Hựu và đóngtại đồn đắp lại hương lộ 23 từ Chợ Kinh về đồn (trước khi xây dựng đồn Pháp đắpcon đường này nhưng chưa rải đá khi chúng bỏ đi thì nhân dân ta phá hỏng rấtnhiều). Lúc này chúng rải đá đỏ lên mặt đường, trồng nhiều trụ điện, bắt đườngdây điện thoại để liên lạc với cấp trên ở Sài Gòn.
Năm 1940 thực dân Pháp cho tàu chở cây về làm cứ ở bảiđất canh đồn bên mé sông Rạch Cát với ý đồ ngăn sông để kiểm soát tàu bè qualại. Ban đêm thì kéo dây cáp ngăn lại công việc đang tiến hành thì ở nước Phápbị bọn phát xít Đức xâm lược. Ở Đông Dương thì nhật đánh chiếm Việt Nam.Trước tình hình đó bọn giặc ở Đồn Rạch Cát gấp rút củng cố lại cho binh línhtúc trực sẵn sàng chiến đấu 100%. Chúng còn cho lính đi đốn cây ngăn lộ để cảntrở bước tiến của đối phương.
Ngày 9/3/1945 Nhật làm đảo chính, thực dân Pháp đầuhàng ở Sài Gòn nhưng ở Đồn Rạch Cát bọn lính vẫn không hay biết gì, chúng bịmất liên lạc với Sài Gòn, mãi đến 3 ngày sau một tên Đại úy Nhật mang danhTrưởng xưởng đóng tàu (sau khi chiếm Long Hựu thực dân Pháp có mở một xưởngđóng thuyền ở Chợ kinh), cho mời chỉ huy Đồn Rạch Cát đến bàn công việc. Haitên chỉ huy Pháp đến gặp thì tên chỉ huy Nhật cho biết tin về cuộc đải chính vàbuộc bọn Pháp phải đầu hàng và phải giao đồn cho chúng. Sau đó Nhật cho línhđến chiếm đồn, hạ cờ Pháp xuống dương cờ Nhật lên, bọn Pháp bị đưa xuống tàuchở đi. Khoảng một tuần sau bọn Nhật lại cho tàu đến chở đi 7 khẩu súng Pháp 75ly của đồn, một số đạn dược, súng ống và cho 5 tên ở lại giữ đồn.
Tháng 8 năm 1945 Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh bọnNhật ở đây bí mật rút đi bỏ đồn lại. Nhân dân xã Long Hựu đáp lời kêu gọi củaMặt trận Việt minh lập đội Thanh niên Tiền phong dùng gậy gộc, giáo mác nổi lêngiành chính quyền kéo đến chiếm Đồn Rạch Cát, dở doanh trại của lính và một dãynhà sàn trước đem về lợp Hội quán. Đồng thời cắt lực lượng canh giữ đồn, canhgát tàu thuyền qua lại, sửa chữa pháo M 138 và chở đi một số súng đạn đem chiviện cho các nơi khác. Trong thời gian này ra cử hai tung đội chính qui đếntrấn giữ đồn (về sau lực lượng này bị quân Anh – Pháp đàn áp mạnh nên phải rútđi).
Tháng 11 năm 1945 quân Anh hỗ trợ cho thực dân Pháptái chiếm lại đồn. Chúng cất thêm doanh trại cho vợ con bọn lính sửa lại khunhà sàn để ở. Năm 1947 Pháp cho tàu chở đi toàn bộ máy móc trong hai ụ súng,phá luôn đường ray xe gòong từ cầu tàu. Thực dân Pháp sử dụng bọn mật thám taysai chỉ điểm cho lính truy lùng bắt những người tham gia cách mạng của Long Hựunhững xã lân cận như Tân Tập, Đông Thạnh (Cần Giuộc) và những nơi khác đem vềtrong nhà máy phát điện (toàn bộ máy móc bên trong của nhà máy chúng đã chở đi)và tra tấn đánh đập rất dã man. Còn những người khác thì chúng bắt làm lao dịchxung quanh đồn.
Sang năm 1948 phong trào diệt ác ôn, cảnh cáo, giảitán tề xã phát triển mạnh nên bọn Pháp càng củng cố gắt gao. Ban ngày chúng đicàn quét bắn phá bắt những người tình nghi, bắt luôn cả những dân thường về đồngiam lại. Ban đêm thị cho bắn pháo xung quanh để uy hiếp những người bị bắt vềđồn phải chịu những cực hình tra tấn rất dã man của thằng chỉ huy người Pháptên là Sale (nhân dân còn gọi là Ách cò ngéo vì nó thường sử dụng cây gậy cóngéo để tra tấn tù nhân) mỗi lần tra tấn hắn dùng móc của đầu gậy ngoắc cổ tùnhân làm cho người ta té xuống đất rồi giậm giày lên ngực, lên bụng cho hộc máura. Hắn cho lính đứng 4 góc để đánh người (lối đánh tứ trụ) hoặc treo tù nhânlên cây trắc mộc quanh đồn (chúng gọi là tàu bay Việt Nam) tra điện hoặc phơi nắng tùnhân ngoài cầu tàu. Khi tra tấn không có kết quả hoặc đã khai thác hết tư liệuchúng đem tù nhân ra bắn tại cầu tàu rồi vứt xác xuống sông cho trôi ra biểnnhiều người mà đa số là nông dân ở vùng lân cận, xà lim trong đồn không đủ chỗđể nhốt chúng đưa lên nhốt ở tầng trên cùng của đài quan sát có lính gát ở bêndưới. Nhiều người muốn trốn về bằng cách nhảy xuống đất liền bị chúng đem racầu tàu bắn bỏ. Nhiều hôm chúng bắn hàng loạt từ 5 – 7 người cùng một lúc. Tínhbình quân mỗi tuần chúng giết hại nhân dân cán bộ ta khoảng 5 người. Nơi nàyđược coi là điểm giết người tập trung của thực dân Pháp. Cũng tại Đồn Rạch Cátnày củng cố những gương anh hùng bất khuất của các chiến sĩ cách mạng sẵn sànghy sinh để bảo vệ đồng chí, bảo vệ cơ sở cách mạng. Nhiều đồng chí đã lấy máumình viết lên những khẩu hiệu ở nhà lao, khắc lên tường vôi những dòng chữ kỷniệm bằng móng tay, mảnh sành, mảnh chai, những dấu vết đó vẫn còn tồn tại chođến nay. Ngoài việc bắt bớ giam cầm cán bộ cách mạng bọn giặc còn bắt dân đếnđây làm lao dịch, làm xâu cho chúng, mỗi một tháng từ 15 – 20 người mới đượccấp giấy gọi là giấy trình diện. Những tên ác ôn trong thời kỳ này là: Ách còngéo, Bảy Thạch, Tư Niên, Ba Nôi, Cao Bội.
Sau thất bại của trận Điện Biên Phủ (1954) quân Pháprút khỏi Việt Nam.Đế quốc Mỹ thay chân Pháp nhảy vào Việt Nam can thiệp và dựng lên chínhquyền tay sai Ngô Đình Diệm năm 1956. Tiểu đoàn 62 của ngụy về đóng tại đồn vớitrang bị 12 khẩu pháo 75mm bắn ra xung quanh tới cả vùng Rừng Sát. Từ nơi nàyđịch tỏa ra càn quét quân đội Bình Xuyên, bắt về trên 200 người nhốt trong xàlim đồn nay còn gọi là khám Bình Xuyên. Năm 1956 tiểu đoàn 62 rút đi giao đồnlại cho một tiểu đội lính quân Cần Đước trấn giữ do tên Tư Khuê chỉ huy. Năm1958 tiểu đội này chuyển đi nơi khác chính quyền ngụy quận Cần Đước đưa về 4người lính và tên Hai Lái làm trưởng đồn. Ngay khi đội Lái về, ta đã giác ngôvận động ông ta khai thác sắt, chì trong đồn giao cho cách mạng chế tạo vũ khí.Ngoài ra đội Lái còn cho đi bán ở Sài Gòn.
Từ năm 1958 – 1960 đội Lái đã nhiều lần móc nối bángang, sắt trong đồn. Sau đó đội Lái bị phát hiện và bị sa thải. Mặt trận Dântộc Giải phóng Miền Nam ra đời đã vận động anh em binh lính theo cách mạng vàđem số gang, sắt còn lại đem nộp cách mạng để cung cấp cho các công trường chếtạo vũ khí của tỉnh đóng ở vùng Rừng Sát và Bình Hòa Tân Lân Cần Đước, còn sốgang, sắt, chì khai thác được (chủ yếu là chì) ước tính khỏang 2.000 tấn.
Sau khi số lính nghĩa quân ở đây bỏ đi đồn bị bỏhoang, nhân dân ở đây và cán bộ địa phương đã dùng các phương tiện nguyên liệusẵn có để chế tạo vũ khí ngay trong đồn và dùng nơi này làm đim hội họp cho đếnnăm 1962. Trong thời gian này vì biết Mỹ Diệm sẽ chiếm lại đồn ta đã giật sậphai đài quan sát phía ngoài đồn, phá luôn các khu nhà sàn còn lại nhằm gây cảntrở cho giặc. Năm 1962 bọn ngụy ở Long Hựu kết hợp với quân lực lượng của quậnCần Đước đánh chiếm đồn giết chết 9 cán bộ của ta và phá hoại cơ sở chế tạo vũkhí. Sau đó chúng rút đi đồn lại bị bỏ hoang cho đến năm 1966. Trong thời gianđó ta dùng nơi này làm địa điểm hội họp và đưa nhân dân vào đây lấy số sắt,gang trong đồn tiếp tế cho công trường chế tạo vũ khí.
Năm 1967 lực lượng Mỹ sư đoàn 9 kết hợp với sư 25 ngụyđánh chiếm xã Long Hựu và biến Đồn Rạch Cát thành căn cứ quân sự của chúng. Bọnđịch cho trang bị thêm vũ khí đặt pháo 105 ly, đài rada, rào kẽm gia quanh đồn.Cho xe ủi đất san bằng phẳng xung quanh, đặt nơi đây một sân bay dã chiến, banngày chở quân đi càn quét bố ráp ở những vùng lân cận, đêm về đóng tại đồn,chúng còn dùng bao chứa cát phòng thủ xung quanh đồn. Khoảng 6 tháng sau phongtrào đấu tranh của nhân dân tạm thời lắng xuống bọn Mỹ rút đi chỉ còn lại sưđoàn 25 ngụy đóng ở đây.
Năm 1968, khi sư đoàn 25 tiến công bình định các xãcủa huyện Cần Giuộc như Tân Tập, Đông Thạnh, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây…Mỹ cho lực lượng tàu chiến đậu dọc sông cạnh đồn, bắn pháo từ trên tàu để yểmtrợ cho bọn ngụy, cũng trong thời gian này vì cầu tàu đã hỏng địch cho cẩu mộtđoàn cầu sang bên kia bờ sông.
Sư đoàn 25 ngụy bỏ đi giao đồn lại cho bọn nghĩa quângần đồn trong khoảng thời gian từ 1968 – 1975 bọn lính đập phá các hồ nước bênngoài để làm nơi nhốt bò đào một hào bên trái đồn để nuôi cá. Đến ngày30/4/1975 thì lực lượng này tan rã hoàn toàn. Sau khi giải phóng lực lượng bộđội tỉnh Long An về đóng tại đồn cho đến năm 1976 mới chuyển đi. Năm 1978 lựclượng của Công an huyện dùng nơi đây để tổ chức học tập cho số ngụy quân, ngụyquyền. Trong thời gian này có xây thêm hai bức tường ngăn lối vào hai ụ pháokhông cho từ binh vượt ra ngoài. Năm 1979 lực lượng Công an huyện bàn giao đồnlại cho tiểu đoàn 503 của tỉnh tới năm 1980 đại đội pháo 105mm của tỉnh Long Anvề đóng giữ tại đây và năm 1983 có thêm một đơn vị bộ đội biên phòng đến ở. Năm1989 bội đội biên phòng rút đi chỉ còn đơn vị pháo 105mm đóng giữ cho đến nay.Trong thời gian này hai bức tường xây ngăn lối vài hai ụ pháo bị đâp bỏ.
Đồn Rạch Cát là một pháo đài quân sự được thực dânPháp xây dựng lên để phục vụ cho mục địch chiến tranh xâm lược của chúng. Vớicấu trúc này cho thấy Đồn Rạch Cát có sức đề kháng và phòng thủ rất tốt cũngnhư tấn công vào đối phương rất lợi hại.
IV. Loại ditích:
Đồn Rạch Cát là một di tích lịch sử.
Đồn Rạch Cát còn là một di tích kiến trúcquân sự. Nó không phải là một chiến hàohay hầm cố thủ bình thường mà là một pháo đài kiên cố được xây dựng với một kỷthuật rất cao để đảm bảo sự bền vững và để phát huy tính năng tác động của đồn.
V. Khảo tả ditích:
Đồn Rạch cát nằm trên một doi đất cạnh consông Rạch Cát phía Đông giáp sông Soài Rạp, phía Tây giáp ấp Long Ninh, phíaNam giáp sông Vàm Cỏ và phía Bắc giáp sông Rạch Cát. Trước đây đồn có diện tíchlà 30.000m2 (bề ngang 100m,bề dọc 300m). Đồng đất xung quanh do pháp quản lý la 22ha có cắm cột mốc dâncòn gọi là đất Tây, theo qui định hiện nay là Đồn Rạch Cát có diện tích là100.893 m2 luôn cả đất xung quanh, riêng khu vực xung quanh tườngbao bọc có diện tích là 11.889m2. Đồn Rạch Cát được xây dựng bao gồmhai khu vực.
Khu vực xung quanh bên ngoài tường là khuvực bên trong từ tường khu vực bên ngoài chủ yếu là phía trước đồn, thực dânPháp cho xây dựng lên một số bộ phận mà bây giờ hầu hết đã đỗ nát hư hỏng chỉcòn lại vết tích.
Cách đồn hơn 200m về phía bắc là một cầutàu xây bằng xi măng dài 50m rộng 2,4m hai bên lan can. Trên mặt cầu tàu từ bờsông Rạch cát vào chúng xây một hồ nước tròn giống như cái giếng, có đường kínhlà 2,7m cao 1m. Bên cạnh là lò bánh mì (bây giờ chỉ còn lại nền gạch). Tiếp đếnlà một hồ nước hình vuông có chiều cao 2,5m, các cạnh là 4,32m và 5,50m rồi đếnnhà máy phát điện có chiều cao là 4,5m , các cạnh là 7m và 7,8m. Phía trongcùng của cụm kiến trúc này là một đài quan sát cao 20m có gắn đèn tín hiệu cònphía trước cổng đồn là một đài quan sát khác cao 25m có trang bị hệ thống ốngnhòm (viễn kính) quan sát với bán kính trên 10km. Ở phía tây cách đồn hơn 100mlà một hồ chứa nước hình vuông giống như hồ nước, ở phía bắc có chiều cao là 3mcác cạnh là 4,55m và 4,65m. Xung quanh đồn Pháp cho nhân công đào hào lấy đấtđắp cao lên rồi xây một miệng cống ở phía bắc để chắn nước từ bên ngoài vào khicần vì nước ở trong hào dùng để chạy máy. Ngoài ra bọn Pháp còn cất hai dãy nhàsàn một ở phía bắc ngoài bờ sông Rạch Cát, một ở gần hồ nước phía tây (bây giờchỉ còn lại vết tích) vách tường mái lợp thiếc, sàn bằng gỗ để cho bọn chúng ởvà làm việc.
Bộ phận chính của đồn: cho đến nay chúngtôi chưa có đủ tài liệu trong tay nói về quá trình xây dựng của công trình nàyvà mặc khác thực trạng của Đồn Rạch cát không cho phép chúng tôi khảo sát đượchết toàn bộ (các tầng hầm đã bị ngập nước) để miêu tả tỉ mĩ hơn về từng bộ phậncủa đồn. Tuy vậy qua lời kể của nhân dân cũng như được chứng kiến những bộ phậncòn lại trên mặt đất thì đây quả là một công trình đồ sộ hết sức kiên cố hơnbất cứ một thành lũy nào ở thời kỳ này đã được Pháp xây dựng trên đất nước ViệtNam.
Ngoài cùng là một bứctường bê tông dài 70cm, cao 5m dài 84m, chạy dọc bờ tường là hai hàng lỗ châumai một hàng trên và một hàng dưới (hàng dưới sau này bị bịt kín để xây một dãyhồ nước), phía bên ngoài chân tường là một hào giao thông. Cổng chính (duynhất) của đồn nằm ở phần trung tâm bờ tường, cổng rộng 2,4m, hai cánh cổng bằngsắt dày 0,12cm, nóc cổng hình vòm bên trên có chữ “pháo đài Rạch cát 1910” bằngtiến pháp. Phía bên ngoài cổng là một cái cầu bằng xi măng dài 17m, rộng 2,5mbắt qua các hào bên ngoài tường. Bên trong bờ tường về sau thực dân Pháp choxây một dãy hồ nước cao 2m gắn liền với tường vì thế hàng lỗ châu mai bên dướibị bịt kín. Bên trong bờ tường bao gồm 2 cụm đối xứng nhau (qua cái cổng) ởphía bắc và phía nam với hệ thống xây dựng và trang bị máy móc khác nhau.
Đồn được cấu thành hai hệ thống một hệthống chìm nằm dưới lòng đất và một hệ thống nổi bên trên, chúng cho xây dựngbằng bê tông từ dưới lên và chia ra nhiều tầng. Tính từ dưới đáy lên có 5 tầng,3 tầng chìm và 2 tầng nổi. Trên nóc tầng cao nhất có đặt hai mâm pháo để chứa 4khẩu trọng pháo (loại 605mm) đường kính của mâm pháo là 6m, phía trước củathành bao bọc có hai lỗ để nòng pháo đưa ra ngoài hình bầu dục có cạnh cao80cm, rộng 50cm. Toàn bộ hệ thống ụ pháo này đều bằng sắt, riêng thành sắt dàykhoảng 10cm bên trên nóc có một mô sắt dày 10cm (hình dạng hình mô rùa) dùng đểquan sát và chỉnh pháo. Từ ụ sắt trên cùng này thông thương được với tầng dướibằng các cầu thang sắt ở tầng dưới của ụ pháo được chia ra thành nhiều phònghình cánh cung, ở tầng thứ tư ngay mặt đất có đường ray vào ụ pháo để xe gòongchở đạn và các thiết bị cho pháo, cũng ở tầng thứ tư bên cạnh mỗi ụ pháp là mộtnhà máy phát điện nhằm cho việc bắn pháo (pháo bắn bằng điện) và cung cấp điệncho các tầng hầm ở phía dưới. Hai ụ pháo này có cấu tạo xoay tròn được để cóthể bắn về bất cứ hướng nào. Khoảng giữa hai ụ pháo ở tầng mặt đất chúng xâydựng một vài phòng ở kết cấu các phòng giống nhau, hai đầu cùng ở bên có hìnhtam giác. Các phòng ở giữa cao 2,5m, bên trên tầngnhà có hai ống sắt thông bên trên nóc đồn. Hai đầu của dãy phòng ở này là cácphòng dùng làm kho chứa vũ khí, các phòng này được xây dựng theo độ cong cấutrúc của đồn nên chúng có khi là một tứ giác khi là một tam giác. Ở phần kiếntrúc này bên trên có lát gạch tráng men màu nâu để chống thấm và để làm sànchơi giải trí của bọn Pháp.
Ngoài hai ụ pháo bằng sắt ra xung quanhđồn còn được trang bị nhiều lô cốt để đặt súng máy. Ở trên nóc phần giữa đốidiện với cồng đồn địch cho xây dựng một lô cốt bằng bê tông cao 130cm có nhiềulối đi gấp khúc để tránh đạn và súng máy được bố trí ở nơi này. Ở hai bên phíangoài cùng Pháp xây hai mâm pháo bằng bê tông đường kính 6m xung quanh có thànhbao bọc để đặt hai khẩu pháo M 138 nặng 5.500kg; khẩu bên phải có ký hiệu M138, R 1927, 5.500kg và khẩu bên trái M 138, 1924, R 1927N4, 5.500kg. Bên dướihai mâm pháo này là các phòng làm nơi trú ẩn. Các bộ phận kiến trúc từ mặt đấtlên được gắn liền với nhau tạo thành một bức tường vững chắc để chống đở bảo vệlấy các phần bên ngoài của đồn.
Nhìn chung Đồn Rạch cát thực dân Pháp đãcho thiết kế xây dựng cách nơi đặt pháo, ụ chiến đồn rất kiên cố và theo đúngkỹ thuật quân sự làm cơ sở chống lại và ẩn nấp rất tốt khi bị tấn công. Tất cảcác nóc đồn, bức tường đều được đổ bê tông cốt sắt dày từ 60 – 100cm có loạisắt dày 2 – 3cm đường kính với kỷ thuật xây dựng này đã tạo cho Đồn Rạch Cát chịuđược đạn pháo lớn mà không bị hủy hoại.
VI. Các hiện vật trong di tích:
Hiện nay Đồn Rạch Cát còn hai khẩu pháo M138.
VII. Giá trịlịch sử, khoa học nghệ thuật, văn hóa của di tích:
Đồn Rạch cát là một khu di tích vừa có giá trị lịch sửvừa có giá trị về kiến trúc. Nói về giá trị lịch sử nơi đây đã có biết baonhiêu sự kiện diễn ra suốt từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Đó là những hành động tộiác của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đó là những gương hy sinh anh dũngcủa các chiến sĩ cách mạng, là những nổi đau nhọc nhằn của những người dân phảiđổ sức lực xương máu của mình để phục vụ cho mưu đồ xâm lược của thực dân, đếquốc. Đồn Rạch Cát còn nói lên sức mạnh của sự xâm lược của một đế quốc hùngmạnh với một dân tộc nhỏ bé vì vậy sự thất bại của chúng càng thảm bại chuacai.
Về giá trị nghệ thuật thì pháo đài Rạch Cát là mộtđiển hình về kiến trúc đồn lũy, đồn được xây dựng như một hệ thống liên hào chophép sức chi diện hỗ trợ tối đa cho các khu vực trong đồn. Phía trước đồn làbức tường thành án ngữ cho phép địch có tầm quan sát xa rộng, đối phương khótiếp cận thành ở cự ly 500m. Đối với tầng trên của đồn là một trận địa chiếnđấu liên hoàn được trang bị pháo và công sự thép triệt để cho việc sử dụng bởinhững kết cấu hoàn thiện. Chính những lớp bê tông cốt thép dày và được xây dựngtheo hình trượt đã làm cho các loại súng pháo bắn thẳng từ mặt sông vào đều vôhiệu hóa. Dãy phòng ở trong Đồn Rạch Cát được xây dựng như những cái hầm nhiềungõ ngách để đảm bảo an toàn cho sinh hoạt của con người.
Toàn bộ cấu trúc của pháo đài Rạch Cát đã tạo được thếchủ động trong việc tấn công và rút lui khi xãy ra chiến sự. Đây là một côngtrình được xây dựng với một qui mô đồ sộ và hoàn hảo. Với chất liệu và thiết kếxây dựng Đồn rạch cát đủ độ dùng thời gian đáng khâm phục, nhiều bộ phận trongđồn đến nay vẫn còn bền vững thách thức trước sự tác động hủy hoại của thiênnhiên.
VIII. Tình trạng bảo quản di tích:
Tính từ năm xây dựng hoàn thành cho tới nay Đồn Rạchcát có niên đại gần một thế kỷ (82 năm). Trải qua một thời gian dài như thế lạiở ngay trên đất nước chiến tranh xãy ra liên miên. Đồn Rạch Cát cũng phải chịusự thay đổi liên tục của con người và những tác động của họ vào nó. Các đơn vị,các tổ nhóm đến trấn giữ đồn lúc thì là ta, lúc thì là địch tùy theo quan điểmcủa mỗi bên về căn cứ này phục vụ cho mục đích gì mà họ phá phách hay là bảo vệsửa sang cho nó: đối với bên ta thời kỳ chiến tranh cho đây là cơ sở của kẻđịch xây dựng lên phục vụ cho mục đích chiến tranh cho việc tiêu diệt đốiphương (cách mạng) của chúng. Vì vậy mỗi lần làm chủ căn cứ này ta đã tìm cáchkhai thác nguyên vật liệu (gang, sắt, chì, đồng) để chế tạo vũ khí với phươngchâm lấy của địch để đánh lại địch cho nên nhiều bộ phận trong đồn bị mất máthư hỏng. Nói chung đồn chưa được bảo quản về mặt khoa học, tình trạng bỏ hoangđã đến việc thiên nhiên và con người đã “gậm nhấm” dần di tích. Thực tế ở đồnbây giờ không còn nguyên vẹn như đã khảo tả ở phần trên nữa mà có những khu vựcchỉ còn là khu phế tích mà thôi. Cầu tàu trong thời gian Mỹ chiếm đóng đã bịhư, địch cho máy bay cẩu một nữa sang bên kia bờ sông để khỏi cản trở khúc sôngnày, đoạn còn lại hiện nay dài 32m các hố nước bị bọn ngụy đập một cửa lớn làmnơi nhốt bò. Hai đài quan sát chỉ còn lại chân móng và phần trên sập xuống nằmbên cạnh, các dãy nhà sàn, lò bánh mì chỉ còn lại chân cốt sàn. Chỗ có nhà máyphát điện bọn chúng dùng làm nơi giam giữ cán bộ cách mạng.Sau này là tương đốibị phá hoại song các máy móc bên trong thì không còn nữa. Miệng cống xi măngthì còn nguyên không bị hủy hoại.
Ở phía bên trong khu vực đồn các mô súng, các khẩupháo và những thiết bị bằng sắt đã rỉ sét. Lớp vôi bên ngoài các phòng đã bịtróc, một số phòng bị rỉ nước. Những bộ phận cấu tạo bằng gang, chì, sắt bị lấyđi rất nhiều, đường ray xe gòong bị phá hỏng, các tầng hầm dưới mặt đất bị ngậpnước không thể xuống được. Vùng đất phía sau đồn trước đây rộng ra khoảng 10hanhưng sau do xâm thực của dòng sông Rạch Cát nó đã bị lỡ sát chân đồn. Năm1990, bộ đội và nhân dân tỉnh Long An đã đắp một con đê bằng xi măng và đá hộcbọc quanh phía sau chân đồn để chống sự xâm thực của dòng nước, diện tích hiệntại của đồn do pháo 105mm quản lý là 3,2ha.
IX. Cácphương án bảo vệ di tích:
Một điều không thể chối cải rằng việc bảo vệ và giữ ditích Đồn Rạch Cát là một vấn đề rất cần thiết vì nó là một tư liệu rất thực tếcho các nhà kiến trúc trong nước củng như trên thế giới nghiên cứu về côngtrình nghệ thuật này.
Để nghiên cứu các tầng hầm ngầm bên dưới xem độ nôngsâu thế nào bao gồm những bộ phận gì và con đường thông thương giữa hai cụmkiến trúc bắt và nằm ra sao thì cần phải có biện pháp làm khô cạn lượng nướchiện có ở phần này thì mới xuống được.
Phải có phương án xây dựng để điều chống dòng nước xâmthực và những phương án gia cố chống đỡ các phần bị sụp lỡ hay tróc.
Về phần tôn tạo nên xây dựng khu vực đón tiếp kháchtham quan xây bia căm thù ở gần cầu tàu nơi ghi dấu tội ác của bọn thực dânPháp đối với cán bộ và nhân dân ta. Có thể xây dựng một phòng trưng bày ngaytại di tích giới thiệu về lịch sử của đồn nhằm giáo dục cho khách tham quanhiểu rõ hơn về nội dung của di tích.
X. Cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích:
Ngày 15 tháng 8 năm 1990 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh LongAn đã làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đơn vị pháo 105mmtrực tiếp quản lý với diện tích 32.000m2.
Ngày 7 tháng 3 năm 1992 Hội đồng qui định khu vực bảovệ di tích lịch sử văn hóa gồm các đồng chí đại diện chính quyền địa phương xãLong Hựu Đông, các đồng chí cán bộ nghiên cứu di tích và đơn vị chủ quản ditích đã thống nhất qui định khu vực này bảo vệ di tích với diện tích 100.893 m2.
UBND tỉnh Long An đã quyết định công nhận Di tích ĐồnRạch Cát là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh./.
“ Di tích Lịch sử – Văn hóa Khu vực ngã ba Tân Lân”
Nơi diễn ra cuộc biểu tình năm1961
(Ấp Nhà Thờ, xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
-²—
I. Tên gọi của di tích:
Khu vực di tích có tên gọi là ngã ba Tân Lân, huyệnCần Đước, tỉnh Long An. Sở dĩ có tên gọi thế vì đây là nơi tiếp giáp giữa Hươnglộ 18 và liên tỉnh lộ 50 tạo thành một ngã ba thuộc xã Tân Lân.
Riêng về tên gọi “ Nhà thờ” xuất phát từ chỗ nơi ấy cómột nhà thờ Đạo thiên chúa do thực dân Pháp xây dựng trong quá trình xâm lượcnước ta vào cuối thế kỷ 19. Nhân dân quanh vùng quen gọi xóm Nhà Thờ để phân biệtvới các xóm khác như: Xóm Chùa, Xóm Mới. Tên gọi ấy lưu truyền cho đến ngàynay và trở thành tên gọi của một ấp.
II. Địa điểmphân bố – đường đi đến di tích:
1. Địa điểmphân bố:
Cách đây khoảng 150 năm, Tân Lân là một Làng thuộcTổng Lộc Thành Trung, Tham biện Cần Giuộc (nay đổi là tiểu khu Chợ Lớn). Đếnngày 20/12/1899, khi toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi các khu hành chánhthành Tỉnh thì Tân Lân là một trong bốn Làng của Tổng Lộc Thành Trung, tỉnh ChợLớn. Đến năm 1923 do sự tăng tiến dân số, vùng Cần Đước bao gồm địa phận của 3Tổng Lộc Thành (Thượng, Trung, Hạ) được phân cấp hành chánh tương đương vớihuyện gọi là Sở Đại lý Rạch Kiến và đến năm 1927 thì Sở Đại lý Rạch Kiến đổitên thành Sở Đại lý Cần Đước thuộc tỉnh Chợ Lớn. Hệ thống hành chánh này tồntại cho đến năm 1955. Như vậy, trong khoảng thời gian này, Tân Lân là một Làngthuộc Tổng Lộc Thành Trung, Sở Đại lý Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn.
Trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm 1979, do sựsát nhập 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn thành tỉnh Long An, huyện Cần Đước thuộc tỉnhLong An. Đến năm 1967, huyện Cần Đước được chia thành 2 huyện là Cần Đước vàRạch Kiến thì Tân Lân vẫn thuộc huyện Cần Đước, tỉnh Long An cho đến ngày nay.
Sau ngày Miền nam hoàn toàn giải phóng, hai huyện CầnĐước và Rạch Kiến sáp nhập lại. Do đó, Tân Lân thuộc huyện Cần Đước tỉnh LongAn.
2. Đường đi đến:
Từ Thị xã Tân An, theo quốc lộ I ngược về hướng Đông(hướng Thành phố HCM) đến cây số 5 rẽ phải theo hương lộ 16 (lộ đất đỏ) đi đếncây số 11 là ngã Tư Xoài Đôi, rẽ phải 10km hương lộ 18 là đến di tích.
III. Sự kiện và nhân vật lịch sử liên quan đến di tích này:
Từ sau đợt Đồng Khởi 1960 – 1961 thắng lợi của nhândân Miền Nam, để tránh sựsụp đỗ của chế độ Mỹ Diệm để giữ vững căn cứ quân sự quan trọng Miền Nam Việt Nam. Đế quốc Mỹtiến hành can thiệp Miền Nam Việt Nam đến mức độ cao hơn với chiến lược “ Chiếntranh đặc biệt” hòng bình định Miền Nam trong vòng 18 tháng, bằng kế hoạch :“Xta-Lây-Tay-Lo” chúng tăng mạnh số quân từ thanh niên cộng hòa lên dân vệ, từdân vệ lên bảo an. Tăng cường quân chủ lực với trang bị hiện đại. Kế hoạch dồndân vào ấp chiến lược cố tách rời quần chúng với cách mạng để tiêu diệt lựclượng vũ trang của ta.
Trước âm mưu mới của địch, trênhết Đảng bộ Long An học tập quán triệt đường lối cách mạng Miền Namđược quyết định ở đại hội Đảng toàn quốc lần III. Quán triệt đường lối chấphành của Chỉ thị Trung ương Cục Miền Nam, của Khu ủy khu 8 Tỉnh ủy LongAn tiến hành hàng loạt các cuộc hội nghị nhằm triển khai công tác.
Tinh thần Chính phủ chủ trương của Tỉnh Đảng bộ làđộng viên mọi lực lượng yêu nước tiến hành chiến tranh cách mạng toàn dân, toàndiện, đánh bại mọi thủ đoạn, chiến tranh đặc biệt của chúng, phát động phongtrào cách mạng quần chúng xây dựng lực lượng vũ trang kết hợp với đấu tranhchính trị, binh vận tiêu diệt làm tan rã ngụy quân, ngụy quyền.
Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng bộ Long An,từ năm 1961 phong trào đấu tranh chính trị quần chúng được tổ chức lan rộngkhắp tỉnh nhiều phong trào diễn ra với qui mô lớn như: huyện Đức Hòa, Bến Lức…
Tại Cần Đước, Bí thư lúc bấy giờlà đồng chí Nguyễn Văn Hòa (Chín Hòa) đã cùng đồng chí Bảy Nguyễn, đồng chíNguyễn Văn Tuấn (Tư Trấn Tuyên huấn Tỉnh ủy) bàn bạc và thống nhất chọn Tân Lânlàm xã điểm để phát động phong trào quần chúng.
Nguyên nhân chọn Tân Lân làm xã điểm của các đồng chítrên cơ sở rà soát lại thế là lực lượng của Chi bộ và cơ sở cách mạng ở xã. Lúcbấy giờ, Chi bộ xã do Bảy Công Minh phụ trách, có khả năng huy động quần chúngtốt, quần chúng có khí thế hăng hái đấu tranh với địch, Tân Lân lại nằm trênliên tỉnh lộ 50, gần giáp ranh với Cần Giuộc và là ven thị trấn Cần Đước nơitập trung bộ phận đầu não của chính quyền địch. Do đó nếu phát động cuộc đấutranh thắng lợi sẽ gây tiếng vang rất lớn, tác động mạnh đối với địch và phongtrào cách mạng trong vùng.
Sau khi thống nhất phương án, mục tiêu đấu tranh, cácđồng chí trong Huyện ủy đã tổ chức một cuộc mít tinh với hơn 100 quần chúngtham gia tại khu vực nhà ông Hai Cân thuộc ấp Bình Hòa, xã Tân Lân nhằm đưa rayêu cầu, mục tiêu của cuộc đấu tranh hướng dẫn phương pháp đấu tranh và chọnlựa một số quần chúng có giác ngộ cao sắp xếp dẫn đầu cuộc biểu tình có thể xemđây là cuộc tập dợt lực lượng trước khi biểu tình chính thức.
Ba ngày sau tức ngày 4/7/1961 (13/6 âm lịch) dưới sựlãnh đạo của Chi bộ xã, nhân dân các ấp đã tập hợp được trên 100 người tậptrung ở Đập Hàn – Tân Lân, sau đó hướng về huyện để đấu tranh khẩu hiệu đấutranh là:
“ Chống càn quét bắn phá, chống khủng bố”
“ Trả chồng, con, em về nhà làm ăn”
Đoàn biểu tình vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu trên. Lúcbấy giờ trụ sở ngụy quyền xã Tân Lân khoảng 500m về hướng đông (hướng Thành phốHCM) cặp liên tỉnh lộ 50 Sài Gòn – Gò Công kề bên đó là bót dân vệ, đối diệntrụ sở là Cục cảnh sát. Do vậy, đoàn biểu tình muốn về đến huyện phải vượt quabọn ngụy quyền địa phương tại đây.
Khi đoàn biểu tình kéo đến gần trụ sở xã, hoảng hốttrước khí thế mạnh mẽ của quần chúng, địch đã tập trung lực lượng vừa cảnh sátvừa dân vệ dàn hàng ngang, chóng súng và kéo kẽm gai rào ngăn trên lộ để chặnđoàn biểu tình.
Quần chúng vẫn tiến lên, địch ngăn kẽm gia trên lộ, bàcon liền tạt xuống ruộng để đi tiếp. Một số quần chúng hăng hái tiếp tục dẫnđầu. Tiêu biểu là ông Ba Sa tự là Bộ Phước ở ấp Bình Hòa, xã Tân Lân. Ông độngviên bà con nhanh chống vượt lên phía trước, vừa tự mình đi tới, vừa la lớn “xông tới bà con ơi”
Khi số quần chúng vượt rào tiến đến cột mốc cây số thứ55 trên liên tỉnh lộ 50, địch phải lùi lại đến nhà ông Ba Ơn (cách ngã bakhoảng 50m) hốt hoảng địch dùng bá súng, batoong, gậy… xông vào quật vào tớitấp lên những người dẫn đầu đoàn biểu tình. Ông Ba Sa vừa gạt đỡ và chống lại,tên cảnh sát Nên tức tối dùng súng gắn lưỡi lê đăm vào bụng ông, liền sau đóbắn nổ súng. Trúng thương ông Ba Sa ngã quỵ tại chỗ, trước khi chết ông vẫn lalớn: “ Đồng bào hãy tiến lên”, “ Mẹ và các em hãy tiến lên”
Căm thù trước sự tàn ác, dã man của giặc, sau khi đemxác ông Ba Sa về, Chi bộ xã tiếp tục huy động lực lượng đấu tranh với địch đếncùng. Sáng ngày hôm sau 25/7/1961, đoàn biểu tình với hơn 500 người cùng giađình ông Ba Sa là Lê Phước Ngọc ăn mặc áo tang, đội bàn thờ tang tiến về huyện,kiên quyết vạch trần tội ác, khủng bố của giặc và bắt chúng phải bồi thường bọnđịch vẫn tiếp ngoan cố. Chúng ra lệnh bắt toàn bộ gia đình ông Ba Sa gồm 5người là mẹ, vợ, con và em của ông cùng một số người khác về giam tại Long HòaRạch Kiến.
Không lui bước với kẻ địch, Huyện ủy Cần Đước lập tứcphát động phong trào đấu tranh chính trị trên địa bàn toàn huyện. Khắp nơitrong huyện nhân dân đã lập bàn thờ, để tang ông Ba Sa. Bàn thờ có hình ông ởgiữa, hai bên là câu: “ sống bất khuất, chết vinh quang” hơn 4.000 người dântrong huyện rầm rộ hưởng ứng cuộc đấu tranh, lôi kéo cả một số binh sỹ địchgiác ngộ.
Lần đầu tiên trên toàn huyện, một cuộc đấu tranh, kéodài đến 7 ngày đêm sôi sục đòi địch phải chấm dứt lối khủng bố man rợ làm bọnđịch từ xã đến huyện phải hoang mang, rung động trước sức mạnh của quần chúngvà chấp nhận yêu sách của nhân dân.
IV. Khảo tả di tích:
Khu di tích trước đây là đồng trống dọc theo hương lộ18 một bên là ruộng xen lẫn với vài nhà dân. Tại ngã ba hiện nay là nghĩa trangliệt sỹ huyện Cần Đước trước kia là ao sâu gọi là ao miết được đắp bằng vào năm1987.
Về hướng nam liên tỉnh lộ 50 lúc đó là đồng trống gầnnơi địch giết ông Ba Sa chúng có đặt ụ pháo lớn. Khu vực UBND hiện nay trướckia là cục cảnh sát và trường học cấp I, II Tân Lân hiện nay là khu vực bót dânvệ cũ.
Khu di tích ngày nay là tụ điểm căn cứ đông đúc, quangcảnh đều thay đổi hẳn so với trước kia.
V. Loại di tích:
Khu vực ngã ba Tân Lân là địa điểm lưuniệm sự kiện lịch sử cách mạng và cũng là nơi ghi dấu tội ác khủng bố dã mancủa Mỹ Diệm đối với nhân dân ta.
VI. Các hiện vật trong di tích:
Hiện nay vì là điểm dân cư nên không còn hiện vật gìtrong di tích.
VII. Giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học nghệ thuật của di tích:
Cuộc biểu tình ngày 24/7/1961 ở ngã ba Tân Lân là cuộcbiểu tình lớn tong huyện nơi đây lần đầu tiên đã nổ ra một cuộc đấu tranh chínhtrị rộng lớn và kéo dài trên toàn huyện làm cho bọn địch từ huyện đến xã phảihoang mang dao động trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân. Đây cũng là nơi anhLê Phước Sa người con ưu tú của nhân dân đã lấy máu mình tô thắm thêm ngọn cờvinh quang của Đảng và làm vẻ vang thêm truyền thống bất khuất của địa phương.
Cuộc biểu tình này đã chứng tỏ đường lối sáng tạo tàitình của Đảng Cộng sản Việt Nam mà tiêu biểu là Đảng bộ huyện Cần Đước tongviệc tập hợp mọi lực lượng chính trị kết hợp linh hoạt giữa đấu tranh chính trịvới đấu tranh vũ trang đã phá vỡ âm mưu “ dồn dân lập ấp” của bọn Mỹ Diệm. Đồngthời cũng nói lên sự giác ngộ cách mạng cùng với ý chí căm thù sâu sắc tinhthần dũng cảm của nhân dân Tân Lân nói riêng và Cần Đước nói chung.
Di tích lịch sử còn là nơi ghi dấu tội ác của Mỹ Diệmqua hành động khủng bố đoàn biểu tình nhân dân xã Tân Lân.
VIII. Tình trạng bảo quản di tích:
Khu vực di tích hiện nay là tụ điểm dân cư.
IX. Các phương án bảo vệ di tích:
Xây dựng nơi đây là bia truyền thống để ghi lại sựkiện lịch sử nói trên nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranhbất khuất gương hy sinh anh dũng cho các thế hệ mai sau.
X. Cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích:
Ủy ban nhân dân xã Tân Lân phối hợp Bảo Tàng Long An đã lập biên bản khoanh vùng bảo vệ ditích ngày 28/05/1992.
UBND tỉnh Long An đã quyết định công nhận Di tích khuvực ngã tư Tân Lân là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh./.
“ Di tích Lịch sử – Văn hóa Khu vực Nhà Dài”
Nơi diễn ra trận đánh đầu tiêntiêu diệt gọn
Một Trung đội giặc Pháp trênchiến trường tỉnh năm 1946
(Ấp Nhà Dài, xã Tân Lân, huyệnCần Đước, tỉnh Long An)
-²—
I. Tên gọicủa di tích:
Khu vực diễn ra trận đánh được gọi nôm na là Nhà Dài.Đó là tên gọi của một ấp thuộc xã TânLân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Tên gọi “Nhà Dài” xuất phát từ nguồn gốc dotrước kia ở Làng Tân Lân có một căn nhà rất dài của ông Hương Cả Namxây dựng dùng để chứa lúa. Vì hình dáng đặc biệt của ngôi nhà “kho” này màngười dân quanh vùng quen gọi lưu truyền đến ngày nay.
Hiện nay, gò đất trước kia là nền nhà vẫn còn dấu tích.
II. Địa điểm phân bố – đường đi đến di tích:
1. Địa điểm phân bố:
Cách đây khoảng 150 năm, Tân Lân là một Làng thuộcTổng Lộc Thành Trung, Tham biện Cần Giuộc (sau đó là tiểu khu Chợ Lớn) đến ngày20/12/1899, khi toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi các khu hành chánh thànhcác Tỉnh thì Tân Lân là một trong bốn Làng của Tổng Lộc Thành Trung, tỉnh ChợLớn. Đến năm 1923 do sự tăng tiến dân số, vùng Cần Đước ngày nay bao gồm địaphận của 3 Tổng Lộc Thành (Thượng, Trung, Hạ) được phân cấp hành chánh tươngđương với huyện gọi là Sở Đại lý Rạch Kiến và đến năm 1928 thì Sở Đại lý RạchKiến đổi tên thành Sở Đại lý Cần Đước thuộc tỉnh Chợ Lớn. Hệ thống hành chánhnày tồn tại cho đến năm 1955. Như vậy, trong khoảng thời gian này, Tân Lân làmột Làng thuộc Tổng Lộc Thành Trung, Sở Đại lý Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn.
Trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm 1975, do sựsát nhập 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn thành tỉnh Long An, huyện Cần Đước thuộc tỉnhLong An. Tuy nhiên có sự thay đổi là khi năm 1967, huyện Cần Đước được chiathành 2 huyện là Cần Đước và Rạch Kiến thì Tân Lân vẫn thuộc huyện Cần Đước,tỉnh Long An cho đến ngày nay.
2. Đường điđến:
Từ Thị xã Tân An, theo quốc lộ I ngược về hướng Đông(hướng Thành phố HCM) đến cây số 25 là ngã ba Gò Đen, rẽ theo hương lộ 16 (lộđất đỏ) đi khoảng 20km là đến ngã ba Tân Lân nơi tiếp giáp giữa hương lộ 18 vàtỉnh lộ 50. Sau đó rẽ hướng về Thành phố HCM 3km là đến di tích.
Di tích là khu vực hiện nay đã được UBND huyện CầnĐước xây dựng bia để kỷ niệm chiến thắng này.
III. Sự kiện và nhân vật lịch sử liên quan đến di tích này:
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch HồChí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa. Vừa mới ra đời, chính quyền cách mạng còn non trẻ đã phải đối phó với muônvàn khó khăn, thử thách. Ở Miền nam ngày 23/9/1945, thực dân Pháp dựa vào sựche chở của quân Anh, đã nổ súng xâm lược nước ta lần thứ 2. Chúng tấn công,đánh chiếm các công sở của chính quyền cách mạng ở Sài Gòn.
Ngày 26/9/1945, ba ngày sau cuộc kháng chiến bùng nổ,Bác Hồ gửi thư vào Miền Nam cho đồng bào Nam Bộ kêu gọi đồng bào đoàn kết thựchiện kháng chiến bảo vệ nền độc lập vừa giành được.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch và Ủy ban khángchiến Nam Bộ, quân và dân Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định đã chiến đấu vô cùng anhdũng, giam chân dịch trong nội thành suốt cả tháng trời. Đến ngày 23 và24/10/1945, giặc Pháp từ Sài Gòn tấn công ra các tỉnh.
Do vị trí địa lý đặc biệt nằm sát cạnh Thành phố SàiGòn nên khi chiến tranh nổ ra, hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An nói chung và haihuyện Cần Đước, Cần Giuộc nói riêng cũng là nơi trực tiếp bị uy hiếp trước tiênso với các nơi khác.
Trong tình thế khẩn trương ấy, đầu năm 1946, theoquyết định của Bộ Tư lệnh quân khu 7, các đơn vị Giải phóng quân các quận Đức Hòa,Cần Giuộc, Cần Đước, Trung quận hợp nhất thành Chi đội 15, gồm 3 tiểu đoàn vàmột trung đội nữ binh. Đây là lực lượng vũ trang thống nhất đầu tiên của tỉnhChợ Lớn, tiền thân của trung đoàn 308 sau này.
Sau khi chiếm Cần Giuộc, giặc Pháp thường xuyên choquân theo tỉnh lộ 50 liên lạc với Cần Đước với ý đồ khai thông trục lộ giaothông quan trọng nối liền Sài Gòn với Gò Công, trên đoạn đường từ Cần Giuộc -Cần Đước địch nghênh ngang chạy xe xuyên suốt.
Lúc này, lực lượng võ trang của ta còn rất yếu. Tại CầnĐước, Cần Giuộc, ta chỉ có 2 trung đội võ trang chiến đấu, vũ khí chủ yếu làtầm vông vạt nhọn, giáo mác, một ít súng lục và lựu đạn. Vì vậy lực lượng võtrang của ta chỉ có thể tiến hành lối đánh du kích mà không thể tiến hành nhữngtrận lớn bằng cách đánh vận động chiến lược.
Biết vậy địch rất ngạo mạn, hàng ngày xe Geep, nhàbinh của chúng ngang nhiên chạy trên tỉnh lộ 50. Địch trên xe rất lơ là cảnhgiác, súng ống bỏ lăn lóc và ca hát nghêu ngao. Thậm chí chúng còn huênh hoangtrông gặp du kích của ta.
Nắm được tinh thần địch rất chủ quan. Bộ phận lãnh đạolực lượng vũ trang 2 huyện quyết tâm tìm mọi cách để đánh địch vừa để cảnh cáochúng, động viên tinh thần chiến đấu của quân ta vừa để thử nghiệm trình độ tácchiến của cán bộ chiến sĩ và thu vũ khí của địch trang bị cho ta.
Sau nhiều lần theo dõi, quan sát nắm được qui luật đilại của địch, tiếp thu kinh nghiệm trận đánh cơ giới địch ở ngã tư Xoài Đôitrước đó, các đồng chí lãnh đạo đơn vị quyết định chọn khu vực Nhà Dài làm địađiểm phục kích để tiến hành trận đánh. Địa điểm này nằm cách Chợ Trạm (Mỹ Lệ1km), cách thị trấn Cần Đước 4km, hai bên là đồng ruộng trống trải, kế hoạchđược tổ chức như sau:
Đêm ngày mùng 3/12/1946 âm lịch tức ngày 6/1/1946, tatổ chức cuộc họp tại nhà ông Tám Son ở ấp Bình Hòa, xã Tân Lân nhằm thống nhấtquyết tâm, đề ra kế hoạch và lực lượng tham gia trận đánh, cuộc họp đã thôngqua cách đánh đào hầm ở trên lộ. Đồng thời lực lượng phục kích ven lộ, khi xeđịch đi vào trận địa, lực lượng võ trang sẽ nổ súng gây bối rối và khi chúng bịsụp hầm sẽ xung phong diệt địch. Mặc khác, vận động nhân dân trải đệm phơi lúadựng rơm thật nhiều ven đường để che mắt địch. Lực lượng tham gia đánh có trungđội gồm: 1 đội cảm tử quân Cần Đước, 1 đội cộng hòa vệ binh Cần Đước và 1 độicộng hòa vệ binh Cần Giuộc, chỉ huy trận đánh gồm các đồng chí:
– Đồng chí Châu (Cần Giuộc)
– Đồng chí Nguyễn Thành Tiên (Cần Đước)
– Đồng chí Tổng Văn Hên (Trưởng Ban quân sự Cần Đước)
Ngay trong đêm, ta huy động nhân dân cùng lực lượng vũtrang đào hầm trên lộ, tại điểm đánh đào hai hầm: hầm thứ nhất dài 2,5m, rộng1,5m, sâu 2m nằm về phía bên phải đường tỉnh từ Cần Giuộc xuống. Cách đó 2m vềbên trái đường ta lại đào hầm khác dài 4m, rộng 1,5m, sâu 2m. Bên trên hầm gáccây, trải đệm phơi lúa để ngụy trang. Cách trận địa 200m về phía bên trái đườngtừ Cần Giuộc xuống và vị trí ém quân tại đây có hai cây mâm xôi cao nên ta bốtrí 1 tổ 3 người dùng đây làm đài quan sát.
Lực lượng ta được chia thành 5 tổ được bố trí như sau:
– Tổ cảm tử quân, nằm cách trận địa 50m về phía phải
– 2 tổ cộng hòa vệ binh nằm dọc theo hai bên trận địa(dọc hai bên lộ)
– 2 tổ cộng hòa vệ binh nằm cách trận địa 400m về phíaCần Đước
Tất cả chuẩn bị chờ địch.
8 giờ sáng ngày 4/12/1945 âm lịch tức ngày 7/1/1946,tổ quan sát báo hồi còi thứ nhất báo xe địch đến Chợ Trạm, khi hồi còi thứ haibáo xe địch cách trận địa 600m, Ban chỉ huy ra lệnh chuẩn bị chiến đấu. Xe địchthấy bỏ dần, lực lượng chúng gồm: 1 chiếc xe Geep lùn đi đầu và 1 chiếc“Đốt-cát” chở lính đi sau, tất cả khoảng 1 trung đội.
Địch bắt đầu tiến vào trận địa. Lệnh chiến đấu đượcban hành bằng hồi còi thứ 3 vang lên dõng dạc, liền sau đó, tổ cảm tử quân nổsúng. Chiếc xe Geep lách được hố thứ nhất, chúng lách qua và địch chạy nhanhhơn thì đụng hố thứ hai. Tuy nhiên vì gọn nhẹ nên xe địch chỉ hơi chao nghiêngkhông sụp hố. Hoảng hốt chúng bỏ chạy luôn về Cần Đước, hai tổ chặn địch phíadưới liên nổ súng. Thế nhưng do hợp đồng không chặt, hai tổ chặn địch vừa laora thì gặp ngay làn đạn của các tổ trên bắn đuổi theo xe. Do đó, chiếc Geepchạy thoát.
Hầu như cùng một lúc, chiếc “Đốt-cát” lọt vào trậnđịa, ta cùng nổ súng vô mặt. xe địch vẫn lách được hố thứ nhất, nhưng khôngthoát khỏi hố thứ hai, địch lóp ngóp có tên còn chưa ra khỏi xe, tên văng ratrước thì bị xe đè, địch không phản ứng gì được. Bấy giờ ta xung phong tiếp cậntiêu diệt nhanh, gọn, thu toàn bộ vũ khí.
Kết quả trận đánh, ta diệt một trung đội địch, thu 20khẩu súng và đạn dược, ta hy sinh 1 đồng chí do lạc đạn.
Trận đánh Nhà Dài diễn ra trong tình hình tương quanlực lượng chung trên chiến trường có nhiều chênh lệch, bất lợi cho ta nhưng đâylà một đòn phủ đầu vào uy thế địch, buộc chúng không còn dám hung hăng, ngạomạn như trước. Đồng thời nó chứng tỏ sự thông minh, sáng tạo của cán bộ, chiếnsĩ ta bằng mọi cách vẫn quyết tâm đánh địch.
IV. Khảo tả di tích:
Di tích là một đoạn lộ của tỉnh lộ 50, hai bên là đồngruộng, địa hình trống trải. Về phía phải (từ Cần Giuộc xuống hướng đông – tây) là một gò đất đắp mô, phía trái là bãi tha ma nhỏ, hiện nay đã bị che khuất bởi nhà của nhân dân xây dựng.
Hiện nay toàn bộ địa hình đều thay đổi, trải qua thờigian không còn dấu tích gì của trận đánh.
V. Loại di tích:
Là di tích chiến thắng. Nơi ghi dấu chiến công của lực lượng võ trang Cần Đước, Cần Giuộc trong những ngày đầu kháng chiến.
VI. Các hiện vật trong di tích:
Hiện nay vì là điểm dân cư và ruộng đất canh tác nênkhông còn hiện vật gì liên quan đến di tích.
VII. Giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật:
Di tích mang giá trị lịch sử làđịa điểm ghi dấu chiến công của lực lượng võ trang Cần Đước, Cần Giuộc trongnhững năm ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Nó tiêu biểu cho tinh thần thôngminh, sáng tạo trong việc ứng dụng địa hình để đánh địch thắng lợi của cán bộ,chiến sĩ Cần Đước. Đây cũng là trận đầu tiên diệt gọn trung đội địch bằng cáchđánh phục kích trên chiến trường Long An thời bấy giờ.
VIII. Tình trạng bảo quản di tích:
IX. Các phương án bảo vệ di tích:
Ủy ban nhân dân huyện Cần Đước đã xây dựng bia kỷ niệmchiến thắng năm 1985 để giáo dục truyền thống cho đồng bào ở địa phương.
X. Cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích:
Bảo tàng Long An đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xãTân Lân lập biên bản và sơ đồ khoanh vùng bảo vệ di tích ngày ngày 31/3/1992.
UBND tỉnh Long An đã quyết định công nhận Di tích “khu vực Nhà Dài” nơi diễn ra trận đánh đầu tiên tiêu diệt gọn một trung độigiặc Pháp trên chiến trường tỉnh năm 1946 là di tích lịch sử – văn hóa cấptỉnh./.
DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA
Nền nhà Hội Phước Vân
Địa điểm ghi dấu cuộc đấu tranh
Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng đầutiên
của huyện Cần Đước năm 1930
(xã Phước Vân – huyện Cần Đước – tỉnhLong An)
-²—
I. Tên gọi của di tích:
Nhà Hội Phước Vân được thực dân Pháp xây dựng vào đầuthế kỷ XX. Đây là công sở của Làng phước Vân, nơi làm việc của các hương chứctrong Ban hội tề vì vậy nhân dân địa phương thường gọi là nhà Hội Phước Vân.Nơi đây, ngày 4/6/1930 đồng bào các xã: Phước Vân, Long Sơn, Long Cang, LongKhê dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Phước Vân – Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện CầnĐước đã tiến hành cuộc biểu tình trấn áp bọn tề làng, đập phá nhà Hội, thiêuhủy tất các các sổ bộ của chúng.
II. Địa điểm phân bố – đường đi đến di tích:
1. Đường đi đến di tích:
Từ thị xã Tân An, du khách theo quốc lộ I về phía Đôngđến thị trấn Bến Lức, theo tỉnh lộ 16 đi khoảng 10km đến ngã tư An Thuận. Từđây du khách theo hương lộ 17 (về phía tay trái) đi khoảng 1,5km rồi theo đườnglộ đình (lộ liên ấp) khoảng 600m là đến di tích.
2. Địa điểm phân bố:
Kể từ khi có sự phân định hành chính ở Nam bộ (1698),cả vùng đất Cần Đước ngày nay lúc ấy là một bộ phận của Tổng Phước Lộc huyệnPhước Long – Đinh Trấn Biên – Phủ Gia Định.
Năm 1779 Phước Lộc được cắt về huyện Tân Bình thuộcđinh Phiên Trấn. Năm 1808 Gia Định đổi thành Gia Định Thành sau khi đã đổithành trấn (1802), thành Gia Định có 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa, ĐịnhTường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên. Tổng Phước Lộc được nâng lên thành phủ.Thôn Phước Vân bấy giờ thuộc Tổng Lộc Thành, huyện Phước Lộc, phủTân Bình – trấn Phiên An – Gia Định Thành.
Năm 1832 Minh Mạng giải thể Gia Định Thành, chialàm 6 tỉnh gọi chung là Nam Kỳ Lục tỉnh. Trấn Phiên An đổi tên thànhtỉnh Gia Định, huyện Phước Lộc được cắt ra cùng với huyện Thuận Anvà Tân Hòa (Định Tường) đặt làm phủ Tân An, thôn Phước Vân lúc bấygiờ thuộc Tổng Lộc Thành huyện Phước Lộc, phủ Tân An. Huyện PhướcLộc năm 1808 có 2 tổng, đến năm 1836 chia thành 4 tổng và trước khiPháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ (1862) thì lên đến 6 tổng: PhướcĐiền Thượng – Trung – Hạ và Lộc Thành Thượng, huyện Phước Lộc, phủTân An, tỉnh Gia Định.
Sau khi chiếm 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ thực dânPháp chia tỉnh Gia Định thành 7 hạt tham biện (Inspection) là Sài Gòn,Chợ Lớn, Cần Giuộc, Gò Công, Tân An, Tây Ninh và Trảng Bàng. Tham BiệnCần Giuộc được thành lập từ huyện Phước Lộc, Phước Vân lúc bấy giờthuộc Tổng Lộc Thành Thượng – khu Tham biện Cần Giuộc. Ngày 5/1/1876Đô đốc Duperre ra nghị định phân chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chínhlớn: Sài Gòn – Mỹ Tho – Vĩnh Long – Bassac gồm 19 tiểu khu Làng PhướcVân vẫn thuộc Tổng Lộc Thành Thượng – Tiểu khu Chợ Lớn thuộc khuhành chính Mỹ Tho.
Ngày 20/12/1899 toàn quyền Đông Dương ra nghịđịnh đổi các Tiểu khu hành chính thành các tỉnh và áp dụng kể từngày 1/1/1900. Di tích lúc ấy thuộc Tổng Lộc Thành Thượng – tỉnh ChợLớn.
Năm 1923 vùng đất Cần Đước được phân cấp hànhchính tương đương với quận gọi là Sở Đại lý Rạch Kiến (DélégationRach Kien) bao gồm các làng Phước Vân Tổng Lộc Thành Thượng – Sở Đạilý Rạch Kiến. Năm 1928 Sở Đại lý Rạch Kiến đổi thành Sở Đại lýCần Đước và dời lỵ Sở về Cần Đước. Di tích thuộc địa giới hànhchính này cho đến 1955.
Ngày 22/10/1956 Ngô Đình Diệm lập tỉnh Long Antrên cơ sở sát nhập 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn (SL 143/NV 22/10/1956).
Di tích lúc này thuộc xã Phước Vân, quận CầnĐước, tỉnh Long An. Năm 1967 chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chia quận CầnĐước làm 2 quận Cần Đức và Rạch Kiến – Nhà Hội Phước Vân lúc bấygiờ thuộc quận Rạch Kiến. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng năm(1977) thì nhập lại như cũ. Hiện nay di tích thuộc ấp 1 xã Phước Vân,huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
III.Sự kiện – nhân vật lịch sử:
Vào cuối thế kỷ XIX, sau khi phải gánh chịunhững tổn thất trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam Chính phủ Pháp bắtđầu nhanh chống ổn định việc cai trị và thi hành chính sách khaithác về kinh tế nhằm vơ vét, bốc lột tài nguyên và lao động củanước ta để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của chính quốc.Cũng từ đó, bộ máy cai trị Pháp can thiệp mạnh hơn vào việc quảntrị làng xã ở nước ta. Để tăng cường vai trò của chính quyền thựcdân trong bộ máy quản lý làng xã lúc bấy giờ Pháp thiết lập tổchức cai trị thôn xã còn gọi là Ban hội tề có đầy đủ 12 vị hươngchức Hội tề như Hương cả là người cai quản các công việc của làng.Hương chủ là người thay thế và thi hành phân sự của Hương cả khingười vắng mặt và là người giữ tiền bạc của làng. Ngoài ra còn cóHương sự, Hương quản, Hương bộ, Hương thân, Hương trưởng, Hương chánh…đều có những phận sự và trách nhiệm khác nhau đối với nhà nướcthực dân.
Cần Đước, mảnh đất ở cạnh Sài Gòn một trongnhững nơi làm cho bộ máy thống trị của Pháp phải chú ý. Trên toànquận Cần Đước chúng áp đặt một bộ máy cai trị chính sách: “ Dĩviệt trị việt” thông qua hệ thống địa chủ, tề làng địa phương. Đểđảm bảo ổn định cho guồng máy cai trị của thực dân, 15 làng trongquận có 15 Ban hội tề, mỗi Ban hội tề có đủ 12 Hương chức có côngsở làm việc gọi là nhà Hội. Nhà hội Phước Vân được xây dựng cũngxuất phát từ ý đồ và mục đích trên.
Dưới ách thống trị của thực dân, cuộc sống củangười dân Cần Đước trong đó có Phước Vân mà chủ yếu là nông dân ngàycàng khó khăn, cơ cực. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông,dân nghèo chiếm 75%, đa phần là họ không có ruộng, chủ yếu là đi làmmướn, đàn bà phụ nữ thì đi cấy gặt để sống qua ngày. Trong khi đó,bọn Việt gian tay sai dựa vào thế lực thực dân ra sức chiếm đoạtruộng đất, trong tầng lớp địa chủ phú nông có một số người cộngtác với Pháp tham gia bộ máy cai trị. Ở Phước Vân có Hội đồng Lý,Hội đồng Phi là những người có quyền thế trong tay có hàng trăm mẫuruộng và là một trong các vị hội đồng thân Pháp lúc bấy giờ, cùngvới 12 vị Hội tề cấu kết với nhau để cai trị nhân dân. Bên cạnh còncó 8 ông đại địa chủ có ruộng đất từ 50 mẫu trở lên chuyên cho mướnruộng từ 40 giạ – 50 giạ/mẫu trong khi năng suất mà nông dân thu đượckhoảng 70 giạ/mẫu. Trong xã còn có thành phần trung phú nông liên kếtvới các thành phần trên ra sức bóc lột nhân dân lao động một cáchthậm tệ, bằng cách bao tá đất đai của địa chủ cho nông dân mướn lạivới giá cao hơn thu tô của địa chủ hoặc thuê mướn công lao động vớigiá rẻ mạt. Vào những ngày giỗ, ngày tết của những gia đình địachủ phải đem biếu gạo thơm, vịt mập hoặc tiền kê chưng, thì mới đượcmướn ruộng. Đối với tá điền có con gái đẹp bắt buộc phải cho ởmướn địa chủ nếu không sẽ bị địa chủ lấy ruộng lại.
Thuế khóa của chính quyền thực dân ngày càngchồng chất nặng nề nào là thuế đinh (thuế thân), thuế điền đánhthẳng vào cuộc sống của người dân nghèo, đàn ông, thanh niên thì lànglính ruồng bắt đóng thuế thân rất gắt gao, người khá 4,5 đồng/tháng, người nghèo 4 đồng/ tháng trong khi đó số người đi làm mướnhoặc đi ghe chày chỉ có 3 đồng/ tháng. Từ sau tết Nguyên đán thìlàng lính lùng sục bắt thuế đinh cả ngày đêm, có những người khôngđóng nổi thuế thân phải trốn tránh nhưng cũng không dám đi làm mướnnơi nào bởi những người thuê mướn nhân công sợ làng lính đến xéthỏi, bắt bớ liên lụy đến họ. Có những hình phạt trốn thuế đối vớinhững người nghèo không đóng nổi thuế thân mà không kịp chạy trốn bịlàng lính bắt phải đi sưu, công không, cơm nhà từ 15 – 30 ngày khi mãnhạn sưu phải chạy đủ tiền đóng chỉ trong vài ngày nếu không sẽ ngồitù. Bởi thảm cảnh đó, có những người buộc phải đợ mình, đợ vợ,đợ con. Sự hà hiếp bóc lột của bọn tề tổng ngày càng công khai,trắng trợn. Chính vì vậy ,à mọi tai họa có thể đổ lên đầu nhữngngười dân vô tội bất cứ lúc nào.
Ở Cần Đước vào những năm 20 của thế kỷ XX mộtsố công trình giao thông, các tụ điểm buôn bán, các ngành nghề… đãphát triển rất nhanh. Cùng lúc ấy các chợ Phước Vân, Rạch Kiến, ChợTrạm, Chợ Đào được mở rộng. Ba Tổng Lộc Thành (Thượng – Trung – Hạ)của huyện tuy có nhiều guồng máy cai trị thống nhất của chính quyềnthuộc địa nhưng việc qui định về phát triển ngành nghề có những nétđặc thù. Ở Tổng Hạ có nghề đóng ghe phát đạt, Tổng Thượng có nghềthợ bạc và chạm trổ rất tinh xảo như ở Phước Vân. Trong những thậpniên đầu thế kỷ XX chợ Phước Vân đã trở thành một trung tâm sản xuấtđồ nữ trang bằng vàng bạc và hợp kim pha vàng với số lượng khá lớnhàng năm, với một đội ngũ thợ kim hoàn đông đảo, tay nghề diêu luyện.Ở thời kỳ thịnh đạt nhất, toàn khu chợ có đến 5 – 6 lò. Chính từsự giao lưu buôn bán của Phước Vân với bên ngoài khá phát triển làtiền đề để nhân dân ở đây có điều kiện đón nhận những biến độngcủa xã hội từ bên ngoài dội đến, đặc biệt từ phía Sài Gòn – ChợLớn phong trào Thiên địa hội, vụ Phan Xích Long đã lan đến Phước Vân.Một số nông dân đã tham gia vào vụ manh động này.
Năm 1927 Cần Đước đã đón nhận một luồng giómới từ hoạt động của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh và tổ chức Thanhniên cách mạng Đồng chí Hội, từ đây phong trào cách mạng bước sangmột giai đoạn mới. Nguyễn An Ninh đến Cần Đước lúc đầu ở Gò Đen – Trung Quốc xuyên qua cùng vớiVõ Công Tồn (Hội đồng Tồn ở làng Long Hiệp – Bến Lức). Quan hệ đầutiên của hai ông với Hội đồng Đỗ Đăng Sóc ở làng Phước Vân. Đỗ ĐăngSóc (Hội đồng Ba) là một địa chủ nhưng đã được cách mạng giác ngộ.Ông là người đã góp phần quan hệ trong việc gây dựng tổ chức này,đặc biệt ở vùng chợ Phước Vân cùng với ông Sóc, các ông Nguyễn VănHân, Nguyễn Văn Thân, Nguyễn Văn Phu cũng là những người nòng cốt.
Trước khi có “ Hội kín” Nguyễn An Ninh, thực tếtrên khắp cả vùng Thượng – Trung – Hạ của huyện Cần Đước đã có mộtsố người tìm liên lạc tới những người cộng sản trong tổ chức Thanhniên cách mạng Đồng chí hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Những hạtgiống cộng sản tiêu biểu đầu tiên ở Tổng Lộc Thành Thượng có cácông Nguyễn Văn Hân, Nguyễn Văn Thân, Nguyễn Văn Phu, Tri (theo sách “ CầnĐước từ khi có Đảng” NXB Long An 1992). Những hạt nhân cộng sản nàybắt đầu tiếp diễn nữa bí mật và nữa công khai trong quần chúng. Từnăm 1927 trở đi, Hội kín Nguyễn An Ninh và tổ chức Thanh niên cáchmạng Đồng chí hội hoạt động đan xen, hỗ trợ nhau làm cho các giớiđồng bào thấy rõ kẻ thù chính để đánh đổ, trước tiên giành độclập dân tộc và xây dựng dân chủ mọi công dân bình đẳng. Quá trìnhnày những người cộng sản lồng vào nội dung yêu nước giác ngộ nôngdân về quyền lợi ruộng đất, làm cho họ thấy đúng kẻ thù là thựcdân Pháp và bọn cường hào tay sai của thực dân. Đặc biệt là đi sâuvào nông dân nghèo, những người lao động tự do, tiểu thương, tiểu chủđể xây dựng tổ chức.
Những hoạt động của những nhà cách mạng thờibấy giờ đã làm thay đổi dần đời sống của người dân Cần Đước. Từđó Cần Đước trở thành mảnh đất tốt để ươm mầm cho những hạt giốngđỏ và những hạt giống đó nảy mầm thành những Chi bộ cộng sản đầutiên của huyện Cần Đước gồm những người thợ bạc giác ngộ đã đượckhai sinh tại mảnh đất Phước Vân Chi bộ lúc bấy giờ có 6 đồng chí:
– Nguyễn Văn Hân (Tư Hân)
– Nguyễn Văn Thân (Năm Thân)
– Nguyễn Văn Phu (Ba Phu)
– Ba Tri
– Hai Ngưu
– Phạm Văn Mười (Biện Mười)
Trong số Đảng viên này thì đồng chí Tư Hân làmBí thư (địa điểm thành lập Chi bộ tại nhà ông Ba Phu).
Sự ra đời của Chi bộ Đảng Phước Vân là nhân tốquan trọng có tác dụng thúc đẩy phong trào cách mạng ở đây tiến lênnhững bước mới và từ đây phong trào cách mạng của nhân dân được đặtdưới sự lãnh đạo của Đảng đã bùng lên ngay những tháng đầu năm 1930.Ngày 4/4/1930, Chi bộ Đảng Phước Vân đứng ra huy động quần chúng nhândân ở các làng: Phước Vân, Long Cang, Long Định, Long Khê, Long Sơn biểutình đến Nhà Hội Phước Vân, lúc 8 giờ tối quần chúng khoảng 500người, tập trung lại trước sân Nhà Hội hô to khẩu hiệu:
“ Đả đảo đế quốc Pháp
Đả đảo quan làng địa chủ cường hào ác bá
Ruộng đất về tay nhân dân”
Trước khí thế cách mạng của quần chúng, bọntề làng hoang mang, ông trùm Phó – Ba Nghị (người gát Nhà hội lúcbấy giờ) hoảng sợ bỏ chạy. Dân chúng tiến vào đập phá Nhà Hội vàđốt sạch giấy tờ, sổ sách của Hội tề.
Sáng hôm sau thực dân Pháp ra lệnh cho các Tềlàng họp dân tra xét, có một số người bị chúng truy ra và bắt: ởlàng Phước Vân có ông Lăng khi vào Nhà Hội đập bể cây đèn treo, kiếngđèn bể, vô ý đạp miễng đứt bàn chân, máu chảy bị chúng phát hiện,cùng một số Đảng viên như ông Tư Hân, Hai Ngưu, Năm Thân, ông Ba Phu cũngbị chúng bắt rồi bị tra tấn tại Nhà Hội Phước Vân. Theo lời kể củaông Nguyễn Văn Mùi – Bí thư đầu tiên của huyện Cần Đước sau cách mạngtháng tám thì số những người Đảng viên này đã bị đưa lên Tòa ánSài Gòn, ông Tư Hân bị kết án 5 năm tù, ông Hai Ngưu bị kết án 4 nămtù, ông năm Thân bị kết án 3 năm tù và ông Ba Phu bị kết án 2 năm tù.
Mặc dù cuộc đấu tranh khônggiành được kết quả khả quan, nhưng nó đã khơi dậy khí thế đấu tranhvà sức mạnh quần chúng. Trong cuộc đấu tranh trực diện với kẻ thù,làm cho bộ máy cai trị của địch tại địa phương hoang mang, dao độngnhất là bọn địa chủ cường hào ác bá phải nể sợ. Chính trong cuộcđấu tranh ấy những người cộng sản đã thể hiện rõ khí phách và tinhthần bất khuất chống thực dân của mình. Chính vì thế mà họ chiếmđược lòng tin tưởng và khâm phục của nhân dân. Đây có thể xem là cuộctập dượt của người dân Cần Đước nói chung và đồng bào Phước Vân nóiriêng gắn bó chặt chẽ hơn với Đảng, hăng hái, tích cực trong việctrực tiếp tham gia ủng hộ cách mạng. Đó chính là nguồn sức mạnhlớn để đưa phong trào cách mạng vượt những khó khăn để bước vàocuộc đấu tranh mang tính chất quyết định.
Sau cuộc đấu tranh 4/6/1930 Chi bộ Đảng phước Vântạm lắng xuống cho đến 5 năm sau khi số Đảng viên được mãn hạn tùvề, năm 1935 Chi bộ Đảng Phước Vân lại được phục hồi, những ngườicộng sản lại đứng ra lãnh đạo nhân dân bước vào cao trào đấu tranhđòi dân sinh, dân chủ trong những năm 1936 – 1939, tạo tiền đề để cuộckhởi nghĩa Nam Kỳ 1940 bùng nổ.
IV.Loại di tích:
Di tích lịch sử “ Nền Nhà hội Phước Vân” làloại di tích lịch sử cách mạng.
V.Khảo tả di tích:
Theo ký ức của một số bô lão địaphương thì Nhà Hội lúc ấy được xây dựng theo kiểu dáng nhà vuông nóclợp ngói âm dương, nền nhà cao 0,5m bằng đá hộc có bậc tam cấp dẫnvào cửa chính. Ngôi Nhà Hội lúc ấy nằm bên nách của chợ Phước Vâncũ. Đến giai đoạn sau cách mạng tháng tám năm 1945 Nhà hội Phước Vânbị chính quyền thực dân phá hủy. Hiện tại di tích chỉ còn trơ nềngạch, nền nhà có kích thước (15m x 15m) cao khoảng 0,4m trên bềmặt của nền Nhà hội Phước Vân hiện nay bị phủ bởi những cây xanh nhưtre, chuối, cỏ dại.
VI.Các hiện vật trong di tích:
Ngoài bất động sản là nền Nhà Hộira thì di tích không còn lưu giữ hiện vật gì khác.
VII.Giá trị lịch sử di tích:
– Di tích “ Nền Nhà Hội Phước Vân”là nơi ghi dấu một sự kiện lịch sử trọng đại của nhân dân Phước Vânnói riêng và Cần Đước nói chung. Lần đầu tiên dưới sự lãnh đạo củaĐảng, nhân dân Cần Đước đã đứng lên đấu tranh trực diện với kẻ thùlàm cho thực dân Pháp và bọn cường hào ác bá phải khiếp sợ
– Di tích đã chứng minh rằng từ năm1930 cuộc đấu tranh của nhân dân Cần đước đã mang một tính chất mới,có thể nói nó chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác, có tổchức, có mục tiêu, có lý tưởng.
– Di tích còn chứng minh cho truyềnthống cách mạng của Phước Vân – một địa phương của huyện Cần Đước,nhân dân ở đây sớm giác ngộ được lý tưởng cách mạng, tin tưởng vàonhững người cộng sản đó là tiền đề quan trọng để đội ngũ cán bộĐảng viên tiếp tục lập nên những thành tích mới.
– Di tích Nền Nhà hội Phước Vân cònlà nơi thể hiện được bộ mặt thật của chính quyền thực dân Pháp lúcbấy giờ mà điển hình là việc áp đặt bộ máy cai trị của Nhà nướcthực dân Pháp đối với mọi vùng làng quê Việt Nam trong giai đoạn năm1930.
Với những giá trị trên, di tích “Nền Nhà hội Phước Vân” xứng đáng được bảo vệ và phát huy tác dụngtrong việc giáo dục truyền thống ở địa phương nhất là tình hìnhhiện nay, cùng với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương VI(lần 2) về “ Xây dựng và chỉnh đốn Đảng” thì việc bảo lưu truyềnthống cách mạng của ông cha ta trong lịch sử làm cơ sở để bồi dưỡng,đào tạo nguồn nhân lực của Đảng trong tương lai là một việc làm cầnthiết. Chúng tôi mong rằng di tích lịch sử “ Nền Nhà Hội Phước Vân”sẽ góp phần quan trọng của mình vào công tác ấy.
VIII.Tình trạng bảo quản di tích:
Gần 100 năm đã trôi qua, di tích chỉcòn lại nền của Nhà Hội. Vào năm 1978 – 1979 Ủy ban nhân dân xã PhướcVân đã dựng lại di tích một bia truyền thống tạm thời làm bằng gỗ.Nhưng chỉ 4 năm sau, qua quá trình tác động của thiên nhiên bia đã bịhư hỏng. Hiện nay di tích được sự quản lý của Ủy ban nhân dân xãPhước Vân.
IX.Các phương án phát huy tác dụng của di tích:
Để bảo tồn và phát huy tác dụng của di tíchtrong việc giáo dục truyền thống văn hóa ở địa phương, về phía chuyênmôn chúng tôi có những kiến nghị sau:
– Chính quyền địa phương với các cơ quan chứcnăng có kế hoạch xây dựng lại di tích một bia truyền thống kỷ niệmcuộc nổi dậy với khí thế cách mạng của quần chúng trong thời kỳnày. Đây là một việc làm rất cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứngnguyện vọng của người dân nơi đây.
– Hiện nay, cách lộ khá xa, con đường vào ditích không được thuận lợi, chính quyền địa phương vận động nhân dânđịa phương cùng các ngành các cấp hỗ trợ kinh phí để nâng cấp conđường từ lộ đến di tích để khách đến tham quan di tích được dễdàng.
– Đầu tư một số công trình phụ: trồng cây cảnh,cây lấy bóng mát xung quanh tạo sự thỏai mái trong khu di tích.
– Hàng năm vào các ngày lễ lớn, địa phương cầntổ chức những buổi họp mặt nói chuyện truyền thống gắn với nộidung – sự kiện, giá trị lịch sử của di tích.
X. Cơ sởpháp lý để bảo vệ di tích:
Năm 2001 Di tích lịch sử “Nền Nhà Hội Phước Vân” đượcỦy ban nhân tỉnh Long An xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh (số2344/QĐ-UB ngày 11 tháng 7 năm 2001).
Nơi diễn ra cuộc biểu tình năm 1961
Ấp Đình, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước,tỉnh Long An
-²—
I. Tên gọicủa di tích:
Khu vực di tích có tên gọi là Ngã tư Tân Chánh thuộcấp Đình, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Sở dĩ có tên gọi như thế bởi vì nơi đây có 2 con đườnggiao nhau giữa Hương lộ 24 và đường đất nhỏ từ ấp Lăng qua ấp Đình tạo thành 1ngã tư thuộc xã Tân Chánh.
Di tích còn có tên gọi là “Ngã tư Đình” nguyên do nơinày dân làng có xây 1 ngôi đình thờ ông Nguyễn Khắc Tuấn (làm chức chưởng cơthời Minh Mạng). Tên “Ngã tư Đình” xuất hiện từ đó.
II. Địa điểm phân bố – đường đi di tích:
1. Địa điểm phân bố:
Cách đây gần 150 năm, Tân Chánh là 1 đường làng thuộcTổng Lộc Thành Hạ, Tham Biện Cần Giuộc (nay đổi là Tiểu khu Chợ Lớn) đến ngày20/12/1899 khi toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi các Tiểu khu hành chánhthành các Tỉnh thì Tân Chánh là một trong một làng của Tổng Lộc Thành Hạ, tỉnhChợ Lớn. Đến năm 1933 do sự tăng tiến dân số vùng Cần Đước bao gồm địa phận của3 Tổng Lộc Thành (Thượng, Trung, Hạ) được phân cấp thành tương đương với huyệngọi là Sở Đại lý Rạch Kiến và đến năm 1928 thì Sở Đại lý Rạch Kiến đổi thành SởĐại lý Cần Đước tỉnh Chợ Lớn. Hệ thống hành chánh này tồn tại cho đến năm 1955.Như vậy, trong khoảng thời gian này Tân Chánh là một làng thuộc Tổng Lộc ThànhHạ, Sở Đại lý Cần Đước tỉnh Chợ Lớn.
Khoảng năm 1955 – 1975 do sự sáp nhập hai tỉnh Tân Anvà Chợ Lớn thành tỉnh Long An huyện Cần Đước lại thuộc tỉnh Long An. Trong năm1957 huyện Cần Đước được chia thành hai huyện là Cần Đước và Rạch Kiến thì TânChánh vẫn thuộc huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Sau năm 1975 huyện Cần Đước và Rạch Kiến sáp nhập lạinhư cũ cho đến ngày nay. Do đó Tân Chánh thuộc huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
2. Đường đi đến:
Từ Thị xã Tân An theo quốc lộ 1ngược về hướng đông (hướng Thành phố HCM) đến cây số 25 rẽ phải theo hương lộ16 (lộ đất đỏ) đến cây số 8 ngã tư Xoài Đôi rẽ phải khoảng 2km đến Tân Ân, từngã ba Tân Ân rẽ trái theo hương lộ 24 khoảng 3km đến ngã tư Tân Chánh rẽ tráikhoảng 400m cách lộ 24 là địa điểm di tích.
III. Sự kiện và nhân vật lịch sử liên quan đến di tích:
Từ sau đợt Đồng khởi năm 1960 – 1961 thắng lợi củanhân dân Miền Nam, để tránhsụp đổ của chế độ của chế độ Diệm để giữ vững căn cứ quân sự quan trọng MiềnNam Việt Nam.Đế quốc Mỹ tiến hành can thiệp Miền Nam Việt Nam đến mức cao hơn với chiến lược“Chiến tranh đặc biệt” hòng bình định Miền Nam vòng trong 18 tháng, bằng kếhoạch “Sto-Lây-Tay-Lo” chúng: tăng mạnh số quân từ thanh niên cộng hòa lên dânvệ, từ dân vệ lên bảo an, tăng cường quân chủ lực với trang bị hiện đại – kếhoạch dồn dân vào ấp chiến lược cốt tách rời quần chúng với cách mạng để tiêudiệt lực lượng vũ trang của ta.
Trước âm mưu mới của địch trên hếtĐảng bộ long An học tập quán triệt đường lối cách mạng miền nam được quyết địnhở Đại hội Đảng toàn quốc lần III. Quán triệt đường lối, chấp hành chỉ thị củaTrung ương Cục Miền Nam,của Khu ủy khu 8 Tỉnh ủy Long An tiến hành hàng loạt các cuộc Hội nghị nhằmtriển khai công tác.
Tinh thần chính của chủ trương Tỉnh Đảng bộ là độngviên mọi lực lượng yêu nước tiến lên làm chiến tranh cách mạng toàn dân toàndiện, đánh bại mọi thủ đoạn chiến tranh đặc biệt của chúng phát động phong tràocách mạng quần chúng xây dựng lực lượng vũ trang kết hợp vũ trang với đấu tranhchính trị, binh vận tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, ngụy quyền.
Chấp hành chủ trương đường lối của Đảng bộ Long An, từnăm 1961 phong trào đấu tranh chính trị quần chúng được tổ chức lan rộng khắptỉnh nhiều phong trào diễn ra với qui mô lớn như huyện Đức Hòa, Bến Lức…
Tại Cần Đước, đồng chí Tư Trấn (Ban Tuyên huấn Tỉnhủy) được cử về lo việc tổ chức hoạt động phong trào. Bí Thư Huyện ủy lúc bấygiờ là đồng chí Nguyễn Văn Hòa (Chín Hòa), Phó Bí Thư là đồng chí Bảy Nguyễn đãcùng với đồng chí Tư Trấn họp bàn và thống nhất phát động quần chúng đấu tranh.Ban tổ chức chọn Tân Lân làm xã điểm.
Ngày 24/7/1961 Tân Lân khởi đầu phong trào đấu tranhchính trị đầu tiên trong huyện. Cuộc biểu tình kéo dài đến 7 ngày đêm sôi sụcđòi địch chấm dứt khủng bố dã man, bọn địch từ xã đến huyện hoang mang rúngđộng trước sức mạnh của quần chúng.
Nối tiếp phong trào đấu tranh của quần chúng ở TânLân. Phong trào quần chúng các xã trong huyện liên tục nổi lên, tiêu biểu nhấtlà phong trào đấu tranh của phụ nữ xã Tân Chánh.
Từ năm 1960 ở xã Tân Chánh địch đãxây dựng ở đây một lực lượng lính dân vệ bảo an, chiếm Đình Tân Chánh làm trụsở đóng đồn, do tên Tám Phò làm đồn trưởng, Ri đồn phó, ngoài ra còn có đạidiện khoa khang nổi tiếng ác ôn trong vùng, hằng ngày bọn chúng lùng sục vàoxóm ấp bắt bớ đánh đập nhân dân. Chung quanh khu vực Đình, chúng đào giao thônghào xen lên với hàng cây mắm, cắm chông dày đặc. Trên nền được bố trí lô cốtđặt bốn gốc có lính gác ngày đêm, mắt chính hướng ra hương lộ 24, chúng xây mộtcây cầu quay bắt qua giao thông hào để sử dụng đi lại.
Trước sự ác ôn của địch, quần chúng trong xã đã nungnấu lòng căm thù sâu sắc. Do đó khi nhận được chỉ thị của Huyện ủy phát độngphong trào, quần chúng xã Tân Chánh hưởng ứng nhanh chống. Cán bộ huyện lúc bấygiờ có nữ đồng chí Ba Thanh cùng với Ban lãnh đạo xã có đồng chí Tư Uẩn, đồngchí Võ Nguyên Tâm (Bảy Minh).
Đêm 4/11/1961 (âm lịch) các đồng chítổ chức một cuộc họp quần chúng tại Miểu Xóm Vinh (xã Tân Chánh) nhằm đưa rayêu cầu mục tiêu của cuộc đấu tranh hướng dẫn phương pháp đấu tranh. Ngay trongđêm đó quần chúng khẩn trương chuẩn bị chu đáo cơm nước, băng, khẩu hiệu… sángsớm lúc 7 giờ ngày 5/11/1961 (âm lịch) khoảng 500 phụ nữ cầm băng, khẩu hiệu từcác ấp tập trung tại ngã tư Đình, tiến thẳng đến đồn địch (Đình Tân Chánh) vừađi chị em vừa hô vang khẩu hiệu:
“ Chống càng quét chống khủng bố”
“ Đã đảo Xta-Lây-Tay-Lo đã đảo đại diện khoa rút khỏi TânChánh trả chồng, con về làm ăn”
Khi đoàn biểu tình kéo qua khỏi thất cao đài cách đềnkhoảng 200m, địch dùng loa kêu gọi bà con giải tán, đoàn vẫn tiếp tục tiến lên,chúng nổ súng dọa, chị em vẫn không lùi, bà Phạm Thị Xứng, bà Mười (Nguyễn Thị Chơi)tay xách giỏ trầu, tay cầm khẩu hiệu vượt lên phía trước. Trước sự kiên quyếtcủa bà con tên Đồn trưởng hoảng sợ, chúng ra lệnh bắn xã vào đám biểu tình, bàTư (Phạm Thị Xứng), bà Mười gục chết tay vẫn còn cầm chặt khẩu hiệu, một số chịem khác bị thương. Trước sự tàn ác dã man của địch, đoàn biểu tình quyết khônglùi bước, ồ ạt xông tới với sự căm phẩn tột độ vừa hô vang “ Chúng bây quângiết người, đã đảo đế quốc Mỹ” tiếng la vang của chị em làm địch hoang mang,tên đồn trưởng nhỏ giọng, đoàn vẫn không chịu về. Cuối cùng Đồn trưởng hứa chấpnhận các yêu sách của bà con lúc bấy giờ đoàn mới chịu giải tán.
Ngày hôm sau Huyện ủy huy độngnhân dân các xã làm lễ truy điệu những người đã hy sinh, buổi lễ được tổ chứcrất lớn và sôi nổi, gây sự chấn động lớn cho địch.
Cuộc biểu tình ở xã Tân Chánh là cuộc biểu tình tiêubiểu cho phong trào đấu tranh của phụ nữ Cần Đước, tuy bị giặc đàn áp và cóthiệt hại nhưng đã làm cho bộ máy ngụy quyền từ xã đến huyện rúng động hoangmang không ít.
Qua cuộc biểu tình này đã cho ta thấy được sự giác ngộcách mạng và sự trưởng thành của nhân dân trong đấu tranh, khả năng tuyệt đốicủa Đảng với phong trào. Cuộc biểu tình đã góp phần ngăn chặn lại được bàn taybắn phá của giặc vào nhân dân. Giác ngộ được một số anh em binh sĩ. Đồng thờicuộc đấu tranh này đã hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh vũ trang tiến lêngiành chính quyền.
IV. Khảo tả di tích:
Khu vực di tích trước đây là khu đồng trống dọc theolộ đất về phía phải có một Thánh thất cách ngã tư khoảng 200m, về phía bên tráicách Thánh thất khoảng 100m có một cái ao ngày nay vẫn còn.
Ngôi Đình trước kia địch chiếm là đồn bót, sau khi rútđi, nhân dân đã phá bỏ để tránh sự trở lại đóng đồn của chúng. Sau giải phóngdân làng đã xây dựng lại để thờ cúng, ngôi Đình có khác hơn lúc trước nhưng vẫnở nền cũ.
Tại ngã tư trước kia là khu vực trống, lộ đất 24 ngàynay được trải đá đỏ, đây là đường giao thông chính của xã. Nơi đây ngày nay làtụ điểm của nhóm chợ nhỏ.
Toàn khu vực di tích, ngày nay là tụ điểm dân cư đôngđúc quang cảnh đều thay đổi hẳn so với trước kia.
V. Loại di tích:
Khu vực Ngã tư Tân Chánh là địa diểm lưu niệm sự kiệnlịch sử cách mạng và cũng là nơi ghi dấu tội ác của Mỹ Diệm đối với nhân dânta.
VI. Các hiện vật trong di tích:
Di tích hiện nay vì là địa điểm dân cư nên không còn hiện vật gì trong di tích.
VII. Giá trị lịch sử khoa học nghệ thuật, văn hóa của di tích:
Cuộc biểu tình ngày 5/11/1961 âm lịch là cuộc biểutình cho phong trào đấu tranh của Phụ nữ huyện Cần Đước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà trựctiếp là Huyện Đảng bộ Cần Đước, ngày 5/11/1961 hơn 500 Phụ nữ xã Tân Chánh đãtổ chức cuộc đấu tranh trực diện với kẻ thù, mặc dù bị địch đàn áp đẩm máunhưng đoàn biểu tình vẫn không lùi bước, buộc địch phải thực hiện những yêusách của ta. Qua đó đã chứng minh tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường củachị em Phụ nữ huyện Cần Đước. Trong cuộc đấu tranh này bà Phạm Thị Xứng, bàNguyễn Thị Chơi đã anh dũng hy sinh cùng một số chị em khác bị thương. Gương hysinh anh dũng của các má đã làm sáng ngời thêm truyền thống “ Anh hùng, bấtkhuất, trung hậu, đảm đang” của Phụ nữ Việt Nam.
Di tích lịch sử “ ngã tư Tân Chánh” cũng là nơi ghidấu tội ác của Mỹ Diệm qua hành động đàn áp dã man đoàn biểu tình của chị emPhụ nữ xã Tân Chánh ngày 5/11/1961 (âm lịch).
VIII. Tìnhtrạng bảo quản di tích:
Khu vực di tích hiện nay là tụ điểm dân cư.
IX. Cácphương án bảo vệ, sử dụng di tích:
Xây dựng nơi đây là một bia truyền thống để ghi lại sựkiện lịch sử nói trên nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranhbất khuất, gương hy sinh anh dũng cho các thế hệ mai sau.
X. Cơ sở pháp lý bảo vệ di tích:
UBND xã Tân Chánh phối hợp với Bảo Tàng Long An đã lậpbiên bản khoanh vùng bảo vệ di tích ngày 01/4/1992.
UBND tỉnh Long An đã quyết định công nhận Di tích khuvực ngã tư Tân Chánh là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh./.
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
MỘ VÀ ĐỀN THỜ
TỔNG LÃNH BINH NGUYỄN VĂN TIẾN
Thuộc ấp 7 (Chợ Trạm), xã Mỹ Lệ,
huyện Cần Đước, tỉnh Long An
-²—
I. Tên gọi của di tích:
Di tích có tên gọi là “Mộ và đền thờ Tổng lãnh binhNguyễn Văn Tiến” nhân dân quanh vùng thường gọi là “Lăng Ông” để tỏ lòng kínhtrọng, Mộ và đền thờ ông thuộc ấp 7 (Chợ Trạm), xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnhLong An.
Sở dĩ có tên gọi là “Lăng Ông” vì mới đây có mộ vàngôi nhà lớn được xây theo kiến trúc Đình Làng cổ truyền để làm nơi thờ cúngông Nguyễn Văn Tiến. Riêng tên gọi “Chợ Trạm” xuất hiện từ xa xưa. Trên conđường từ mặt Nam Thành Gia Định đi Gò Công, nơi đây là trạm nghĩ dừng chân đểđi tiếp. Từ đó trở thành tên gọi quen thuộc lưu truyền trong dân gian cho đếnngày nay.
II. Địa điểm phân bố – đường đi đến di tích:
1. Địa điểm phân bố:
Khu vực di tích trước đây là ruộng biền của các ôngtrong Hội kỳ lão, thuộc làng Mỹ Lệ, Tổng Lộc Thành, huyện Phước Lộc Phủ Tân Ân,tỉnh Gia Định. Năm 1862 sau khi chiếm được 3 tỉnh Miền đông Nam kỳ, thực dânpháp chi tỉnh Gia Định ra thành 7 hạt Tham biện (Inspection) và thành lập Thambiện Cần Giuộc từ huyện Phước Lộc gồm 6 tổng: Phước Điền (Thượng, Trung, Hạ),Lộc Thành (Thượng, Trung, Hạ), thì làng Mỹ Lệ thuộc Tổng Lộc Thành Trung, Thambiện Cần Giuộc, cho đến ngày 5/1/1876, Đô Đốc Duperre ra Nghị định phân chiaNam kỳ thành 4 khu vực hành chánh lớn thì Làng Mỹ Lệ vẫn là 1 trong 44 làngthuộc Tổng Lộc Thành Trung, tỉnh Chợ Lớn. Do sự tin giản bộ máy hành chánh cấpTổng của Pháp, Làng Mỹ Lệ và Vạn Phước sáp nhập lại lấy tên chung là Mỹ Lệ trởthành 1 trong 21 làng, thôn của huyện Cần Đước bấy giờ.
Đến ngày 20/12/1899 khi toàn quyền Đông Dương ra Nghịđịnh đổi các Tiểu khu hành chánh thành các tỉnh (Province) được áp dụng từ ngày1/1/1900 thì Làng Mỹ Lệ trở thành một trong 4 làng của Tổng Lộc Thành Trung vàcũng là 1 trong 16 làng của vùng Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn (1).
Năm 1923, do sự tăng tiến dân số, vùng Cần Đước đượcphân cấp hành chánh tương đương với huyện được gọi là sở Đại lý được phân cấphành chánh tương đương với huyện được gọi là sở, Đại Lý Rạch Kiến (De1legationde Rạch Kiến) vẫn bao gồm các làng thuộc 3 Tổng Lộc Thành, trong đó có Mỹ Lệ.Đến năm 1928, Sở Đại Lý Rạch Kiến được đổi tên thành Sở Đại Lý Cần Đước thuộctỉnh Chợ Lớn hệ thống hành chánh này tồn tại cho đến năm 1955.
Trong thời gian năm 1955 – 1975, Mỹ Lệ thuộc quận CầnĐước, tỉnh Long An (do 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn sáp nhập lại). Trong thời gianđó, vào năm 1967 Quận Cần Đước được chia thành 2 quận: Cần Đước và Rạch Kiến.
2. Đường đi đến:
Du khách có thể đi đến di tích bằng những con đường chính như sau:
– Từ Thị xã Tân An theo quốc lộ I ngược về hướng đông(hướng Thành phố HCM) đến cây số 25 thuộc khu vực Thị tứ Gò Đen, rẽ phải về hướng nam theo hương lộ 18 (lộ đất đỏ) đến cây số 11 rẽ phải tiếp tục đi 10kmnữa là đến ngã ba Tân Lân, nơi tiếp giáp giữa hương lộ 18 và liên tỉnh lộ 50 rẽtrái về hướng đông 4km là đến cầu Chợ Trạm, qua cầu 150m có lộ đất bên trái gọilà ngã tư Thầy Phó theo lộ đất ấy đi sâu vào 100m nữa là đến di tích.
– Từ Thành phố HCM (bến xe quận 8) đi theo tỉnh lộ 50khoảng 30km đến Chợ Trạm du khách có thể đi theo lộ trình nói trên sẽ đến ditích.
III. Sự kiện và nhân vật lịch sử:
Căn cứ vào biên bản tọa đàm ngày 22/31992 tại xã Mỹ Lệvà theo một số tài liệu còn lưu trữ của Ban quản lý Mộ và Đền thờ ông, địa chỉvăn hóa “Cần Đước và người”… quả thực tế khảo sát thực địa tại di tích, quanghiên cứu của chúng tôi: Thực dân pháp nổ súng tấn công Thành Gia Định mở đầucho cuộc xâm lược Việt Nam, cũng ngay từ thuở ấy người dân Cần Đước đã có mặttrong hàng ngũ nghĩa quân để chống Pháp.
Dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước, nhân dân CầnĐước đã cùng nhân dân các địa phương quanh Sài Gòn – Chợ lớn tổ chức thành độingũ trang bị vũ khí, lương thực kéo về Sài Gòn chặn địch không cho chúng đánhlan ra, Thanh niên vùng hạ gia nhập nghĩa quân của Trương Định từ Gò Công Đôngở Thuận kiều, còn Thanh niên vùng Thượng theo nghĩa quân của Phạm Tuấn Phát(Phạm Tiến) kéo về chống giặc ở Chợ Lớn, đến tháng 12/1861 chiến hạm Lésperancebị nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm trong trận “Hỏa Hồng Nhựt Tảo” vangdội có sự đóng góp của nghĩa quân và nhân dân Cần Đước như: Quyền Sung Phó quảnbinh đạo Huỳnh Khắc Nhượng, nghĩa quân Nguyễn Văn Danh, Phạm Văn Hổ, Nguyễn VănNên, Võ Văn Mẫn… cho đến năm 1862.
1862 chính quyền giặc, nhìn chung chưa kiểm soát đượcCần Đước trừ một số chợ đầu mối giao thông, làng nào cũng tổ chức nghĩa quântuần tiểu, canh phòng, nhiều chướng ngại vật được dựng lên do nhân dân nghĩaquân Nguyễn Văn Thế, Phước Đông đắp hào, đắplũy để chặn giặc từ Vàm Rạch đến sông Rạch Cát. Ở Tân Lân Nguyễn Thuyết Xã,Ngô Văn Danh cũng mộ binh tổ chức xây dựng căn cứ, ở Mỹ Lệ có Bùi Quang Diệuđược Trương Định phong là Đốc binh chỉ huy vùng Long Định, Long Cang, Long Sơn,Phước Vân do Phạm Tiến đứng đầu phối hợp với Trần Kỳ Phong lúc bấy giờ làThượng biện quân vụ đạo Phước Lộc, Trương Định đánh giặc từ Bến Lức đến CầnGiuộc, về sau các hoạt động vũ trang chống Pháp ở Cần Đước yếu dần với thất bạiliên tiếp của những người yêu nước. Tháng 6/1883 cuộc vận động khởi nghĩa MỹTho thất bại, thũ lĩnh địa phương của cuộc vận động này ở Cần Đước là NguyễnVăn Tiến bị bắt ở Bình Đăng – Bình Hưng (huyện Bình Chánh ngày nay) và xử chémở Chợ Trạm năm 1883 thuộc xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Nguyễn Văn Tiến sinh năm 1848, cha ông là Nguyễn VănXương một thầy võ nổi tiếng, mẹ tên là Phan Thị Yến ở làng Quảng Tập gần Kỳ Sonthuộc Vàm Cỏ ngày nay. Úc giặc pháp chiếm Gia Định (28/12/1861) ông mới 13tuổi. Những biến cố trong vùng lúc này như vụ đốt tàu E1txperang nơi Vàm NhậtTảo tấn công đến Cần Giuộc oai hùng đã dội vào làng cậu thiếu niên con nhà võđất Quảng Tập. Năm 16 tuổi Nguyễn Văn Tiến bỏ nhà tham gia chiến đấu trong hàngngũ nghĩa quân, dưới cờ của Nguyễn Trung Trực, sẵn lòng căm thù giặc, lại thêmvõ nghệ cao cường, Nguyễn Văn Tiến tỏ ra là một người chỉ huy xuất sắc, nênđược phong làm Chưởng Cơ điều khiển cánh nghĩa quân hoạt động ở vùng Tân An,Vàm Cỏ, Cần Đước, Cần Giuộc ngày nay.
Sau ngày Nguyễn Trung Trực mất (27/10/1868) nghĩa quântôn ông làm Tổng Lãnh binh. Đây cũng là lúc cuộc kháng chiến của nhân dân Lụctỉnh đi vào giai đoạn khó khăn, toàn bộ Nam kỳ rơi vào tay quân Pháp, nhiềulãnh tụ kháng chiến nổi danh như Trương Định, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân lầnlượt bị giết hoặc bị bắt, bị đày. Bùi Quang Là, một bạn kháng chiến của ông,người đã chỉ huy đánh trận Cần Giuộc nổi tiếng cũng đã dao động đầu hàng Pháp.Trong cuộc gặp gỡ tại Cầu Làng, xã Mỹ Lệ ông là người khuyên ông nên hạ vũ khí,quy thuận giặc Pháp để dân chúng được sống yên ổn và ông cũng sẽ được Pháptrọng dụng, nhưng Nguyễn Văn Tiến kiên quyết từ chối, mặc dù trước đây ông rấtkhâm phục vị Đốc binh này.
Sau lần hội kiến ấy, Nguyễn Văn Tiến di binh ra vùngđất đỏ tỉnh Bà Rịa. Tuy rất kiên quyết chống giặc nhưng ông lại độ lượng khoandung đối với những kẻ tầm thường. Lòng nhân ái bao dung đó đã có tác dụng mạnhmẽ đến đám thần binh theo giặc và gia đình học lúc bấy giờ.
Trong trận tập kích bất ngờ ở vùng Bình Đăng (BìnhHưng ngày nay) giặc Pháp bắt được ông, chúng cho một số bạn bè cũ đã đầu hàngPháp, được Pháp trọng dụng, đến khuyên dỗ, thuyết phục ông kêu gọi những quânsĩ dưới quyền nên hạ vũ khí ra đầu thú chúng, nhưng trước sau ông vẫn đều kiênquyết từ chối.
Thấy không thấy lung lạc, lay chuyển được lòng dạ và ýchí của ông, nên sáng ngày 3/10 năm Quí Mùi (22/11/1883), bọn giặc đã đưa ôngra xử chém ở Chợ Trạm.
Trước giờ hành quyết, giặc pháp sai người dọn ông mộtmâm cơm thịnh soạn có thịt, có rượu tây, nhưng ông không ăn, dùng chân đá đổmâm cơm và chửi thẳng vào mặt bọn cướp nước.
Sau khi giặc Pháp rút đi, bà con trogn vùng đã tậptrung làm lễ an táng ông rất trọng thể. Nguyễn Văn Tiến hy sinh ở tuổi 35, ôngchết đi nghĩa quân mất 1 người chỉ huy tài năng, đồng bào mất đi 1 người bạn,người thầy giàu lòng ưu ái, 1 tấm gương tận trung với nước, tận hiếu với dân.
Hình ảnh bất tử của người anh hùng chống Pháp vẫn sốngmãi trong lòng mọi người dân trong vùng. Hàng năm, đồng bào xã Mỹ Lệ cứ đếnngày 3 tháng 10 âm lịch để tổ chức giỗ ông, chăm lo sử sang phần mộ 1 cách thântình chu đáo.
Mộ và đền thờ ông ở cách Chợ Trạm 200m, thuộc xã Mỹ Lệtrên mộ chỉ có ghi dòng chữ: “Việt Nam Ái Quốc Tổng lãnh Binh Nguyễn Văn Tiến,sinh năm 1848, Vị Quốc Vong Thân ngày 3 tháng 10 năm Quí Mùi, tức 22/11/1883”.
IV. Loại di tích:
Mộ và đền thờ Nguyễn Văn Tiến là loại di tích:
LƯU NIỆM DANH NHÂN LỊCH SỬ
V. Khảo tả di tích:
1. Vài nét về địa lý hành chánh xã Mỹ Lệ:
Mỹ Lệ có diện tích 1203 he1cta, chiều dài khoảng 8km,chiều rộng của xã 6km.
Dân số hiện nay 11.875 người.
Địa hình xã được cắt ngang bởi sông Rạch Đào, từ ấp 4Kinh Xóm Bồ và sông Nha Đam từ Tân Lân đến ấp 4.
– Đông giáp xã Long An – Cần Giuộc.
– Tây giáp xã Tân Trạch – Cần Đước
– Bắc giáp xã Thuận Thành – Cần Giuộc
– Namgiáp xã Tân Lân – Cần Đước
2. Điều kiện kinh tế tự nhiên:
Xã có 2 trục lộ giao thông chính: liên tỉnh lộ 18 từBình chánh – Gò Đen đến Cần Đước.
Liên tỉnh lộ 50 – Cần Đước – Thành phố HCM.
Đặc điểm xã nằm giữa vùng thượng và vùng hạ Cần Đướccó 2 khu vực dân cư chính: Chợ Đào, Chợ Trạm, có vùng lúa gạo đặc sản nổi tiếngChợ Đào hơn 400 hécta.
Diện tích canh tác 887 ha có hệ thống kinh nội đồngtưới tiêu phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp 2 vụ lúa chính và hoa màu.
Nhìn chung ổn định tốt đời sống kinh tế cho nhân dânđịa phương.
Di tích nằm trên khu đất rộng có 650m2 xungquanh ở 2 bên là đường hào sâu và lác đác có vài loại cây gỗ to như: me, keo…cổng đền được xây dựng bằng 2 trụ xi măng cao 2m, rộng 1,5m, chóp đầu hình hoasen. Ngoài cổng chính còn có cổng phụ nằm về bên phải cũng là 2 trụ xi măng cao1,5m, rộng 1m.
Qua khởi công, về phía bên phải mặt tiền lăng, từngoài nền lăng 1m và lũi về phía sau nền mặt tiền khoảng 1,2m, với tường bằngxi măng có diện tích 1,85 x 1,5, cao 3m. Đây là miếu thờ do Ban Hội hương quảnlý lăng xây dựng vào năm 1970.
Về bên trái là 1 đài bằng xi măng căn gạch bông 2 màuđỏ, trắng theo hình tháp nhọn, nền có diện tích 1,8 x 1,8m, cao 3,4m. Đài nằmcách nền lăng 0,8m. Bốn mặt đài có ghi các câu “Vị Quốc Vong Thân” và “Chiến SĩTrận Vong” đối với nhau bằng chữ hán khắc vào nền xi măng. Theo các cụ già địaphương, đài được xây dựng để tưởng niệm các chiến sĩ đã theo Tổng lãnh BinhNguyễn Văn Tiến chiến đấu chống Pháp.
Chính giữa mặt tiền của Lăng là phần mộ của Tổng lãnhBinh Nguyễn Văn Tiến. Mộ được xây bằng xi măng kiểu tường trụ, theo hướng Đôngbắc – Tây nam. Mộ cao khỏi mặt đất 80cm với diện tích 2,2m x 3,4m hướng đầuquay về bắc, mặt trong được chạm chữ “Thần” bằng chữ hán trên nền xi măng phíadưới chân là bia mộ bằng cẩm thạch xung quanh đắp xi măng. Bia rộng 55cm x100cm giữa có ghi “Chi mộ Việt Nam Ái Quốc Tổng lãnh Binh, ông Nguyễn Văn Tiến,1848 Vị Quốc Vong Thân ngày 3/10 Quí Mùi tức 22/11/1883, lập mộ ngày 19/2 KỷDậu” bằng chữ quốc ngữ khắc chìm vào nền bia cẩm thạch. Bốn góc mộ có đắp nổihình bông sen bằng xi măng cao 90cm, ở đầu xây vòm mái tượng trưng cao 1,4mrộng 58cm.
Phần mộ hiện nay được xây lại lần thứ 2 do ông NguyễnVăn Giai (Ba Giai) góp kinh phí vào năm 1969. Phần mộ cũ xây vào năm 1959 bằngđá đỏ và nền thấp hơn hiện nay không có mặt bia, vòm mái…
Lăng chính có 4 gian xây dựng theo kiến trúc, Đìnhlàng cổ truyền, mái lợp ngói âm dương, trên giữa mái đắp nổi hình tượng “LưỡngLong Triều Nguyệt” bằng gốm với lớp men xanh đồng.
Gian trước cửa lăng lát nền xi măng, có diện tích 8m x3,5m mái lợp tôn thiết do 3 hàng cột (2-4-4) bằng đá rửa chống đỡ. Ở hai bêncột giữa hàng cuối của gian trước ghi 2 câu đối chữ hán trên giấy hồng đơn nhưsau “Bằng Hữu chí thân nhơn Ái Quốc, Thôn lân tri kỷ địa phương hòa”. Đây làgian dùng để tiếp đón khách từ xa đến nghĩ chân trước khi vào cúng lăng.
Gian chính nền được lát gạch bông hai màu đỏ, trắng códiện tích 7m x 8m (nhiều chỗ đã bị hư hỏng) mái hiên trước của gian chính códiện tích 8m x 1,5m với hàng cột 4 trụ bằng xi măng cao 2,5m và vuông đều 0,2m.Trên 4 cột này mỗi cột có viết câu đối trên giấy hồng đơn tính từ trái qua phảinhư sau:
Câu 1: “Tám phương lê thứ đẳng tri mang
Bốn cõi anh hùng đồng mến đức”
Câu 2: “ Bảo quốc ngừa sanh vi tối lạc
Andân bá kế Tổng hà lao”
Câu 3: “ Ngàn năm vang dội tiếng anh hùng
Muôn kiếp nêu cao gương dũng tướng”
Mặt trước ngăn cách giữa hàng hiên với gian chính điệnlà bức vách bằng gỗ tạp, phía trên phần mái ghi các chữ (từ trái sang phải)“Phong điều vũ thuận” “Tam binh cộng chiêu” “Quốc thế dân an”. Ở hai cột giữanơi gian nữa chính viết “Trung quân hiếu phụ chơn tâm lâm nhân bất bái hà can”,“Nịnh phu gian phụ bất hối nhập điện cúc cung vô ích”.
Gian chính điện với diện tích 8m x 5,6m với 4 cộtchính và 8 cột phụ bằng gỗ. Trên cao, phía trước bục thờ là bức hoành phi lớnbằng gỗ sơn son thiếp vàng dài 2,5m x 0,7m ghi các chữ “Bảo quốc tái dân” bằngchữ hán đại tự. Ở 2 cột chính giữa ghi 2 câu đối trên giấy hồng đơn: “Binh caiđức cả thiên phu hậu trạch ấm toàn dân, Lãnh tụ thiên tài vạn tải rưới hồng ânphù quốc sĩ”.
Bục thờ được đặt ở chính giữa lăng, xây bằng xi măngcao 1,25m rộng 0,75m dài 1,3m. Mặt trước bục thờ quét vôi và vẽ các hoa văntrang trí. Bên trên bục thờ là bức liễn thờ kính bằng sơn son thiếp vàng, khungbằng gỗ sơ xanh dài 1,4m, rộng 1,1m. Liễn thờ được bố trí như sau: phía trên cùngghi 3 chữ “Việt Nam Quốc” giữa là chữ “Thần” đại tự, phía dưới ghi 3 chữ nhỏ:“Thượng đẳng thần”, phía bên trái ghi các chữ: “Thập nguyệt sơ tám nhựt chinhung” (chết ngày mùng 3 tháng 10), bên phải ghi chữ: “Tổng Lãnh Binh NguyễnVăn Tiến Linh vị”. Hai bên là 2 câu liễn sơn son thiếp vàng viết trên mặt kínhốp khung gỗ rộng 0,25m, dài 1,6m ghi: “Khôi khôi phò Việt địa trung hưng” và“Hách hách cư nam thiên thượng đẳng” trên cùng là bức hoành bằng gỗ dài 2,5m,rộng 0,8m ghi các chữ: “Thánh thọ cương” bằng đại từ. Trên bục thờ đặt cácloại: Lưu hương, độc bình, khay đựng đèn… phía trước bục thờ về hai có tạctượng hai con hạc cao 2,5m đứng trên lưng con qui cũng bằng xi măng. Phía trướcbục đặt bàn hương án bằng gỗ cao 1,2m, rộng 1,2m, vuông có chạm hoa văn trangtrí, phía trên đặt một lư hương lớn và hai chân đèn dùng cắm nến. Bàn này dùngđể đặt mâm cổ mỗi khi cúng.
Hai bên bục thờ chính là 2 bục thờ khác cao 1,1m, dài1,1m, rộng 0,75m thờ tả ban, hữu ban. Trên mặt bục đặc lư hương phía trên làkhung gỗ ốp giấy đỏ dài 1m, rộng 0,8m ghi các chữ hán màu đen: “Tả ban cungthỉnh chư vị” và “ Hữu ban cung thỉnh chư vị”.
Về phía tả ban kề bên giá vũ khí tạc tượng ngựa xíchthố bằng xi măng sơn đỏ cao 1,9m, dài 1,8m. Hình dáng ngựa sinh động có yêncương, hàm thiếc… ngựa đặt trên bục xi măng rộng 0,8m, dài 1,2m, cao 0,2m. Phíatrên trước đầu ngựa đặt bàn thờ nhỏ bằng gỗ. Gian tả ban đặt thùng hương tu,ván gỗ…
Gian hậu điện: mái lợp bằng ngói âm dương nền lát gạchbông hai màu trắng đỏ với diện tích 8m x 2,7m. Gian hậu điện kề bên gian Chínhđiện và được ngăn cách bởi bức vách bằng gỗ, có 2 cửa thông cao 2m, rộng 1m.Vách mặt hậu của gian ở khoảng giữa bằng gỗ có khắc chạm hoa văn trang trí đãbị gãy nhiều chỗ.
Chính giữa gian hậu điện là bàn thờ tiên sư bằng giấybọc khung gỗ dài 1m, rộng 0,8m nền đỏ chữ vàng, giữa ghi các chữ hán: “ Tiên sưchư vị”. Phía trái bài vị ghi: “ Ăn (không rõ chữ minh kim nguyệt hiền tâm) ”.Phía phải bài vị ghi “ Lễ nghi thực vô tiên hiền ý”. Trên bàn đặc lư hương.
Bên trái gian hậu điện là bàn thờ cao 1m, dài 1m, rộng0,6m thờ tiên hiền. Hậu hiền với bài vị bằng giấy, khung gỗ, nền đỏ chữ đen,ghi các chữ hán: “Tiền hiền khai khấn, Hậu hiền khai cơ” và bức họa phong cảnhrộng 1,1m, dài 1,35m. Bên phải gian hậu điện đặc bàn thờ tiền vảng, hậu vảng.
Gian phụ điện có diện tích 8m x 6m, nền tráng xi măngmái tôn, cột gỗ, vách dùng bằng tôn.
Nhìn chung lăng vừa theo kiểu kiến trúc đình làng cổtruyền, vừa theo kiểu kiến trúc nhà nông thôn Việt Nam. Các gian gắn liền nhau và bốtrí không được hài hòa lắm. Nhiều gỗ đã bị hư hỏng như: mái, nền, vách… có lẽnguyên nhân chủ yếu là khi xây dựng gấp rút, vội vàng, chủ yếu là hoàn thành đểcó nơi thờ cúng chứ không chú ý đến qui mô xây dựng. Mặt khác, có lẽ do nguồnkinh phí eo hẹp vận động ở nhân dân và nhóm người đứng ra khởi công không amhiểu thấu đáo về xây dựng.
Tuy nhiên ở đây ta vẫn thấy toát lên được lòng kínhtrọng của nhân dân quanh vùng đối với người anh hùng đã xã thân vì đất nước.
VI. Các hiệnvật trong di tích:
– Còn một Tổng lãnh binh: Nguyễn Văn Tiến.
– Toàn bộ khu vực lăng ông, được miêu tả chú thích ởphần khảo tả di tích.
VII. Giá trị lịch sử khoa học, nghệ thuật, văn hóa:
Mộ và đền thờ là di tích nơi lưu niệm danh nhân lịchsử: Nguyễn Văn Tiến người anh hùng chống Pháp, tận trung với nước chiến đấu đếngiọt máu cuối cùng vì độc lập tự do của Tổ quốc. Gương anh hùng ấy đáng đểchúng ta học tập.
Nhìn chung khu di tích mộ và đền thờ Nguyễn Văn Tiếnkhông có giá trí cao về kiến trúc nghệ thuật, vì di tích được xây dựng năm1959, là nơi thờ cúng và tổ chức giỗ Ông của nhân dân địa phương (kiến trúctheo kiểu Đình làng cổ truyền Việt Nam).
VIII. Tình trạng bảo quản di tích:
Hiện trạng của di tích tương đối còn nguyên vẹn vềkiểu dáng kiến trúc. Riêng phần mái và cột bị hư hỏng nặng.
Hiện nay UBND xã Mỹ Lệ đã thành lập Ban quản lý Mộ vàđền thờ để lo việc thờ cúng, tu bổ bảo quản di tích.
Phần nền đã bị sụp lỡ 80%
IX. các phương án bảo vệ và sử dụng di tích:
Đối vớ di tích Mộ và đền thờ Tổng lãnh binh Nguyễn VănTiến, UBND xã Mỹ Lệ đã có phương án qui hoạch, tôn tạo di tích, thành tựu vănhóa của địa phương, cụ thể bằng những công trình như: sửa chữa lại lăng, bia biến cây xanh được xây dựng. Tổ chức trưng bày tưliệu hiện vật về hoạt động của Tổng lãnh binh Nguyễn Văn Tiến.
Di tích sẽ phát huy tác dụng tốt, trong công tác giáodục truyền thống, sau khi quyết định công nhận của UBND tỉnh Long An.
X. Cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích:
Để bảo đảm công việc thực hiện đúng qui định của Pháplệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh ngày31/01/1984 của Chủ tịch HĐND số 4/LCP.HĐND đề nghị UBND tỉnh Long An ra quyếtđịnh công nhận di tích Mộ và đền thờ Nguyễn Văn Tiến, ấp 7, Chợ Trạm, xã Mỹ Lệ,huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
UBND tỉnh Long An đã quyết định công nhận Di tích Mộvà đền thờ Tổng lãnh binh Nguyễn Văn Tiến là di tích lịch sử – văn hóa cấptỉnh./.
DI TÍCH- VĂN HÓA
“ Ngã Tư Rạch Kiến”
-²—
I. Tên gọi của di tích: “ Ngã Tư Rạch Kiến”
Theo cuốn Địa chí Long An thì địa danh Rạch Kiến vềnguồn gốc có hai cách giải thích:
1. Con rạch nơi chảy qua có nhiều tổ kiến, giống nhưcách cấu tạo địa danh; Rạch cá Tre, Rạch Ông, Rạch Tra… ban đầu rạch gắn vớitên người (Rạch ông Kiến và rạch bà Kiến) hay rút gọn thành Rạch Kiến..
2. Năm 1967, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tách 8 xãcủa huyện Cần Đức (Cần Đước) và một xã quận Thạnh Đức (Cần Giuộc) lập thành mộtquận mới lấy tên là quận Rạch Kiến. Tại đây chúng cho xây dựng căn cứ quân sựbao gồm địa phận pháo, khu vực bộ binh Mỹ, chỉ huy Sở hành chánh ngụy, sân baydã chiến. Bên ngoài căn cứ này bao quanh nhiều lớp rào kẻm gai, có bố trí mìnrất kiên cố.
II. Địa điểm phân bố – đường đi di tích:
Khu căn cứ Mỹ tại Rạch Kiến trước đây thuộc xã LongHòa.
Nay là huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Khi di tích nằmrải rác bao quanh thị tứ Rạch Kiến hiện nay.
Có thể đi đến di tích theo đường sau: từ thị xã Tân Anđi theo quốc lộ 1 ngược lên hướng Bắc 20km đến ngã ba gò đen, rẽ phải theohương lộ 16,8km đến ngã tư Xoài Đôi, rẽ phải theo hương lộ 18 khoảng 2km là đếndi tích.
III. Sự kiện nhân vật lịch sử và thuộc tính của di tích:
Ngày 20/12/1966 Đế quốc Mỹ đổ quân xuống tái chiếmRạch Kiến với âm mưu khống chế, đánh phá vùng giải phóng Cần Đước, Cần Giuộchòng tiêu diệt lực lượng cách mạng và cứu vãn tình thế đang ngày càng rệu rãsuy sụp ngụy quân, ngụy quyền ở vùng này.
Mỹ cho máy bay chở công sự thép bê-tông đúc sẵn đến đểxây dựng bãi đáp sân bay, khu bộ binh, sở chỉ huy, khu hành chính ngụy. Xungquanh khu vực này địch còn bố trí 6 lớp kẽm gia bùng nhùng và 3 tuyến bải mìnrất kiên cố.
Từ căn cứ này địch liên tục gắn pháo đi các nơi bất kểngày đêm. Ngày nào chúng cũng tung lực lượng đi càn để tìm cách tiêu diệt lựclượng của ta. Địch sử dụng các chiến thuật như dùng lực lượng dùng lực lượng nhỏchia thành nhiều mũi đánh biệt kích tiến sâu vào vùng căn cứ của ta. Song phổbiến nhất vẫn là cách đánh tấn công ồ ạt dùng pháo, máy bay, bỏ bom bắn phá vàomột điểm ở vùng căn cứ của ta, rồi cho trực thăng đổ quân xuống đánh tơi tả.Nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng và uy hiếp tinh thần quần chúng nhân dân.
Được sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy mà trực tiếplà các đồng chí Tư Thân, Hai Phải, Huyện ủy họp đánh giá tình hình và chủtrương thiết lập một vành đai diệt Mỹ ở Rạch Kiến. Một Ban chỉ huy được thànhlập bao gồm các đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn (Bảy Nguyễn), Nguyễn Văn Nam (SáuNam), Lê Văn Được (Tư Đô Lương) Ban chỉ huy thường đóng ở xã Phước Vân, cũng cókhi đóng ở Long Hòa tại nhà Bà Tư Đức (ấp 1).
Vành đai diệt Mỹ bao gồm 10 xã: Long Hòa, Tân Trạch,Long Trạch là những xã tiếp cận với địch nhất. Rồi đến các xã Long Khê, PhướcVân, Long Sơn, Long Định, Long Cang, Mỹ Lệ, Phước Tuy và 2 xã của huyện CầnGiuộc là Phước Lâm và Thuận Thành.
Lực lượng vỏ trang của huyện lúc này có 7 Trung đội bộđịa phương với quân số trên 200 người ra còn 5 Trung đội du kích liên xã quânsố trên 100. Mỗi xã đều có 1 Trung đội du kích, mỗi ấp có từ 1 đến 3 tổ du kíchmật. Ở Thị trấn Cần Đước có đội biệt động quân số khoảng 20 người. Trong huyệncòn có lực lượng cơ động của Tỉnh thường xuyên đứng chân từ 1 đến 2 tiểu đoàn.
Toàn bộ lực lượng này của ta phải đương đầu với 1 lựclượng lớn về quân sĩ và mạnh về phương tiện vũ khí chiến đấu của địch, gồm có:
– 1 Tiểu đoàn pháo binh bao gồm 4 khẩu cối 106,7mm, 4khẩu pháo 105mm và 6 khẩu pháo 57mm.
– 1 Tiểu đoàn bộ binh
– 1 Đại đội công binh với phương tiện cơ giới hiện đại
– 1 Đại đội trinh sát
– 1 Đại đội máy bay trực thăng và 1 chi đoàn thiếtgiáp gồm 20 xe M 113 và M 118.
Lực lượng của ta được bố trí trên 3 tuyến vành đai nhưsau:
– Tuyến 1: du kích liên xã Long hòa, xã Tân Trạch bố trí hầmchông gài mìn lựu đạn phục kích bắn tỉa địch.
– Tuyến 2: do bộ đội tỉnh và bộ đội địa phương phân tán từng bộphận nhỏ tiêu hao tiêu diệt địch.
– Tuyến 3: Do du kích xã, du kích mật kết hợp với nhân dân bốtrí hầm chông, lựu đạn, tổ ong vò vẻ khắp xã, chuẩn bị địa hình chiến đấu vớiđịch.
Trên vành đai diệt Mỹ ta tổ chức đào khắp các đoạn đêlàm chướng ngại vật cản xe M 113 của địch. Đoạn đường từ ngã tư Xoài Đôi đi ngãtư An Thuận và đoạn đường từ căn cứ Rạch Kiến đi Tân Trạch, Long Sơn là nhữngđoạn đường ta thường gài mìn diệt nhiều xe tăng dọc hai bên sông Đôi Ma đều cógiao thông hào địa hình do ta tác chiến, có bố trí các bải chông mìn diệt địch.Hầm chông còn được ta bố trí ở khắp nơi, trên đường hành quân, ngoài gò mã,đồng ruộng… Trong thôn ấp nhiều công sự cá nhân và đào các giao thông hào bọctheo lộ đất trong xã và liên xã. Mỗi con đường đi vào thôn đều có bố trí cửachiến đấu “trên các ngã đường ta dựng lên các phòng thông tin, các hình nộm,đặt các bảng khẩu hiệu”… những cái đó đều có gài mìn dụ địch để tiêu diệtchúng.
Ta phát động phong trào thi đua diệt Mỹ bất kể già trẻgái trai đều tham gia hưởng ứng phong trào này. Ai cũng tìm mọi cách diệt đượcnhiều địch để đạt danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ. Rất nhiều trường hợp vay mượn nhaunhững xác Mỹ để đạt danh hiệu dũng sĩ và sau đó trả lại sòng phẳng.
Ở vành đai không ngày nào không xãy ra chiến trận.Địch đi càn ta tổ chức chống càn. Địch cho xe cơ giới đi mở đường hành quân cànquét thì ta đào lộ sắp chướng ngại vật gài mìn ngăn bước tiến và tiêu diệtchúng. Địch cho cán gáo đen đổ quân thì ta phục kích sẵn máy bay, bắn tỉa quânđịch “nhảy dù”.
Năm 1966 tại ngã ba Long Sơn lực lượng C315 chống cànvới địch. Ta tiêu diệt 1 Trung đội Mỹ trận này có 1 tên lính Mỹ chết chìm dướihào sâu địch không tìm thấy xác. Khi du kích ta trở lại thu dọn chiến trường đãphát hiện xác tên Mỹ. Huyện ủy đã chỉ đạo các chị em thuộc mũi binh vận khiêngxác tên Mỹ ra chợ Kiến đấu tranh với địch.
Năm 1967 lực lượng tiểu đoàn 1 của ta phối hợp với du kích xã chống càn với 1 tiểu đoàn lính Mỹ có phi cơ yểm trợ, tại ấp 4 xã Phước Tuy trận này ta diệt khoảng 50 tên và bắn rơi 1 máy bay Mỹ.
Năm 1967 lực lượng bộ dội tỉnh kết hợp với bộ đội huyện, C315 diệt gọn 1 đại đội lính Mỹ ở đồn Long Khê làm cho địch phải bỏ luôncăn cứ này.
Bên cạnh đấu tranh vũ trang ta cũng phát triển mạnhmũi binh vận ở khắp các xã vành đai. Lực lượng chủ yếu là chị em phụ nữ, có cảông già, bà lảo. Gặp binh lính người Việt là chị em tuyên truyền khuyên bảochúng, hãy quay súng trở về với cách mạng có những trận càn binh lính ngườiViệt đi đâu là bia đỡ đạn cho Mỹ. Gia đình cha mẹ vợ con lính ra níu kéo ngăncản không chúng tiếp tục nhúng tay vào tội ác. Kết quả trận càn bị phá vỡ khôngthực hiện được. Những khẩu hiệu binh vận thường được đưa ra:
– Anh em binh sĩ không đi trước làm bia đỡ đạn cho Mỹ!
– Mỹ thua về Mỹ anh em binh sĩ về đâu?
– Chông mìn dành cho lính Mỹ
Trên vành đai diệt Mỹ sau 3 tháng đầu ta đã thu đượcnhững kết quả sau:
– Diệt hơn 100 tên Mỹ (không kể quân ngụy)
– Diệt cứ điểm Long Khê cấp đại đội
– Diệt 1 tiểu đoàn quân ngụy ở Phước Lý
– Diệt 20 xe gồm các loại M 113, M 118, Ziếp, GMC
– Bắn rơi 20 máy bay
– Diệt tên thiếu tá quận trưởng Đồng và làm bị thươngtên quận trưởng Bé
Thế trận của vành đai diệt Mỹ là thế trận chiến tranhnhân dân, cho nên cách đánh thật muôn hình muôn vẻ, đơn giản có, phức tạp có.Một người, 3 người cũng làm nên trận đánh, đánh địch bằng nhiều hình thức, đánhbằng tất cả mưu trí và lòng dũng cảm, đánh thế nào cho có hiệu quả nhất đó làphương châm của ta. Mỗi người dân ở vành đai là một chiến sĩ, mỗi cái cây, ngọncỏ, con ong cũng hóa thành vũ khí đánh kẻ thù.
Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến thực sự là dây thòng lọngsiết chặt cổ địch, buộc chúng phải đầu hàng trước cái thế trận kỳ lạ này củachiến tranh ở Việt Nam.
IV. Loại di tích:
Khu căn cứ Mỹ ngụy là loại di tích lịch sử.
V. Khảo tả di tích:
Khu căn cứ quân sự Mỹ ngụy nằm ở trung tâm xã LongHòa, dọc hai bên hương lộ 18, bắt đầu từ ngã ba Đài chiến sĩ (thuộc ấp 5 xãLong Hòa) đến khu vực cầu Đồn (ấp 2 xã Tân Trạch) tháng 12 năm 1966 Mỹ đổ bộquân xuống xây dựng căn cứ này. Ở phía nam chợ Kiến bấy giờ, bọn Mỹ đặt nhữngcái cọc bằng bê-tông (đúc sẵn cho máy bay cở đến) trên mặt ruộng để lót kê nhữngkhẩu pháo khỏi bị lún xuống. Đối diện với khu pháo binh qua hương lộ 18 vềhướng đông là khu bộ binh, thiết giáp hậu cần Mỹ đóng quân. Chúng cho cất hàngloạt những dãy nhà lợp tôn (khoảng 20 dãy) để ở. Nằm giữa hai khu vực này làmột ngôi nhà lớn hơn các dãy xung quanh, đó là ngôi nhà của Ban chỉ huy Mỹ ở.Phía bên ngoài đào một cái giếng và bơm nước lên một cái bồn cao 14m để cungcấp nước cho khu vực này.
Cách ngã tư Long Hòa khoảng 100m về hướng bắc là sânbay dã chiến của Mỹ. Chúng sử dụng luôn lộ 18 làm đường băng và thường xúc quânngay tại đây chở đi càn. Ở trường cấp I Long Hòa bây giờ trước đây là khu vựccâu lạc bộ vui chơi giải trí của bọn Mỹ.
Khu vực hành chính ngụy nằm ở tại trường cấp II LongHòa còn bây giờ. Nhà quận trưởng nằm ở phía nam ngôi trường. Hiện nay ngôi nhàvẫn còn nhưng đã bị hư hỏng. Nhà hình tứ trụ, mái lợp thiết, tường xi măng. Khuvực này gọi là khu Dinh quận. Phía sau khu vực này có 1 cái ao rộng gọi là aoquận. Phía bắc khu Dinh quận, địch cho xây dựng một số bộ phận: Kho tiếp vụ(kho chứa nhu yếu phẩm để cung cấp cho binh lính và vợ con của chúng). Đối vớikho này qua hương 18 là khu gia đình gồm 4 dãy nhà (hiện nay chỉ còn lại nền).Kế bên kho tiếp vụ là chi chiêu hồi (bây giờ là nhà dân). Ngay tại ngã ba giữahương lộ 18 và lộ đá đỏ (địch mở vòng đàng sau Dinh quận) chúng cho xây một Đàichiến sĩ cao khoảng 9m. Phía sau Dinh quận là khu vực đại đội cảnh sát dã chiếnvà bộ phận Ban II đóng ở đây. Đối diện với UBND xã Long Hòa là cục cảnh sát,chính nơi này và ở khu vực Ban II là nơi địch tạm giam, tra khảo đánh đập nhữngngười cách mạng và những người mà chúng tình nghi là Việt cộng.
Bao quanh toàn bộ khu căn cứ là 16 lớp rào kẽm gai,kẽm bùng nhùng, hàng rào B40, và đồng thời bố trí 3 tuyến bãi mìn xung quanhrất lợi hại.
Hàng rào này bít luôn đoạn lộ 18 từ khu vực ngã ba Đàichiến sĩ cho đến Cầu Đồn. Chúng cho làm hai cái cống ở hai cầu này ban đêm đónglại, ban ngày mới mở ra để thông đường.
Nhìn chung toàn bộ khu căn cứ này, bọn Mỹ ngụy đã choxây lên với mục đích phục vụ cho cuộc chiến xâm lược thôn tính miền nam củachúng. Một số cơ sở vật chất được làm sẵn chúng cho chở đến lắp ráp lên rấttiện lợi. Cái kiên cố của địch không phải là các công trình xây dựng bên trongnhư nhà cửa mà là ở các lớp rào bao quanh và các tuyến bải mìn được bố trí đểphòng vệ còn sức mạnh của chúng để uy hiếp đối phương là quân đông, là vũ khívà phương tiện chiến tranh dồi dào hiện đại.
VI. Các hiện vật trong di tích:
Hiện nay khu di tích còn lại 4 ụ pháo nằm trên mặtruộng ở khu pháo binh trước đây. Các ụ pháo được đúc sẵn bằng bê-tông, địch chở đến chỉ việc đặt lên để kêcác khẩu pháo cho khỏi lún xuống đặt mỗi khối cao 9m, các cạnh là 3,7m.
VII. Giá trị của di tích:
Khu di tích căn cứ Mỹ ngụy tại Rạch Kiến có giá trịchủ yếu về mặt lịch sử. Nó gắn liền với một sự kiện nổi tiếng “Vành Đai diệt Mỹở Rạch Kiến” thời kỳ 1966 – 1970. Địch đã tập trung một lực lượng lớn và nhữngphương tiện chiến đấu hiện đại ở đây với mục đích phá phong trào cách mạng,bình định vùng Cần Đước, Cần Giuộc. Đế quốc Mỹ tưởng rằng với sức mạnh ấy chúngcó thể đè bẹp lực lượng cách mạng. Nào ngờ chúng đã bị bao vây thắt chặt bởicái “Vành đai” thần kỳ của nhân dân ta. Và cuối cùng chúng đã phải rút lui vôđiều kiện, bỏ lại những cơ sở “cái xác” của âm mưu bình địn