Trong tiếng Anh, động từ (Verbs) là một phần cực kỳ quan trọng của câu. Thực tế cho thấy, chúng ta không thể tạo nên một câu mà thiếu mất động từ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định nghĩa của động từ và những loại động từ khác nhau trong tiếng Anh. Bắt đầu thôi nào!
Động từ là gì?
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu định nghĩa của động từ:
Động từ (Verbs) là các từ hoặc cụm từ được sử dụng để diễn tả hành động (action) hoặc trạng thái (state)
Ví dụ: Làm (do), chơi (play), đi bộ (walk), lo lắng (worry),…
Các loại động từ trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, dựa trên các tiêu chí khác nhau, chúng ta có thể chia các động từ thành nhiều loại khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu ba loại chính của động từ, bao gồm: ngoại động từ (transitive verbs) và nội động từ (intransitive verbs), động từ có quy tắc (regular verbs) và bất quy tắc (irregular verbs), trợ động từ (auxiliary verbs) và động từ thường (ordinary verbs).
1. Ngoại động từ và nội động từ
1.1. Ngoại động từ (transitive verbs)
Ngoại động từ là những động từ diễn tả các hành động tác động trực tiếp lên người hoặc vật. Nói cách khác, ngoại động từ thường được theo sau bởi danh từ hoặc đại từ làm tân ngữ trực tiếp.
Lấy ví dụ trong một quán cà phê, khi chúng ta yêu cầu người phục vụ mang đến một ly cà phê cho chúng ta: Please bring coffee. Thì động từ “bring” chính là một ngoại động từ. Điều này có nghĩa là nếu không có đối tượng là cà phê, câu sẽ không đủ ý nghĩa. Người phục vụ sẽ không biết chúng ta muốn mang gì cho chúng ta.
Dưới đây là một số ví dụ khác:
- Could you phone the neighbors? (bạn có thể gọi điện cho những người hàng xóm không?)
- I caught a cold. (tôi đang bị cảm lạnh)
- She loves rainbows. (Cô ấy thích cầu vồng)
1.2. Nội động từ (intransitive verbs)
Nội động từ diễn tả hành động dừng lại ở người nói hoặc người thực hiện hành động đó. Nội động từ không cần có tân ngữ trực tiếp theo sau.
Ví dụ:
- Birds fly.
- She sang.
- He swim.
Các động từ fly, sing, swim không cần tân ngữ theo sau để câu hoàn chỉnh từ mặt nghĩa và tất cả chúng có thể dùng để kết thúc câu. Một số nội động từ phổ biến khác bao gồm hesitate (do dự), lie (nói dối), pause (dừng lại), sleep (ngủ),…
1.3. Một số lưu ý
Nhiều động từ có thể vừa là ngoại động từ vừa là nội động từ, nghĩa là ý nghĩa của chúng có thể thay đổi.
Ví dụ:
- We lost – nội động từ
- We lost this match – ngoại động từ
- They grow flowers in the garden – ngoại động từ
- Flowers grow in the garden – nội động từ.
Trong câu, nội động từ có thể có tân ngữ theo sau. Tuy nhiên, thường là tân ngữ của giới từ chứ không phải tân ngữ trực tiếp của nội động từ.
Ví dụ:
- John walked across the street. (John đi ngang qua đường) – the street không phải là tân ngữ của động từ walk. Chúng ta không nói “walk the street”.
- Let’s talk about your story. (Hãy nói về câu chuyện của bạn) – tương tự, story không phải là tân ngữ của động từ talk. Chúng ta không nói “let’s talk your story”.
2. Động từ có quy tắc và động từ bất quy tắc
2.1. Động từ có quy tắc (regular verbs)
Động từ có quy tắc là những động từ mà hình thức quá khứ đơn và quá khứ phân từ được tạo thành bằng cách thêm đuôi -ed vào động từ nguyên thể.
Ví dụ:
- work worked worked
- invite invited invited
- dance danced danced
2.2. Động từ bất quy tắc (irregular verbs)
Động từ bất quy tắc là những động từ mà hình thức quá khứ đơn và quá khứ phân từ được tạo thành không tuân theo quy tắc nhất định nào. Hình thức quá khứ đơn và quá khứ phân từ của các động từ này được liệt kê trong bảng động từ bất quy tắc và người học phải học thuộc bảng động từ này để sử dụng.
Ví dụ:
- run ran has run
- grow grew has grown
- tell told has told
3. Trợ động từ và động từ thường
3.1. Trợ động từ (auxiliary verbs)
Trợ động từ là những động từ giúp tạo ra các dạng khác nhau của động từ. Khi đóng vai trò trợ động từ, những từ này không có ý nghĩa cụ thể. Chính các trợ động từ này có thể là những động từ chính trong câu. Trợ động từ được chia thành hai nhóm: trợ động từ chính và trợ động từ khuyết thiếu.
- Trợ động từ chính bao gồm “be, do, have”
Infinitive | Present Tense | Past Tense | Participle |
---|---|---|---|
To be | Am, is, are | Was, were | Been |
To do | Do, does | Did | Done |
To have | Have, has | Had | Had |
Trợ động từ cơ bản giúp tạo nên các thì, thể và để thành lập câu phủ định hoặc câu hỏi.
- “Be” được thêm vào động từ khác để tạo thành thể tiếp diễn hoặc bị động.
Ví dụ:
-
The children are playing in the yard. (Bọn trẻ đang chơi trong sân).
-
The computer was broken. (Cái máy tính đã bị hỏng).
-
“Do” được sử dụng để thành lập câu hỏi, câu phủ định và dạng nhấn mạnh của các động từ không có trợ động từ.
Ví dụ:
-
Do you teach at this school? (Bạn dạy ở trường này hả?)
-
She didn’t go to the Church last night. (Cô ấy không đi nhà thờ tối qua).
-
“Have” được sử dụng để tạo thể hoàn thành.
Ví dụ:
- I have read this book.
- We had used that phone for 5 years before it broke.
Ngoài ra, “be, do, have” cũng được sử dụng như những động từ thường.
-
He is good. (Anh ấy là người tốt)
-
I do nothing. (Tôi không làm gì cả)
-
Trợ động từ khuyết thiếu
Là những động từ không chỉ hành động mà còn giúp bổ sung ý nghĩa cho động từ chính, bao gồm những từ: can, could, may, might, must, have to, ought to, should, had better, will, would, shall. Trợ động từ khuyết thiếu không được chia ở ngôi thứ ba số ít (vd: he can swim – không dùng “he cans swim”).
Chúng ta không sử dụng trợ động từ trong câu hỏi, câu phủ định, câu hỏi đuôi có trợ động từ khuyết thiếu.
Ví dụ:
- Can you swim? – không dùng Do you can swim?
Các động từ theo sau các trợ động từ tình thái luôn ở dạng nguyên thể không có “to”.
Ví dụ:
- You must drive more carefully. (Bạn phải lái xe cẩn thận hơn)
- She should get up early. (Cô ấy nên dậy sớm hơn).
3.2. Động từ thường (ordinary verbs)
Động từ thường có một số điểm đáng chú ý:
- Khi chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít, động từ phải thêm s/es.
Ví dụ:
-
John plays table tennis with his friend. (John chơi bóng bàn với bạn của anh ấy)
-
Minh walks every morning. (Minh đi bộ mỗi sáng)
-
Câu hỏi và câu phủ định được thành lập bằng cách sử dụng trợ động từ “do”.
Ví dụ:
-
Do you speak English? (Bạn nói tiếng Anh không?)
-
She didn’t receive any message. (Cô ấy không nhận được bất kỳ tin nhắn nào)
-
Sau động từ thường, có thể là một động từ nguyên mẫu với “to”, một động từ nguyên mẫu không “to” hoặc một danh từ động từ.
Ví dụ:
- I hope to see you soon. (Tôi hy vọng sẽ gặp bạn sớm)
- He enjoyed collecting stamps. (Anh ấy thích sưu tầm tem)
Đó là các kiến thức về động từ và những cách phân loại động từ phổ biến nhất. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc chưa hiểu điều gì, hãy để lại bình luận phía dưới. LADEC sẽ cố gắng giúp đỡ bạn.